Văn nghị luận là gì? Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học điểm cao. Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội.
Cùng điểm lại các đề thi tuyển sinh, thi học kỳ và đặc biệt là đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Nghị luận xã hội là câu hỏi thường gặp trong các với nhiều dạng bài khác nhau, chiếm từ 2 cho đến 3 điểm. Nắm được các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học đúng chuẩn cấu trúc sẽ giúp thí sinh giành được trọn vẹn số điểm của phần này. Đồng thời giúp các thí sinh rút ngắn, tiết kiệm được thời gian làm bài cho chính bài văn nghị luận xã hội cũng như các câu hỏi khác trong đề thi. Bài viết dưới đây sẽ nêu hướng dẫn cách viết đoạn nghị luận xã hội hoàn chỉnh nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn nghị luận là gì?
- 2 2. Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học:
- 3 3. Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội, văn học:
- 4 4. Cách làm bài nghị luận về một yếu tố tư tưởng đạo lý:
- 5 5. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng kỳ lạ đời sống:
- 6 6. Cách làm bài văn nghị luận về một yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm văn học:
- 7 7. Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội:
- 8 8. Một số đề nghị luận xã hội ôn thi THPT QG và đáp án:
- 8.1 8.1. Đề nghị luận xã hội về người anh hùng trong thời gian dịch COVID-19:
- 8.2 8.2. Đề nghị luận xã hội về tâm thái tích cực trong cuộc sống:
- 8.3 8.3. Đề nghị luận xã hội về hướng nghiệp cho giới trẻ:
- 8.4 8.4. Đề nghị luận xã hội về bệnh thiển cận và vụ lợi trong học tập của học sinh:
- 8.5 8.5. Đề nghị luận xã hội về hiểu mình và hiểu người:
1. Văn nghị luận là gì?
1.1. Khái niệm văn nghị luận:
Nghị luận là một dạng văn bản mà người viết sử dụng những lập luận, lý lẽ của bản thân để bàn luận về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, hay là bàn luận đánh giá về một tác phẩm văn học, tư tưởng suy nghĩ của một ai đó. Nhằm làm rõ vấn đề cần phải nghị luận. Bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài cần có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể cho vấn đề đang bàn luận.
1.2. Đặc điểm của văn nghị luận:
Vấn đề quan trọng trong một bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục và sự mạch lạc thống nhất trong các luận điểm, luận cứ.
Các luận điểm, luận cứ nêu ra trong bài cần phải có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể rõ ràng, càng nhiều dẫn chứng ví dụ thì bài luận sẽ càng hay và sẽ làm sáng tỏ được vấn đề cần phải nghị luận.
2. Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học:
Bước 1 – Viết câu mở đoạn: Giới thiệu chủ đề bài nghị luận xã hội
Tùy theo dung lượng của đoạn văn nghị luận xã hội mà em có thể chọn viết phần mở bài dài hay ngắn. Tuy nhiên hiện nay độ dài cho đoạn văn nghị luận xã hội chỉ là 200 chữ. Do đó cách viết văn nghị luận xã hội cho câu mở đoạn của các em cần hết sức ngắn gọn. Chỉ nên từ 1 đến 2 câu văn và giới thiệu trực tiếp về chủ đề bài viết
Bước 2 – Giải thích những từ ngữ trọng tâm
Bao gồm các khái niệm, các từ ngữ đặc biệt, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) của chúng. Từ đó, giải thích ý nghĩa khái quát của câu nói, lời nhận định, mẩu truyện ngụ ngôn… được trích dẫn trong bài đọc (với các đề tích hợp đọc hiểu). Đây còn là bước dẫn giúp em chuyển sang phần thân đoạn.
Bước 3: Nêu luận điểm và dẫn chứng để phân tích luận điểm
Đây là bước đầu tiên của phần nghị luận trong thân đoạn. Do đó em phải nêu được luận điểm chính số 1 của bài. Sau đó đưa ra dẫn chứng và tiến hành phân tích dẫn chứng để phân tích luận điểm.
Chú ý với cách viết văn nghị luận xã hội khi đưa ra hệ thống dẫn chứng, cần đưa từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại) để dẫn chứng có được tính thống nhất. Ví dụ: lấy dẫn chứng từ bản thân -> gia đình -> xã hội hoặc từ xã hội -> gia đình -> bản thân. Tránh sắp xếp dẫn chứng lộn xộn: bản thân -> xã hội -> gia đình sẽ làm đoạn văn nghị luận trở nên thiếu thuyết phục
Bước 4: Phân tích nguyên nhân của vấn đề
Khi phân tích nguyên nhân, người viết cần nêu được cả 2 khía cạnh. Bao gồm nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan của vấn đề. Chú ý với mỗi khía cạnh nêu tối đa 2 nguyên nhân chính. Để tránh đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bị lan man, dài dòng. Khi đưa ra hệ thống các nguyên nhân cũng cần sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Bước 5: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề
Tương tự như khi phân tích nguyên nhân, khi nêu lên những ảnh hưởng của sự việc, em hãy cố gắng nêu cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực của hành động đó tới xã hội cũng như với mỗi cá nhân. Không nên chỉ đưa ra tác động một chiều, tránh bài nghị luận xã hội 200 chữ bị thiên kiến.
Bước 6: Mở rộng vấn đề cần nghị luận
Để có được cách viết văn nghị luận xã hội một cách đa chiều hơn, sâu sắc hơn em có thể sử dụng một số kỹ thuật mở rộng vấn đề nghị luận như sau
Giải thích: Không chỉ đưa ra biểu hiện của thực trạng mà em có thể tiến hành lý giải thực trạng đó bằng thực tế
Liên hệ với những chủ đề có điểm tương đồng: Ví dụ khi nói về vấn đề tai nạn giao thông, em có thể đưa thêm dẫn chứng về tỷ lệ tử vong của các căn bệnh khác. Để so sánh và làm nổi bật tỷ lệ tử vong lớn của tai nạn giao thông
Lật ngược vấn đề: Đặt ra giả thiết trái ngược và tiến hành phân tích, bác bỏ, đưa ra kết luận
Bước 7: Nhấn mạnh quan điểm cá nhân về vấn đề
Vì là một bài văn nghị luận xã hội nên người viết phải khẳng định được quan điểm của mình (đồng ý/ không đồng ý, tán thành/ bác bỏ). Cũng có thể sử dụng cách viết văn nghị luận xã hội đưa ra ý kiến trung lập. Nhưng phải nêu đầy đủ được các mặt lợi ích cũng như hạn chế của vấn đề và phân tích sâu sắc.
Bước 8: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội
Từ thực trạng, lợi ích cũng như tác hại, người viết nên khái quát lại bài học dành cho bản thân. Phần nêu bài học chỉ nên nêu ngắn gọn, tránh lan man.
3. Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội, văn học:
Các công thức cần nhớ khi làm bài văn nghị luận bắt nguồn từ những luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận. Từ những công thức dễ nhớ này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội: mở bài, thân bài và kết bài. Sau đây là các công thức để học sinh có thể viết tốt ba phần cơ bản này.
3.1. Mở bài văn nghị luận:
Phần mở bài là chìa khóa cho toàn bộ bài văn. Phần mở bài gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ riêng của người viết. Phần mở bài gồm có 3 phần, theo 3 công thức: gợi – đưa – báo, trong đó:
Gợi: Gợi ý ra vấn đề cần làm.
Sau khi Gợi thì đưa ra vấn đề.
Cuối cùng là Báo – tức là phải thể hiện cho người viết biết mình sẽ làm gì.
Trong đó, khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:
Cặp 1: Tương đồng/tương phản – đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Cặp 2: Xuất xứ/đại ý – dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.
Cặp 3: Diễn dịch/ quy nạp – cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
3.2. Thân bài văn nghị luận:
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì phải có dẫn chứng phù hợp trong cách làm bài văn nghị luận xã hội, có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
* Đối với Giải thích:
Là sự giải thích các từ ngữ, khái niệm, câu từ, nghĩa đen, nghĩa bóng,..nhằm giúp người khác hiểu rõ lại vấn đề một cách đắn đúng nhất.
Cách giải thích: dùng những từ ngữ đơn giản dễ hiểu và những lý lẽ để cắt nghĩa lại những khái niệm, tư tưởng đạo lý phức tạp.
Ví dụ: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
* Đối với Chứng minh:
Mặt: các mặt của vấn đề?
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài…).
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..).
Thời: thời gian – nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..).
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ…).
Đưa ra những bằng chứng, những thông tin có căn cứ để chứng minh cho vấn đề đang nghị luận
Cách chứng minh: nêu ra các bằng chứng có căn cứ thông tin xác thực, các dẫn chứng phải phù hợp và có tư duy logic.
Ví dụ: “Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
* Đối với phân tích:
Thao tác phân tích là một thao tác chủ yếu trong một bài văn nghị luận, giúp làm sáng tỏ đào sâu các vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhỏ và sâu sắc nhất.Từ đó đưa ra những nhận định tổng quan về vấn đề.
Cách phân tích: chia vấn đề cần bàn luận ra nhiều phần nhỏ với nhiều khía cạnh khác nhau , sau đó phân tích và làm rõ từng phần đó.
* Đối với bình luận:
Đưa ra những ý kiến của bản thân để đánh giá và thảo luận về vấn đề
Cách bình luận: nêu ra những ý kiến để bàn luận, đánh giá vấn đề trên nhiều phương diện.
Ví dụ: “… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.
* Đối với so sánh:
Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách đặt vào sự vật sự việc khác tương đồng nhưng dễ hiểu hơn, để nhằm làm sáng tỏ được vấn đề
Cách so sánh: so sánh vấn đề đang bàn luận với một vấn đề khác đã được làm sáng tỏ trước đó ,hoặc với các sự vật sự việc hiển nhiên, để từ đó giúp nêu rõ hơn quan điểm của người viết.
Ví dụ: “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
* Đối với bác bỏ:
Là cách tranh luận, phản bác một ý kiến được cho là sai
Cách bác bỏ: nêu ra ý kiến sai sau đó tranh luận đưa ra những ý kiến lập luận đúng . Cần nêu ra cụ thể sai ở đâu và sai ở điểm nào
Những ý sai nhỏ phải được đúc kết từ những ý lớn, khi thống nhất lại phải đưa ra được những đánh giá logic với nhau.
Ví dụ: “ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”
3.3. Kết bài văn nghị luận:
Khi kết bài phải có bài học nhận thức và hành động cần có trong văn nghị luận xã hội. Có công thức Tóm – Rút – Phấn để thực hiện phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân.
4. Cách làm bài nghị luận về một yếu tố tư tưởng đạo lý:
Trước hết hãy cắt nghĩa các từ khóa, từ then chốt theo ý hiểu của bạn. Giải thích ý nghĩa của câu nói đó.
Khẳng định câu nói đó là đúng, sai hay chưa hoàn toàn đúng. Phân tích câu nói, thường dùng lời lẽ và lật lại vấn đề.
Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói (ví dụ về một ai đó nổi tiếng, có những đóng góp lớn).
Liên hệ với bản thân bạn.
Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán những người đi ngược lại với chân lý của tư tưởng đạo đức đó.
4.1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí tốt:
Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí tốt và khẳng định lại tính đúng của vấn đề
Thân bài: nêu lại vấn đề và giải thích
Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: nêu ra các luận chứng, luận cứ để chứng minh cho tính đúng đó.
Đưa ra những dẫn chứng , ví dụ cụ thể để làm rõ dẫn chứng đó.
Phê phán nêu ra những ý kiến trái lại với những tư tưởng trên, sau đó đưa ra những lời khuyên
Kết bài: khẳng định lại tính đúng của vấn đề, đánh giá nêu ra bài học.
4.2. Nghị luận về tư tưởng đạo lí xấu:
Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí xấu và phản bác lại vấn đề
Thân bài: nêu lại vấn đề
Phân tích những mặt xấu những mặt ảnh hưởng của tư tưởng
Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh tư tưởng là sai
Lên án phê phán những người ủng hộ tư tưởng này
Kết bài: Khẳng định lại sự sai trái của vấn đề, nêu ra những ý kiến đánh giá.
5. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng kỳ lạ đời sống:
Nêu lên hiện tượng trong cuộc sống. Hiện tượng này có phổ biến hay không.
Phân tích hiện tượng trong đời sống thực tế. Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả.
Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Liên hệ với bản thân bạn.
Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán và đưa ra lời khuyên.
Dàn ý mẫu tham khảo về một hiện tượng đời sống:
Mở bài: Nêu hiện tượng trong đời sống cần nghị luận
Thân bài:
Mô tả lại hiện tượng,đó là hiện tượng tốt hay xấu tại sao?
Nêu thực trạng của hiện tượng
Giải thích về hiện tượng
Lý giải nguyên nhân khách quan, chủ quan
Khẳng định lại hiện tượng đó là đúng hay sai và nêu ra những dẫn chứng ví dụ cho vấn đề đó
Nêu ra các giải pháp và những biện pháp khắc phục
Kết bài: Nêu ra những ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua vấn đề .
6. Cách làm bài văn nghị luận về một yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm văn học:
Mở bài: Giải thích, tóm tắt lại vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm, đặt ra vấn đề và hướng giải quyết của nó.
Thân bài:
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nêu lại yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm
Vấn đề đó là gì như thế nào?
Lưu ý tác phẩm văn học chỉ là dẫn chứng để nêu ra vấn đề xã hội vì vậy không nên phân tích quá sâu quá kỉ vào tác giả tác phẩm mà tập trung vào vấn đề cần xã hội rút ra
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề rút ra trong việc tạo nên những giá trị cho tác phẩm
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ từ vấn đề
Kết bài: Đánh giá về vấn đề xã hội vừa rút ra .
7. Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội:
Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Đoạn văn nghị luận xã hội chỉ gồm 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa, cẩu thả
Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội cần có
Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, không được quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang tính cảm tính, thiếu sự thực tế, logic.
Độ dài văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu: Thông thường khi ra đề sẽ có thêm phần yêu cầu bài viết bao nhiêu chữ. Người viết cần tuân thủ đúng yêu cầu này. Tránh viết quá dài, hoặc quá ngắn đều dẫn đến kết quả điểm không cao.
8. Một số đề nghị luận xã hội ôn thi THPT QG và đáp án:
8.1. Đề nghị luận xã hội về người anh hùng trong thời gian dịch COVID-19:
Đề bài: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay, đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19
Đáp án: Hướng dẫn làm đề nghị luận xã hội về dịch covid
– Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận
– Thân bài: có thể triển khai một số nội dung như:
+ Giải thích: Anh hùng là người có những hành động phi thường, phẩm chất cao đẹp, có đóng góp lớn cho cộng đồng.
+ Biểu hiện của anh hùng thời nay: Quan niệm về anh hùng được mở rộng
Anh hùng trong y tế: các bác sĩ, y tá tuyến đầu chống dịch
Anh hùng trong chiến đấu: Các chú bộ đội, các chú công an, cảnh sát phòng cháy,… tất cả đều đang ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân và những người bị cách ly.
Anh hùng trong lao động: những người lao động sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp, công nghiệp; những lao động trí tuệ trong các ngành khoa học: Ngày đêm sản xuất khẩu trang, nước rửa tay bình ổn giá, đảm bảo cung ứng lương thực, sản xuất nghiên cứu bộ test kit, nghiên cứu vaccine,…
Anh hùng trong đời thường: Những người dân thường nhưng có những đóng góp lớn có nhưng hành động dũng cảm. Những đội nhóm thiện nguyện giúp đỡ những người vô gia cư trong thời kỳ dịch COVID
+ Kết luận: Sự đồng lòng quyết tâm của Chính phủ và nhân dân đã giúp “Việt Nam quyết thắng đại dịch” mà “không một ai bị bỏ lại phía sau”
8.2. Đề nghị luận xã hội về tâm thái tích cực trong cuộc sống:
Đề bài: Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về cách thức để mỗi người hình thành tâm thái tích cực trong cuộc sống.
Đáp án: Có thể nêu một số nội dung sau:
Tâm thái tích cực đến từ một nhân sinh quan tích cực, đúng đắn. Con người có thể hình thành nhân sinh quan đúng đắn qua sách vở. Hoặc qua việc rèn luyện lối sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.
Tâm thái tích cực cũng có thể đến từ việc chúng ta thấu hiểu bản thân mình. Cần luôn lắng nghe tâm hồn để hiểu được điểm mạnh, yếu, hiểu được khát vọng và lý tưởng sống của mình.
Tâm thái tích cực có thể rèn luyện qua những việc tốt, việc thiện mà ta làm trong đời. Những hành động ấy giúp lương tâm ta thanh thản, giúp ta thêm yêu cuộc sống và nhận về cho mình những bài học quý giá.
8.3. Đề nghị luận xã hội về hướng nghiệp cho giới trẻ:
Đề bài: Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc giới trẻ cần tập trung đầu tư cho bản thân để thích nghi với sự biến đổi của thị trường nghề nghiệp trong tương lai
Đáp án đề nghị luận xã hội về định hướng sự nghiệp cho giới trẻ:
Người trẻ cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng, nhất là kiến thức thuộc về lĩnh vực chuyên môn.
Mỗi công việc khác nhau sẽ cần những kĩ năng đặc thù riêng. Để thành công trong tương lai, việc trau dồi kĩ các kĩ năng là điều cần thiết.
Trước sự biến đổi không ngừng về thị trường nghề nghiệp trong xã hội, mỗi người cần nghiêm túc lên một kế hoạch phát triển cho chính bản thân.
Xem thêm các bài văn nghị luận xã hội mẫu tại: Tổng hợp các bài văn nghị luận xã hội lớp 6 hay kèm dàn ý
8.4. Đề nghị luận xã hội về bệnh thiển cận và vụ lợi trong học tập của học sinh:
Đề bài: Hãy viết một đoạn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về bệnh “thiển cận và vụ lợi” trong học tập của học sinh hiện nay
Đáp án:
1/ Giải thích
– Thói thiển cận là suy nghĩ và hành động nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết nhìn xa, trông rộng.
– Vụ lợi: tham lam, chỉ biết vơ lợi ích cho mình.
=> Lối sống tiêu cực ngày càng phổ biến trong học sinh
2/ Bàn luận
– Thiển cận và vụ lợi trong học tập của HS hiện nay là thực tế với nhiều biểu hiện: chỉ học những môn để thi, tìm mọi cách để có điểm cao, chỉ học những gì có lợi cho mục đích ngắn hạn của mình.
– Hậu quả: học lệch, tính cách ích kỉ, cách học ấy sẽ dẫn đến lệch lạc trong lối sống ở tương lai.
3/ Mở rộng và liên hệ bản thân
– Cần phải thay đổi căn bệnh này từ giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội.
– Liên hệ bản thân
8.5. Đề nghị luận xã hội về hiểu mình và hiểu người:
Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
Đáp án đề văn nghị luận xã hội mẫu
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
– Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện cao của trí tuệ.
+ Hiểu mình là biết rõ ưu điểm, nhược điểm của mình. Hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuộc sống.
+ Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích. Nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới. Các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.
– Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng. Giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng người. Thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn.
Nếu không hiểu mình, hiểu người. Thì mọi suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt. Mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông với người khác. Từ đó hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.
– Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm. Họ không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống.
– Bài học: Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc. Từ đó để thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng của bản thân. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày. Từ trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những việc họ làm.