Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

C2H2 + HCl → C2H3Cl

  • 29/01/202429/01/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    29/01/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    C2H2 +HCl → C2H3Cl là phản ứng cộng của axetilen với dung dịch axit clohidric với điều kiện nhiệt độ xúc tác thích hợp. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình phản ứng, cùng đón đọc bài viết nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Phương trình phản ứng Axetilen ra vinyl clorua:
      • 2 2. Tính chất hóa học của Axetilen:
        • 2.1 2.1. Phản ứng cộng:
        • 2.2 2.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa:
        • 2.3 2.3. Phản ứng oxi hóa:
      • 3 3. Ứng dụng của Vinyl Clorua (C2H3Cl)
      • 4 4. Ứng dụng của Axetilen (C2H2):
      • 5 5. Bài tập vận dụng liên quan và hướng dẫn giải:



      1. Phương trình phản ứng Axetilen ra vinyl clorua:

      C2H2 +HCl overset{t^{circ },xt }{rightarrow} C2H3Cl

      – Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ cao 150 – 200°C và xúc tác HgCl2.

      – Cách thực hiện phản ứng C2H2 tác dụng HCl:

      Dẫn 2 khí C2H2 và HCl vào bình có xúc tác HgCl2 ở nhiệt độ cao (150 – 200°C).

      Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

      Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm C2H3Cl (Vinyl clorua) (trạng thái: khí), được sinh ra

      Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia C2H2 (Axetilen) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), HCl (axit clohidric) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), biến mất.

      2. Tính chất hóa học của Axetilen:

      2.1. Phản ứng cộng:

      Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

      – Cộng brom

      CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br

      Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:

      Br-CH = CH – Br + Br – Br → Br2CH-CH-Br2

      – Cộng clo

      C2H2 + Cl2 → C2H2Cl2

      – Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

      C2H2 + H2 → C2H6

      Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

      Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

      C2H2 + H2 → C2H4

      – Phản ứng cộng axit

      C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

      – Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa)

      C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

      2.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa:

      Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen

      Đime hóa:

      2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH  (Nhiệt độ xúc tác)

      (Vinyl axetilen)

      Trime hóa:

      3CH≡CH  →  C6H6

      2.3. Phản ứng oxi hóa:

      Phản ứng oxi hóa

      Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.

      Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

      C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

      3. Ứng dụng của Vinyl Clorua (C2H3Cl)

      – Bằng phản ứng trùng hợp, C2H3Cl tạo ra nhựa PVC (poli vinyl clorua) được sử dụng trong kĩ thuật điện tử, lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô xe máy và sức khỏe con người:

      + Màng PVC được dùng sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm chẳng hạn như áo mưa, mái hiên, màng phủ ruộng muối, nhãn chai nước khoáng, đóng gói sản phẩm, … Nhựa PVC có thể thay thế các vật liệu khác để làm tủ bếp, thay thế cho tủ gỗ thông thường. Ngoài ra, PVC cũng được sử dụng nhiều để làm đồ thể thao rất phổ biến như sàn chống trượt, dây nhảy, balo thể thao hay các thảm thể thao cao cấp có lớp nhựa dẻo PVC.

      + PVC có tính linh hoạt và khá cứng, chắc chắn nên được dùng nhiều trong xây dựng như ống dẫn nước, nhựa chống thấm, bọc các kim loại dễ ăn mòn, chế tạo dây điện, dây cáp…Ống PVC được sử dụng rất đa dạng trong cuộc sống từ ống dẫn nước từ nhà máy nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước đến hộ gia đình, ống nước thải trong các tòa nhà…

      + Trong y tế, nhựa PVC được sử dụng làm các dụng cụ như túi đựng máu, ống hô hấp, túi xách tĩnh mạch, ống thông, thiết bị lọc máu…

      Mặc dù có nhiều ứng dụng trong đời sống, tuy nhiên, dưới tác động của nhiệt độ, nhựa PVC có thể hòa tan và thẩm thấu vào thức ăn. Vậy nên khi sử dụng đồ nhựa PVC thì hết sức cẩn trọng và lưu ý những điều sau:

      – Hạn chế tối đa mua đồ chơi cho trẻ có chất liệu là nhựa PVC, đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ ngậm các loại đồ chơi nhựa, nhất là PVC để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho trẻ.

      – Không dùng màng PVC bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, hạn chế dùng màng bọc thực phẩm nhựa PVC, nhất là khi đồ ăn và đồ uống còn nóng cũng như không đựng đồ ăn, đồ uống còn nóng vào sản phẩm nhựa PVC.

      4. Ứng dụng của Axetilen (C2H2):

      Ứng dụng của C2H2 rất nhiều. Một số cái tiêu biểu nhất như:

      – Axetilen được dùng làm nguyên liệu sản xuất các monome, rồi từ đó chế tạo nên các polime khác, sợi tổng hợp, cao su, muội than,…

      – Ứng dụng trong việc hàn xì. Axetilen là thành phần trong đèn oxi-axetilen thường được sử dụng để hàn và cắt kim loại. Chúng ta có thể thấy hoạt động này thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết là trong đèn đỏ có chứa chất khí này. Hoạt động này sẽ giúp cho việc xây dựng, lắp ráp và uốn cắt kim loại dễ dàng hơn rất nhiều. 

      – Axetilen dùng để sản xuất axit axetic, rượu etylic…

      – Axetilen được sử dụng phổ biến nhất là để sản xuất ra hợp chất poly hay còn gọi là sản xuất nhựa PVC cực kỳ phổ biến hiện nay.  

      C2H2 không độc hại đối với con người nếu trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nếu ngưỡng axetilen vượt quá cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể con người, cụ thể như:

      – Khi ta hít phải khí C2H2,  nạn nhân sẽ có những triệu chứng như cảm thấy buồn nôn, đau ngực, thở khó khăn, nhức đầu, đi loạng choạng, da tái xanh, ngạt thở, đau phổi, hôn mê.

      – Nếu C2H2 tiếp xúc qua da sẽ xuất hiện tình trạng bị phát ban.

      Đặc biệt, nếu điều chế C2H2 không đúng cách, không có kiến thức về chúng thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường bởi khí này dễ gây nổ, bắt cháy. Khi phát cháy có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, khó thở.

      5. Bài tập vận dụng liên quan và hướng dẫn giải:

      Ví dụ 1: Axetilen phản ứng với HCl ở điều kiện nào?

       A. Nhiệt độ phòng

       B. -20°C

       C. Nhiệt độ cao

       D. Nhiệt độ cao và xúc tác HgCl2

      Hướng dẫn

      Axetilen phản ứng với HCl ở nhiệt độ cao kèm xúc tác HgCl2.

      Đáp án D.

      Ví dụ 2: Axetilen phản ứng với HCl theo mấy giai đoạn?

       A. 1 giai đoạn

       B. 2 giai đoạn

       C. 3 giai đoạn

       D. 4 giai đoạn

      Hướng dẫn: Axetilen phản ứng với HCl theo 2 giai đoạn:

        C2H2 + HCl → C2H3Cl

        C2H3Cl + HCl → C2H4Cl2

      Đáp án B.

      Ví dụ 3: Thực hiện phản ứng cộng HCl vào axetilen theo tỉ lệ 1:1 về số mol thu được sản phẩm là?

       A. 1,1 – đicloetan

       B. 1,2 – đicloetan

       C. Vinyl clorua

       D. 2,2 – đicloetan

      Hướng dẫn:

        C2H2 + HCl → C2H3Cl

      C2H3Cl: Vinyl clorua

      Đáp án C.

      Ví dụ 4: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

      A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.

      B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

      C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

      D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

      Đáp án D

      Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

      2CH4 → C2H2 + 3H2 ( nhiệt độ 1500oC, làm lạnh nhanh)

      Ví dụ 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có phát biểu đúng nhất?

      A. Tơ nitron, politetrafloetilen, poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp

      B. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo

      C. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm

      D. Cao su lưu hóa, amilopectin là những polime có cấu trúc mạch không gian

      Đáp án A

      Tơ nitron, politetrafloetilen, poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp

      Ví dụ 6: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là

      A. C2H2.

      B. C2H4.

      C. C2H6.

      D. CH4.

      Đáp án A

      MX = 0,8125.MO2 =0,8125.32 = 26

      Ta có:

      MC2H2 = 26; MC2H4 = 28; MC2H6 = 30; MCH4 = 16

      => khí X là C2H2

      Đáp án cần chọn là: A

      Ví dụ 7: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1,5 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

      A. 1,80.

      B. 2,00.

      C. 1,875.

      D. 1,25.

      Đáp án C

      CH2=CH2 overset{t^{circ } }{rightarrow}(-CH2-CH2-)n

      28 tấn → 28 tấn

      1,5 tấn ← 1,5 tấn (theo lí thuyết)

      Vì H = 80% nên khối lượng etieln thực tế cần lấy là: metilen = metilen lí thuyết : 0,8 = 1,5:0,8= 1,875 (tấn)

      Ví dụ 8: Một mẫu cao su buna chứa polibutađien và các phụ gia vô cơ (khi cháy không tạo thành CO2 và H2O). Đốt cháy hoàn toàn 2, 50 gam mẫu cao su trên thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,025 gam nước. Phần trăm polibutadien trong mẫu cao su trên bằng

      A. 81,0%

      B. 82,5%

      C. 65,0%

      D. 85,0%

      Đáp án A

      Ta có nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

      nH2O = 2,025/18 = 0,1125 mol

      => mpolibutadien = mC + mH = 0,15.12 + 0,1125.2 = 2,025 gam

      Vậy phần trăm polibutadien trong mẫu cao su trên là: 2,025/2,5.100% = 81,0%

      Ví dụ 9: Nhận xét về tính chất vật lý chung của Polyme nào dưới đây không đúng?

      A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.

      B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.

      C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp.

      D. Hầu hết polyme đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.

      Đáp án D

      Hầu hết polyme đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi, và có thể kéo thành sợi dai, bền.

      Sai vì tính dẻo và tính đàn hồi không thể cùng đồng thời với nhau.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết