Các truyện ngắn hay cho thiếu nhi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em Việt Nam. Dưới đây là một số các truyện ngắn hay cho thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa hay và ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Truyện ngắn là gì?
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
2. Ý nghĩa của truyện ngắn cho thiếu nhi:
Truyện ngắn dành cho thiếu nhi từ lâu đã trở thành một phần tuổi thơ không thể thiếu của mỗi đứa trẻ từ xưa đến này. Từ xưa kia, khi đời sống vật chất còn nghèo nàn, những câu chuyện ngắn trong những cuốn truyện dường như là xa xỉ nhưng không phải vì vậy mà nó không được trẻ em biết đến, ngược lại nó vẫn được lan truyền một cách rộng rãi qua phương thức truyền miệng. Ngày nay, trẻ em lại càng dễ dàng được tiếp xúc không chỉ là những câu chuyện qua lời kể của ông bà, cha mẹ, hay thầy cô, mà còn có thể từ chính những cuốn truyện hấp dẫn kèm những hình ảnh thú vị mà các em có. Trải qua thời gian, truyện ngắn cho thiếu nhi lại càng khẳng định được ý nghĩa vai trò của mình.
Trước hết, truyện ngắn có ý nghĩa như là một loại hình giải trí bổ ích cho trẻ em. Những câu chuyện lí thú, tình huống truyện hấp dẫn, những hình ảnh sống động kèm theo những câu chuyện, những nhân vật gần gũi quen thuộc với các em trong câu chuyện đã phần nào giúp các em được thỏa sức đam mê giải trí
Mặt khác truyện ngắn cho thiếu nhi còn có giá trị, ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn. Từ những câu chuyện mà các em được nghe, các em sẽ rút ra được bài học quý giá cho bản thân mình, ghi nhớ những tình huống tương tự để áp dụng vào chính bản thân trong đời sống hằng ngày. Việc xem những hình ảnh, lắng nghe những thông tin trong truyện còn giúp các em phát triển trí não, vốn hiểu biết của mình.
3. Các truyện ngắn hay cho thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa:
3.1. Sư tử và chú chuột nhắt:
Truyện ngắn thiếu nhi Sư tử và chuột mở đầu bằng hình ảnh chúa tể sơn lâm đang chợp mắt dưới tán cây xanh mát. Bỗng từ đâu một chú chuột nhắt xuất hiện làm phiền giấc ngủ sư tử. Sư tử thức giấc và khá tức giận, lập tức vồ ngay lấy chuột nhắt. Chuột bèn van xin sư tử tha chết:
– Xin ngài đừng ăn thịt tôi! Nếu thả tôi ra, một ngày nào đó tôi nhất định sẽ trả ơn ngài.
Sư tử cười nhạo rồi tha cho chuột đi.
Thế rồi một ngày, sư tử chẳng may lọt vào bẫy của những thợ săn. Dù cố vùng vẫy cách mấy nó cũng không sao thoát khỏi tấm lưới quái ác. Cùng lúc ấy, chú chuột vô tình đi ngang và nhận ra vị ân nhân của mình. Chuột nhanh chóng gặm rách tấm lưới. Nhờ vậy mà chúa sơn lâm đã thoát nạn. Sau đó, cả hai nhanh tức tốc chạy vào rừng sâu.
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Sư tử và chú chuột nhắt: Làm việc tốt thì không bao giờ thiệt.
3.2. Chó sói và cậu bé chăn cừu:
Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể về cậu bé nọ sống cùng cha trong một ngôi làng. Công việc của cậu là chăn bầy cừu giúp cha mình. Hằng ngày, cậu đưa bầy cừu lên sườn đồi để chúng gặm cỏ, chiều đến lại lùa cừu về. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại nên cậu không mấy vui vẻ.
Một ngày nọ, cậu nảy ra ý tưởng trêu đùa mọi người và liền hét to:
– Sói! Sói! Có chó sói…
Tiếng la ấy làm kinh động đến những người trong làng và họ liền đổ xô chạy ra để đuổi bọn sói. Khi đến nơi, mọi người mới vỡ lẽ rằng chẳng có con sói nào cả. Biết mình bị lừa, mọi người ai nấy trở về nhà trong sự bực dọc.
Nhưng rồi điều không may đã xảy ra với cậu bé kia khi bỗng một ngày, lũ sói từ đâu xuất hiện và tấn công đàn cừu. Cậu bé kêu cứu nhưng không một ai đáp lại. Bởi lẽ, mọi người nghĩ rằng, hẳn đây là một trò đùa tai quái của cậu nên chẳng ai bận tâm. Kết cuộc là cậu bé ấy đành bất lực chứng kiến bầy cừu trở thành bữa ăn của đàn sói hoang tàn độc.
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi Chó sói và cậu bé chăn cừu: Được xếp là một trong những truyện ngắn thiếu nhi hay, chó sói và cậu bé chăn cừu mang đến cho bé một bài học: hãy luôn luôn trung thực trong mọi tình huống.
3.3. Rùa và Thỏ:
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua.
Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua.
Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua
Bài học rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ: Sống phải biết cố gắng nỗ lực và không nên xem thường người khác, tự kiêu tự đại nếu không sẽ chuốc lấy thất bại.
3.4. Cô bé quàng khăn đỏ:
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:
– Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:
– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?
Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:
– Này, cô bé đi đâu thế?
Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:
– Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.
Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:
– Nhà bà ngoại cô ở đâu?
– Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.
Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.
Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:
– Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?
Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…
– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.
– Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;
– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?
– Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp
– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?
– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.
Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:
– Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?
– Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.
Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn Đỏ đáng thương.
Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. May sao, lúc đó bác thợ săn đi ngang thấy thế. Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:
– Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.
Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Bài học rút ra từ câu truyện cô bé quàng khăn đỏ: Phải nghe lời mẹ dặn, giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân mình đồng thời khẳng định người tốt sẽ gặp may mắn, người xấu xa sẽ phải gặp quả báo