Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế do có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư trong và ngoài nước nhờ những điều kiện thuận lợi như cơ sở hạ tầng phát triển tốt, dân cư lao động đông, tập trung nhiều tiềm lực thuận lợi cho phát triển kinh tế. Mời các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Các đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chủ yếu do?
A. Có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng khá tốt
C. Thị trường tiêu thụ rộng, mức sống cao
D. Quy mô dân số lớn, lao động có kĩ thuật
Đáp án đúng: A
Đô thị nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế do có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư trong và ngoài nước nhờ những điều kiện thuận lợi như cơ sở hạ tầng phát triển tốt, dân cư lao động đông, tập trung nhiều tiềm lực thuận lợi cho phát triển kinh tế.
2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các đô thị nước ta:
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết năm 2023, Việt Nam thu hút được 39.140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 468,917 tỷ USD. Trong số đó, 10 địa phương thu hút nhiều FDI nhất, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Long An và Quảng Ninh. Dẫn đầu trong top 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 12.398 dự án, có tổng vốn đăng ký 57,632 tỷ USD, chiếm 31,67% tổng số dự án FDI cả nước và gần 13% tổng vốn đăng ký. Xếp thứ 2 là Hà Nội với 7.363 dự án, có tổng vốn đăng ký 41,170 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng số dự án và 8,77% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Xếp vị trí thứ 3 trong số các địa phương thu hút nhiều FDI là Bình Dương với 4.217 dự án và 40,4 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng số dự án và 8,6% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Riêng trong năm 2023, Việt Nam thu hút được 36,6 tỷ USD vốn ngoại; trong đó những địa phương dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm. Top 10 địa phương thu hút FDI thấp nhất của Việt Nam tính lũy kế đến năm 2023, bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Gia Lai, Sơn La, Cà Mau, Tuyên Quang và Đồng Tháp.
Trong số đó, theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên chỉ thu hút được 1 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký rất nhỏ, chỉ lần lượt 1,5 triệu USD và 3 triệu USD.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI thời gian qua vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, ví dụ như cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Càng ngày vai trò của Việt Nam trong dòng chảy FDI toàn cầu càng được nâng lên. Việt Nam không chỉ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với số vốn FDI đăng ký năm 2023 đạt khoảng 36,6 tỷ USD, tăng trên 32%, mà còn chủ động, tích cực đầu tư ra bên ngoài, sang cả các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada… và trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới.
Cùng với đó, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, Kinh tế Số, Tăng trưởng Xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành kinh tế mới như sản xuất chíp, bán dẫn, nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài… để phát huy tốt hơn cơ hội từ cạnh tranh chiến lược nước lớn, chuyển dịch dòng vốn FDI toàn cầu, các FTA, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện, nhất là với các nền kinh tế lớn.
Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài trong tình hình mới còn nhiều vấn đề cần giải quyết; đó là việc vận dụng, triển khai thực hiện hiệu quả cao nhất Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; đặc biệt, trước những thay đổi của bối cảnh toàn cầu và khu vực, cạnh tranh chiến lược nước lớn, xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Để tăng cường thu hút FDI trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị. Bộ đã chủ trì, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư.
Mặt khác, Bộ này cũng đã chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động của thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu tới thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất giải pháp thu hút, hỗ trợ đầu tư mới áp dụng trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư FDI vào công nghệ chip, bán dẫn, hydrogen xanh.
3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương nước ta:
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế tồn tại, các địa phương cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, chủ động trong định hướng thu hút FDI, định hướng có chọn lọc, trọng tâm và theo từng giai đoạn. Song cần có kế hoạch cụ thể nhằm định hướng sang các lĩnh vực dịch vụ và các khu vực khác ngoài Khu kinh tế và Khu công nghiệp. Các đơn vị được giao lập quy hoạch đẩy nhanh tiến độ lập, trình phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các Khu công nghiệp, phân khu chức năng trong Khu kinh tế làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư. Quá trình lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phải tăng cường rà soát, khắc phục tình trạng chồng chéo, bất cập giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Hai là, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nâng cao chỉ số PCI mà trước mắt tập trung nâng cao chỉ sô được đánh giá thấp là đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: Chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế có FDI đồng thời nâng cao năng lực đào tạo nghề nhằm phát triển đội ngũ công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp FDI.
Tăng cường hỗ trợ dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, sớm hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành, khai thác, cụ thể: hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có nhà đầu tư hạ tầng; đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp để đủ điều kiện thu hút đầu tư. Hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu mở rộng các Khu công nghiệp trong địa phương.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức vận động, xúc tiến đầu tư; triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, với các dự án và đối tác cụ thể, tập trung vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao để thu hút nhiều hơn nữa các dự án FDI quy mô lớn. Phối hợp với các bộ ngành Trung ương chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư trên địa bàn địa phương.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn, giám sát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấm dứt hoạt động trước thời hạn đối với các dự án vi phạm quy định Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai.
THAM KHẢO THÊM: