Đô thị được coi như một nền kinh tế quốc dân thu nhỏ với các hoạt động kinh tế tương đối độc lập và được giới hạn về mặt hành chính, góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dưới đây là bài viết về chủ đề: Các đô thị nước ta hiện nay hầu hết đều phân bố ở?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Các đô thị nước ta hiện nay hầu hết đều phân bố ở?
A. Miền Bắc
B. Vùng trung du và bán bình nguyên
C. Vùng đồng bằng, ven biển
D. Miền Nam.
Đáp án đúng là C
2. Đặc điểm các đô thị ở nước ta hiện nay:
– Tập trung dân cư cao và lao động phi nông nghiệp
Các đô thị là những khu vực có mật độ dân cư cao, nơi mà phần lớn lao động hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt đô thị với các khu vực nông thôn.
– Cơ sở hạ tầng phát triển
Các đô thị có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển bao gồm hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện lực, viễn thông và các dịch vụ công cộng khác. Hạ tầng phát triển là nền tảng quan trọng để hỗ trợ hoạt động kinh tế và cải thiện chất lượng sống của cư dân đô thị.
– Chức năng kinh tế – xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành có chức năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho cả nước hoặc một vùng lãnh thổ. Đây là nơi tập trung các hoạt động kinh tế quan trọng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và dịch vụ.
– Phân loại đô thị
Dựa trên các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số, và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, các đô thị ở Việt Nam được phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể, mạng lưới đô thị hiện nay được chia thành 6 loại từ nhỏ đến lớn, gồm:
Đô thị loại đặc biệt: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đô thị loại I: Có 20 đô thị.
Đô thị loại II: Có 31 đô thị.
Đô thị loại III: Có 43 đô thị.
Đô thị loại IV: Có 85 đô thị.
Đô thị loại V: Có 672 đô thị.
– Sự phân bố không đồng đều
Sự phân bố đô thị không đồng đều trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về phát triển kinh tế và hạ tầng giữa các khu vực.
– Cơ sở hạ tầng còn hạn chế
Mặc dù có sự phát triển, cơ sở hạ tầng của các đô thị ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực. Nhiều đô thị vẫn đối mặt với các vấn đề như giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội chưa đồng bộ.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Các đô thị nước ta hiện nay:
A. có sức hút đối với các nguồn đầu tư.
B. chỉ quan tâm đến hoạt động du lịch.
C. hầu hết đều phân bổ ở dọc ven biển.
D. đều là các trung tâm công nghiệp lớn.
Đáp án: A
Câu 2: Đâu không phải đặc điểm của các đô thị nước ta hiện nay:
A. Tập trung dân cư cao và lao động phi nông nghiệp.
B. Có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.
C. Hầu hết đều phân bổ ở miền núi.
D. Sự phân bố không đồng đều.
Đáp án: C
Câu 3: Dân số tập trung chủ yếu ở các độ thị lớn vì:
A. Có cơ hội việc làm B. Điều kiện sống thoải mái, không áp lực
C. Vùng nông thôn thiếu thốn D. Tất cả đều sai.
Đáp án: A
Câu 4: Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập chung nhiều nhất ở:
A. Liên bang Nga B. Hoa Kì, Ôxtrâylia
C. Các nước Đong Âu D. Anh và một số nước Tây Âu khác
Đáp án: B
Câu 5: Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm:
A. Là cơ cấu dân số trẻ
B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa
C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa
D. Là cơ cấu dân số già
Đáp án: C
Câu 6: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “ Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là:
A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số
B. Số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số
C. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số
D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số
Đáp án: C
Câu 7: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Đáp án: A
Câu 8: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên
Đáp án: B
Câu 9: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng:
A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm
B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm
Đáp án: B
Câu 10: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do:
A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại
B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau
C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng
D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau
Đáp án: D
Câu 11: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do:
A. Quy mô dân số giảm
B. Dân số có xu hướng già hóa
C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm
Đáp án: C
Câu 12: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rất lớn đến:
A. Việc sử dụng lao động
B. Mức gia tăng dân số
C. Tốc độ đô thị hóa
D. Quy mô dân số của đất nước
Đáp án: A
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta ?
A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng
Đáp án: B
Câu 14: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?
A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế – xã hội
B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường
C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội
Đáp án: C
Câu 15: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến:
A. mức gia tăng dân số
B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc
C. Cơ cấu dân số
D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
Đáp án: D
Câu 16: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức:
A. Dưới 100 người/km2 B. Từ 101 – 200người/km2
C. Từ 201 – 500 người/km2 D. Trên 500 người/km2
Đáp án: A
Câu 17: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia
B. Dải ven biển
C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu
D. Vùng bán đảo Cà Mau
Đáp án: C
Câu 18: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây
B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh
C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2
D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.
Đáp án: B
THAM KHẢO THÊM: