Đặc trưng của văn hoá kinh doanh? Một số ví dụ minh họa về văn hoá kinh doanh?
Văn hóa chính là yếu tố cốt lõi, là một nền tảng cho sự tồn tại bền vững của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, dân tộc. Nếu nói văn hóa chính là nền tảng tinh thần nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội thì đối với văn hóa kinh doanh lại chính là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Vậy đặc trưng của văn hoá kinh doanh bao gồm những gì? Một số ví dụ minh hoạ cho văn hoá kinh doanh?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đặc trưng của văn hoá kinh doanh:
Trước khi tìm hiểu về đặc trưng của văn hoá kinh doanh thì trước tiên ta phải biết được “văn hoá kinh doanh là gì”. Văn hoá chính là sản phẩm của con người và được tạo ra trong quá trình lao động, nó được chi phối bởi một môi trường và tính cách của từng tộc người. Theo đó, nhờ có văn hóa mà con người đã trở nên khác biệt so với với những loài động vật khác và cũng chính vì do được chi phối bởi môi trường xung quanh và do tính cách của từng tộc người thế nên văn hóa ở mỗi tộc người thì sẽ có những đặc trưng riêng.
Từ khái niệm “văn hoá” trên thi ta có thể hiểu văn hoá kinh doanh chính là toàn bộ những nhân tố văn hóa mà được các chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích là tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó.
Văn hóa kinh doanh chính là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù tồn tại trong xã hội, nó là một bộ phận của một nền văn hóa dân tộc, xã hội. Chính vì thế mà nó cũng mang những đặc trưng chung của văn hóa, cụ thể những đặc trưng đó là:
– Mang tính tập quán: Hệ thống những giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định các hành vi được hay là không được trong một xã hội cụ thể. Các tập quán này sẽ cần được khuyến khích và cần được phát triển bởi nó có mang những nét văn hóa tốt đẹp của đất nước cũng như mang lại văn hoá tốt đẹp của doanh nghiệp.
– Mang tính cộng đồng: Văn hóa kinh doanh bao gồm có các hoạt động mang tính chất đặc trưng với mục tiêu là lợi nhuận và đáp ứng được các yêu cầu của những khách hàng. Chính vì vậy mà văn hoá kinh doanh không thể tự tồn tại mà nó như là một sự quy ước chung trong một cộng đồng xã hội mà những thành viên trong một cộng đồng người cùng phải tuân theo một cách rất tự nhiên và không ép buộc.
– Mang tính dân tộc: Đây là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh, bởi vì bản thân văn hoá kinh doanh chính là một bộ phận có nằm trong văn hoá dân tộc. Khi những giá trị của văn hoá dân tộc đã được thẩm thấu vào trong tất cả những hoạt động kinh doanh thì sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và tạo nên những cảm nhận chung của những người có làm kinh doanh trong cùng một dân tộc.
– Mang tính chủ quan: Đặc trưng này được thể hiện thông qua những việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, có những đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và cùng một hiện tượng kinh doanh.
– Mang tính khách quan: Do đã được hình thành trong toàn quá trình với sự tác động của những nhân tố bên ngoài như là xã hội, lịch sử, hội nhập,…cho nên tính khách quan sẽ tồn tại với chính các chủ thể kinh doanh. Có các giá trị của văn hoá kinh doanh buộc các chủ thể kinh doanh sẽ phải chấp nhận chứ họ không thể biến đổi chúng theo những ý muốn chủ quan.
– Mang tính kế thừa: Ở trong quá trình kinh doanh thì mỗi thế hệ sẽ có cộng thêm những đặc trưng riêng biệt của mình vào trong hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi thực hiện truyền lại cho các thế hệ sau. Và thời gian qua đi thì dưới sự sàng lọc sẽ làm cho những giá trị của những văn hoá kinh doanh sẽ trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn
– Mang tính tiến hóa: Trong hoạt động kinh doanh thì rất sôi động và ở hoạt động này luôn luôn thay đổi, chính vì thế mà văn hoá kinh doanh với tư cách chính là bản sắc của các chủ thể cũng luôn phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với chính trình độ kinh doanh và phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt là ở trong thời đại hội nhập thì việc giao thoa với những sắc thái kinh doanh của những chủ thể khác nhằm để trao đổi và tiếp thu những giá trị tiến bộ là điều tất yếu
– Mang tính học hỏi: Các giá trị có thể sẽ được hình thành từ những kinh nghiệm khi xử lý những vấn đề, từ kết quả của chính quá trình nghiên cứu hoặc là được tiếp nhận ngay trong quá trình giao lưu với những nền văn hoá khác. Tất cả những giá trị đó đã được tạo nên là bởi tính học hỏi. Như vậy, ngoài những giá trị mà được kế thừa thì tính học hỏi sẽ giúp cho văn hoá kinh doanh có được các giá trị tốt đẹp được từ các chủ thể và những nền văn hóa khác
Tuy nhiên, kinh doanh lại là một hoạt động mà có những nét khá khác biệt so với những hoạt động khác vì thế mà nên ngoài những đặc trưng trên thì văn hoá kinh doanh sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt nhằm để phân biệt với những văn hoá ở các lĩnh vực khác, những nét đặc trưng đó được biểu hiện như sau:
– Văn hóa kinh doanh sẽ chỉ hình thành khi có nền sản xuất hàng hoá phát triển mà đến mức kinh doanh sẽ trở thành một hoạt động phổ biến và trở lên chính thức và trở thành một nghề. Và tới một lúc nào đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới gọi là doanh nhân. Cũng chính vì vậy mà ở bất kỳ một xã hội nào cũng sẽ có hoạt động kinh doanh và đều có văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh được hình thành như một hệ thống giá trị, một cách cư xử đặc trưng ở trong lĩnh vực kinh doanh.
– Văn hoá kinh doanh cũng phải phù hợp với các trình độ kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Văn hoá kinh doanh chính là sự thể hiện tài năng, thể hiện phong cách và thể hiện thói quen của những nhà kinh doanh. Chúng ta không thể nào phê phán các nền văn hoá của những quốc gia khác là tốt hay là xấu, ta không thể nhận xét các văn hoá kinh doanh của các chủ thể là hay hoặc là dở, vì văn hoá kinh doanh sẽ luôn luôn phù hợp với những trình độ phát triển của kinh doanh. Do đó, cần phải học cách chấp nhận và cần phải học hỏi văn hoá kinh doanh của những chủ thể khác nhau trên thị trường nhằm để có thể hợp tác, được hội nhập và phát triển trong một môi trường toàn cầu hoá hiện nay.
2. Một số ví dụ minh họa về văn hoá kinh doanh:
Ví dụ 1: Văn hoá doanh nghiệp của Google
Nếu nói về văn hóa doanh nghiệp thì không thể bỏ qua văn hoá doanh nghiệp của Google. Văn hoá doanh nghiệp của Google được thể hiện qua các buổi ăn miễn phí, về hoa hồng tài chính, các kỳ nghỉ của nhân viên, các tiệc tùng cho nhân viên, phòng tập Gym cho nhân viên… và nhiều chế độ điều tuyệt vời khác.
Các nhân viên ở đây được mọi người biết đến là những người tài năng xuất chúng hàng đầu của thế giới. Bởi vì Google phát triển mạnh mẽ thế nên doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng thêm nhiều các chi nhánh tại những quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, Google vẫn có những phản hồi từ nhân viên của họ rằng nhân viên của họ bị stress bởi vì làm việc ở một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp ở đây chưa giúp cho họ cân bằng được giữa cuộc sống và công việc của họ. Qua văn hoá kinh doanh của Google thì ta có thể hiểu ngay cả văn hóa tốt nhất thì cũng có thể thay đổi nhằm mục đích là đáp ứng được các lợi ích phát triển của công ty. Nếu văn hóa kinh doanh thành công sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Ví dụ 2: văn hoá doanh nghiệp của Facebook
Facebook là một trong những doanh nghiệp rất phát triển với một văn hóa độc nhất. Nó được thể hiện trong việc công ty đã cũng cung cấp đồ ăn, tạo không gian làm việc mở, bàn luận trực tiếp, thực hiện giặt là tại văn phòng… nhằm giúp cho nhân viên học hỏi, phát triển. Tuy nhiên, cũng giống như Google thì doanh nghiệp này cũng mắc vấn đề tương tự đó là phản án từ nhân viên Facebook thì môi trường cạnh tranh ở đây cũng đã dẫn tới tình trạng stress. Và để có thể xử lý với thách thức kể trên thì Facebook cũng đã xây dựng nhiều toà nhà riêng, phòng hội thảo và những khu vực ngoài trời vào giờ nghỉ cho nhân viên. Đặc biệt, các lãnh đạo ở đây (kể cả là CEO Mark Zuckerberg) đều cùng làm việc ở văn phòng cũng như những nhân viên khác nhằm tạo ra sự công bằng, minh bạch trong cạnh tranh. Qua cách thức giải quyết các khó khăn về văn hoá kinh doanh của Facebook ta có thể thấy rằng môi trường cạnh tranh thông thường sẽ có 2 mặt là xấu và tốt nếu doanh nghiệp giải quyết được những điểm yếu thì sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và thành công hơn.