Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp? Ưu điểm, hạn chế khi phân tích các chỉ tiêu tài chính và hàm ý đối với doanh nghiệp?
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một việc rất quan trọng và mang lại ý nghĩa đối với doanh nghiệp để biết việc sử dụng vốn có những điểm nào được và hạn chế, từ đó có giải pháp sử dụng nguồn vốn tốt và hiệu quả hơn. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp dựa trên rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp:
1.2. Chỉ tiêu thường dùng:
Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sane xuất ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường. Như vậy, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, vốn cũng đồng thời được coi là một hàng hóa đặc biệt trong kinh doanh.
Đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng và rất co ý nghĩa mà bất kỳ người quản lý, nhân viên tài chính, hay một nhà đầu sẽ quan tâm đến khi muốn đưa ra một quyết định cụ thể với doanh nghiệp đó. Cụ thể như quyết định đầu tư, hợp tác hoặc cho vay.
Như vậy ta cũng có thể thấy thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra được các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Từ đó giúp giảm bớt các nhận định và dự đoán chủ quan cũng như trực giác khi quản lý, đầu tư kinh doanh. Nhờ vậy, nó giúp giảm bớt tính không chắc chắn, rủi ro khi đầu tư, hợp tác, ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp.
Hiện nay có 3 chỉ tiêu thường dùng để phản ánh vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp đó là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ tiêu thường dùng đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là một loại chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản cụ thể ttrong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là mỗi đồng doanh ở doanh nghiệp trên thực tế thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là tiền đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
1.2. Một số chỉ tiêu khác:
bên cạnh các chỉ tiêu chúng tôi đưa ra như trên đó là về ROA, ROS, ROE thường dùng, để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, người ta còn dùng một số chỉ tiêu khác như: Khả năng thanh toán hiện hành, Vòng quay tổng tài sản, Vòng quay hàng tồn kho, Kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể: Một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả tài chính:
+ Khả năng thanh toán hiện hành: Là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ nần một cách tổng quát của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản / Tổng nợ phải thanh toán
+ Vòng quay tổng tài sản:
Đây cũng được xem là chỉ tiêu đánh giá bơi nó là một dạng chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình
+ Vòng quay hàng tồn kho đây cũng được xem là chỉ tiêu đánh giá bơi nó là một dạng thể hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng, phản ánh hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
2. Ưu điểm, hạn chế khi phân tích các chỉ tiêu tài chính và hàm ý đối với doanh nghiệp:
Hiện nay có rất nhiều các loại chỉ tiêu tài chính để giúp cho việc phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cổ phần trong các DN sẽ giúp DN thấy được vốn cổ phần của mình được sử dụng như thế nào, đánh giá được hiệu năng sử dụng các tài nguyên của DN. Đồng thời, có thể hướng dẫn dự báo và lập kế hoạch sử dụng vốn, ra các quyết định tài trợ vốn, xác định rủi ro cũng như lợi nhuận.
Bên canhjd dó thì vấn đề sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần cũng có một số mặt hạn chế. Vì vậy, khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính không thể sử dụng máy móc vì nó có thể đưa ra các nhận định không chính xác. Dưới đây là một số hạn chế của chỉ số tài chính mà DN nên lưu tâm:
Hiện nay các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau với quy mô không giống nhau. Ngay trong một DN cũng sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực. Nhiều DN cổ phần lại không công khai các báo cáo tài chính. Đối với những DN như thế, rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa để so sánh. Do vậy, sử dụng tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của các DN là tương đối khó khăn.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các tỷ số trung bình ngành chưa được thống kê, thì khi phân tích các nhà phân tích tài chính có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu mà được đánh giá tốt hoặc DN hoạt động kinh doanh hiệu quả với tình hình tài chính lành mạnh, từ đó chọn tỷ số tài chính làm thước đo, tiêu chuẩn tiến hành so sánh.
– Báo cáo tài chính không chính xác và lạm phát có thể là yếu tố làm cho Bảng cân đối kế toán của DN bị” bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, phân tích các chỉ số tài chính của một công ty qua thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng.
– Yếu tố mùa vụ cũng có thể làm sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như thế nào đến DN có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính. Ví dụ, hàng tồn kho của DN bán lẻ văn phòng phẩm có thể cao trong mùa hè để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng vào năm học mới. Do đó, khoản phải trả của DN tăng lên và ROA của nó thấp xuống. Các tỷ số tài chính đối với DN hoạt động theo thời vụ cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các kỳ trong năm.
– Phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các DN với nhau, thậm chí là ngay trong 1 DN. Ví dụ: Khi DN sử dụng phương pháp tính trị giá vốn xuất kho khác nhau (nhập trước xuất trước hay bình quân gia quyền liên hoàn hay bình quân gia quyền cả kỳ…) cũng sẽ dẫn tới trị giá vốn hàng bán khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận và các chỉ số tài chính tính được, do đó, kết quả nhật xét đánh giá về DN cũng có thể khác đi.
– Khó kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu bởi vì một DN có cả chỉ số tốt và chỉ số xấu. Hơn nữa, khó nhận định được một chỉ số là tốt hay xấu. Ví dụ, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp điều đó chưa hẳn là xấu, bởi vì có thể DN muốn dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư, mở rộng hoạt động. Do vậy, DN nên kết hợp nhiều phương pháp phân tích khi nghiên cứu như: Phân tích tỷ số tài chính theo thời gian; Phân tích tỷ số so sánh với đối thủ cạnh tranh; Phân tích mức độ biến động trong các bảng báo cáo tài chính.
Như vậy có thể thấy việc hoạt động hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, không chỉ giúp giá cổ phiếu và uy tín của DN tăng mà còn là cơ hội để thu hút các nhà đầu tư chú ý tới DN, do đó, các nhà quản trị DN cần thiết quan tâm tới vấn đề này và phải có các chiến lược, kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của đơn vị mình. Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ giúp các DN đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.