Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giống cà phê và các loại cà phê được sản xuất bán ra thị trường với rất nhiều các nhãn hiệu. Một trong số đó chúng ta phải kể tới giống cà phê MoKa, một trong những giống cà phê rất nổi tiếng và được trồng rất nhiều tại Đà lạt.
Mục lục bài viết
1. Cà phê Moka là gì?
Cà phê Moka là một chủng loại thuộc giống Arabica. Moka cùng họ với những loại cà phê nổi tiếng như: Typica, Bourbon, Icatu hay Mundo Novo.
Từ khi biết đến cafe Moka, người dân Việt Nam đã cố gắng phát triển loại cây trồng này từ rất sớm. Tuy nhiên, dù có áp dụng bất cứ biện pháp nào thì không ở đâu mang lại hương vị của Moka sánh bằng Đà Lạt. Đặc biệt trồng và phù hợp vùng Cầu Đất với tên gọi Moka Cầu đất nổi tiếng.
Sở dĩ Đà Lạt lại cho ra hương vị cà phê Moka ngon nhất là vì điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây vô cùng thuận lợi. Với vị trí địa lý từ khoảng 1500 – 2000m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Thêm vào đó, lượng mưa nhiều, nguồn nước đầu nguồn trong lành và đặc biệt là đất đỏ bazan giúp cây cà phê Moka có thể sinh trưởng tốt nhất. So với những giống Arabica khác thì cafe Moka là một giống cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh và mất rất nhiều công chăm sóc. Vì vậy nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về hình dạng cây, quả và hương vị đặc trưng.
Cây của giống cà phê loại Moka thường có thân màu xám nhạt, rễ cọc đâm sâu vào đất. Lá cây có tán nhỏ, ít lá và đối xứng 2 bên. Cây cà phê Moka thông thường sẽ có phần èo uột, ít trái hơn những cây giống khá vì rất khó chăm sóc và dễ bị bệnh. Khi bắt đầu chín, quả Moka thường có màu xanh lá nhạt, căng bóng, dần chuyển sang màu đỏ cà chua và đỏ đậm. Hạt của giống cà phê này thường nhỏ, tròn chứ không dài và dẹt.
2. Nguồn gốc của cà phê Moka:
Moka được tìm thấy lần đầu tiên tại một thành phố cảng có tên Mocha thuộc Yemen. Vì vậy, giống cafe này còn có tên gọi Mocha Coffee. Loại cà phê này lần đầu được đưa ra ngoài lãnh thổ Yemen là vào những năm cuối của thế kỷ 13. Khi nhà truyền giáo Marco Polo đến đây và mang hạt Moka đi bán ở châu Âu. Tuy nhiên đến mãi thế kỷ thứ 17, hạt cà phê Moka mới thực sự trở thành một làn sóng và nổi tiếng khắp châu Âu. Khi người ta phối trộn nó với Chocolate tạo thành hương vị Coffee – Chocolate.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, khoảng thế kỷ thứ 13, Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) đã có những chuyến hành trình xa xôi từ châu Âu đến vùng đất Ả Rập. Trong chuyến hành trình, đoàn thuyền của Polo và các tùy tùng thiếu lương thực buộc phải dừng chân tại vùng Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay).
Tại đây, giáo sĩ Polo đã tình cờ trông thấy một người Yemen mang một loại cà phê từ thành phố Mocha đến bán. Thời điểm đó, loại cà phê này chưa được biết đến rộng rãi ở châu Âu. Polo đã mua một ít cà phê mocha rồi trở về.
Đến khoảng năm 1595, Pedro Paez, một Giáo sĩ Dòng Tên được cho là người đầu tiên nếm thử vị cà phê mocha. Loại cà phê này được cho là bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới từ thời gian này. Bởi ở thời điểm đó, thành phố Mocha của Yemen nằm ngay vùng cửa biển Đỏ. Đây là nơi giao thương nhộn nhịp của nhiều vùng Bắc Phi – Ấn Độ Dương nối với Nam Á…
Đến những năm cuối của thế kỷ 19, đâu đó khoảng năm 1875, người Pháp đã đem hạt giống Moka đi trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Sau này khi nhận thấy điều kiện khí hậu thuận lợi, họ mới mở các đồn điền cà phê lớn ở Tây Nguyên và đặc biệt là ở Cầu Đất, Đà Lạt.
Tại Việt Nam, cà phê xuất hiện vào thế kỷ 19. Với quân đoàn viễn chinh từ Pháp. Họ đã trồng cà phê tại cao nguyên Lâm Viên, với độ cao từ 1500-1600 m so với mực nước biển. Điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp để trồng loại cây này.
Không phải Buôn Ma Thuột, thủ phủ của cà phê Việt Nam mà chính Cao nguyên Lâm Viên mới là nơi thích hợp để trồng được giống cà phê quý hiếm này. Cao nguyên Lâm Viên cao từ 1500-1600 m so với mặt nước biển. Nơi đây được cho là có những điều kiện địa lý và khí hậu lý tưởng để trông giống cà phê mocha, giống như ở Yemen, quê hương của loại cà phê này.
Người Pháp trồng giống cà phê moka đầu tiên tại làng Cầu Đất. Sau này, bác sĩ Pasteur là người tìm thấy giống cà phê này ở nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng với Colombia và Brazil là nơi trồng cây cà phê Arabica nổi tiếng nhất thế giới.
Tuy nhiên, năng suất của cây cà phê Moka rất thấp, thường xuyên bị sâu bệnh. Do đó cho đến nay cà phê Moka còn được trồng rất ít ở cao nguyên này. Thay vào đó, người ta trồng loại cà phê Catimor cũng là một giống thuộc Arabica.
Tuy nhiên, hiện nay, ở Đà Lạt, cafe Mocha được trồng ít hơn. Do năng suất thấp, tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh không cao so với các loại cà phê khác. Nhiều người đã chọn cách trồng xen lẫn giống cà phê Catimor với Moka để đảm bảo được chất lượng và sản lượng. Hiện nay, giống Mocha cổ vẫn được người dân Đà Lạt gìn giữ và phát triển rất nổi tiếng tại Cầu Đất.
3. Đặc điểm của cà phê Moka:
Có 2 cách để pha một ly cafe Moka ngon là sử dụng cà phê nguyên chất hoặc có thể phối trộn với một số loại khác. Mỗi cách pha đều có những hương vị đặc trưng riêng nhưng vị của cafe Moka vẫn là chủ đạo.
Phải có một điều gì đó đặc biệt trong hương vị thì người ta mới gọi Moka là nữ hoàng trong vương quốc cà phê. Những người biết thưởng thức sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt trong lần đầu tiên.
Những ly cafe Moka nguyên nhất 100% sẽ mang theo mình vị đắng nhẹ, xem lẫn trong đó là một chút chua thanh và vị béo của phần dầu bên trong hạt cà phê. Khi uống, cái đắng lan tỏa trong miệng rồi xuống cuống họng, nhưng chỉ vài giây sau mùi hương nồng nàn và vị ngọt mới xuất hiện.
Moka được mệnh danh là “hoàng hậu” của các loại cafe bởi cái tinh túy mà nó đem lại cho người thưởng thức. Loại cà phê Moka thượng hạng này lại còn rất được giới sành điệu ưa chuộng nên nó được xem là nguyên liệu pha chế chính trong các quán cà phê hiện nay.
Như đã nói ở trên, Moka quyến rũ người yêu cafe nhờ mùi hương thanh tao, quý phái, đượm vị của hoa trái. Có lẽ, nhờ được trồng với vĩ độ cao ngất ngưỡng, tại những nơi khí hậu se lạnh, với cái nắng nhẹ vào ban ngày cùng sương xuống vào ban đêm đã tạo cho Moka một hương vị khác biệt, ngây ngất đến thế.
Cà phê hạt Moka khi rang vừa sẽ có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, màu nước nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Nếu rang đến khoảng 245oC, chất dầu tự nhiên trong hạt Moka sẽ tiết ra, khiến vị của cà phê dần trở nên ngậy hơn, thể chất cà phê sẽ được bộc lộ mạnh mẽ hơn và thơm ngất, hấp dẫn không thể tả.
4. Cách thưởng thức cafe Moka:
Có lẽ cây cafe Moka khó trồng, đòi hỏi người ta mất nhiều công chăm sóc. Ấy vậy, hương thơm và vị ngọt lúc sau là thành quả của sự kiên trì và tỉ mỉ chế biến. Đó là điều khiến mùi vị của cafe Moka là có một không hai trên thế giới.
Về hương vị, cafe Moka Cầu Đất có hương thơm nhẹ, vị chua thanh. Về nơi canh tác, cafe Moka chỉ thích hợp để trồng ở Cầu Đất vì khí hậu và độ cao địa hình phù hợp. Về đặc điểm cây trồng, Moka Cầu Đất có thân màu xám nhạt, rễ cọc, lá cây có tán nhỏ và đối xứng hai bên. Khả năng chống chọi với sâu bệnh, và mất rất nhiều công chăm sóc, quả cũng ít hơn so với các loại cà phê khác. Quả cafe Moka sẽ có màu xanh nhạt, vỏ bóng, màu sắc sẽ dần chuyển sang đỏ như trái cà chua khi chín.
Pha cà phê Moka nguyên chất
Nếu muốn biết hết vị của Moka là gì thì bạn nên thử một lý Moka nguyên chất 100%.
Để có một ly cafe, bạn có thể sử dụng Moka Pot là dụng cụ chuyên dùng để pha cà phê. Cách pha chế như sau:
+ Cho nước vào ½ Moka Pot.
+ Đặt nắp lọc vào lên trên và cho bột Moka lên, dùng tay gạt để san phẳng bề mặt nắp lọc.
+ Lắp phần trên của Moka Pot vào vừa đủ chặt, sau đó đem đi đun sôi trên bếp lửa.
+ Khi nước nóng, hơi nước sẽ bốc lên thấm vào bột cà phê Moka, lấy hết hương vị và đẩy phẩn nước lên trên. Do đó chúng ta sẽ có được một ly cafe Moka 100% nguyên chất.
Bạn cũng có thể pha Moka bằng phương pháp Pour over để thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê.
Pha trộn cafe Moka với các loại cafe khác
Mỗi loại cà phê đểu có 1 vị nhất định. Để có thể cảm nhận hết cái ngon của nó, chúng ta nên phối trộn theo một tỷ lệ nhất định. Thông thường sẽ có 50% Moka và 50% còn lại là Robusta và một hợp chất trung hòa. Có thể pha theo tỷ lệ sau:
+ 50% Moka, 40% Robusta, 10% ca cao.
+ 50% Moka, 20% Robusta, 20% loại cà phê Cherry và 10% còn lại là ca cao.
+ Hoặc cũng có thể pha theo tỷ lệ 30% Moka, 60% Robusta và 10% ca cao.
Với những tỷ lệ trên, bạn sẽ có được sự hòa quyện hoàn hảo giữa mùi vị của các loại cà phê. Có vị thanh nhẹ của Moka, vị đắng của Robusta và vị ngọt của ca cao.
Qua cả một quá trình lịch sử lâu dài, cây cà phê Moka mới đến được vùng đất đã được Thượng Đế định sẵn cho nó. Nếu pha chế đúng, mọi tinh túy từ những dòng nước đầu nguồn, những giọt sương sớm mai, cái nắng cái gió của Tây Nguyên sẽ nằm trọn trong ly cafe Moka thứ thiệt.