Thị trường chứng khoán chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng. Bù trừ vị thế trong thị trường chứng khoán hiện đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc với mỗi người khi tham gia vào thị trường này.
Mục lục bài viết
1. Bù trừ vị thế:
Khái niệm bù trừ vị thế:
Chứng khoán và thị trường chứng khoán chính là một thước đo quan trọng và chính xác về sức mạnh của nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới. Tất cả những biến động trên thị trường chứng khoán đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư.
Bù trừ vị thế trong thị trường chứng khoán hiện nay liên quan đến việc giả định mở một vị thế ngược lại vị thế đã mở ban đầu.
Ví dụ: nếu các chủ thể đang giữ vị thế mua 100 cổ phiếu XYZ, vị thế bán 100 cổ phiếu XYZ sẽ là vị thế bù trừ.
Vị thế bù trừ cũng có thể được tạo thông qua các công cụ dùng để phòng ngừa rủi ro, chẳng hạn như hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn. Trong đó:
– Hợp đồng tương lai được hiểu là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai đó là để cung cấp một cơ hội cho những chủ thể là người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.
– Hợp đồng quyền chọn được hiểu là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở được nêu trên có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.
Bù trừ vị thế trong tiếng Anh là gì?
Bù trừ vị thế trong tiếng Anh là Offset.
Nội dung bù trừ vị thế:
– Trong thị trường phái sinh, để có thể bù trừ một vị thế hợp đồng tương lai, các chủ thể là nhà giao dịch tham gia vào một giao dịch tương đương về giá trị nhưng đối lập vị thế ban đầu để loại bỏ nghĩa vụ giao hàng vật chất. Mục đích của việc bù trừ vị thế đó là giảm vị thế ròng của nhà đầu tư về 0 để không có thêm bất kì khoản lãi hay lỗ nào từ vị thế đó.
– Trong hoạt động kinh doanh, việc bù trừ có thể đề cập đến trường hợp tổn thất do một đơn vị kinh doanh tạo ra được bù đắp bằng lợi nhuận ở một đơn vị khác.
Cũng giống như vậy, các công ty cũng có thể sử dụng thuật ngữ liên quan đến quản lí rủi ro doanh nghiệp, trong đó các rủi ro gặp phải trong một đơn vị kinh doanh được bù đắp bằng các rủi ro ngược lại ở một đơn vị khác. Ví dụ cụ thể như một đơn vị có thể có rủi ro với việc đồng franc Thụy Sĩ đang giảm, trong khi một đơn vị khác có thể được hưởng lợi từ việc này.
– Bù trừ cũng có thể được sử dụng trong các giao dịch để xóa bỏ hoặc giảm các khoản nợ. Trong hoạt độngkế toán, một mục ghi sổ có thể được bù trừ bằng một mục khác bằng giá trị nhưng ngược lại nó cũng có thể triệt tiêu mục ban đầu.
2. Bù trừ vị thế trong hợp đồng phái sinh:
2.1. Thị trường chứng khoán phái sinh:
Khái niệm về thị trường chứng khoán phái sinh:
Trong thị trường có các loại hàng hóa, dịch vụ được giao dịch hằng ngày, đó là hoạt động mua bán tài sản. Nhưng đối với thị trường chứng khoán phái sinh, thay vì mua bán tài sản thông thường, các nhà đầu tư sẽ giao thương các quyền, các hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác.
– Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi dành cho các công cụ tài chính phái sinh. Là nơi sử dụng các công cụ mang tính hợp đồng hoặc tương tự như hợp đồng.
– Do vậy, chúng cần phải có sự thỏa thuận giữa hai bên mua và bán. Những hợp đồng này sẽ có mức giá, và người mua sẽ muốn mua với mức giá rẻ và người bán lại muốn bán với mức giá cao.
Thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi tính hấp dẫn của nó. Những ưu điểm dưới đây sẽ là nền tảng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác đối với việc tham gia thị trường này:
– Thị trường chứng khoán phái sinh giúp phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở. Bằng cách tham gia một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế tài sản cơ sở của nó và triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ rủi ro này.
– Thị trường chứng khoán phái sinh tạo khả năng tùy chọn trong đó giá trị của phái sinh liên kết với một điều kiện cụ thể.
– Thị trường chứng khoán phái sinh có được sự tiếp xúc với tài sản cơ sở khi không thể trao đổi bằng dạng tài sản cơ sở đó.
– Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp đòn bẩy tạo ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái sinh.
– Thị trường chứng khoán phái sinh giúp thu lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ sở di chuyển theo cách nhà đầu tư mong đợi.
– Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ chuyển phân bổ tài sản giữa các tài sản khác nhau, không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở.
Thị trường chứng khoán phái sinh dành cho các đối tượng cụ thể như sau:
– Thị trường chứng khoán phái sinh dành cho các cá nhân/tổ chức có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở. Sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.
– Thị trường chứng khoán phái sinh dành cho các cá nhân/tổ chức tham gia mua và bán đồng thời một hoặc nhiều loại chứng khoán phái sinh. Mục đích của nhà đầu tư hạn chế chênh lệch giá là tận dụng sự chênh lệnh giá giữa các CKPS để thu về lợi nhuận phi rủi ro.
– Thị trường chứng khoán phái sinh dành cho các cá nhân/tổ chức không có ý định giao dịch tài sản cơ sở nhưng lại muốn lợi tận dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở để thu về lợi nhuận ngắn hạn.
2.2. Bù trừ vị thế trong hợp đồng phái sinh:
Vị thế chứng khoán phái sinh:
– Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm vị thế một chứng khoán phái sinh như sau:
“2. Vị thế một chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là vị thế) là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại một thời điểm. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.”
Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được hiểu là số lượng hợp đồng tương lai đang ở vị thế mở tại một thời điểm nhất định. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn khối lượng mở với khối lượng giao dịch, nhưng chúng là hai khái niệm khác nhau. Để nhằm mục đích để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới cần có cả người mua và người bán mới. Và, mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ chỉ có một người mua tương ứng. Thế nên, tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng là khối lượng mở chứ không phải tổng của cả hai bên tham gia giao dịch.
Trong chứng khoán phái sinh, khối lượng mở của chứng khoán phái sinh là một chỉ báo có ý nghĩa rất quan trọng. Giá trị của khối lượng mở càng cao đồng nghĩa là nhiều đầu tư quan tâm đến hợp đồng đó.
– Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn.”
Các chủ thể là nhà đầu tư mua một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua và ngược lại, khi bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế bán.
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm.”
Tại cùng một thời điểm cụ thể, vị thế ròng một chứng khoán phái sinh được xác định bằng độ chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở cửa của chứng khoán phái sinh đó. Và chúng hoạt động theo nguyên tác các vị thế đối ứng (vị thế mua – vị thế bán) của cùng một hợp đồng tương lai có cùng thời điểm đáo hạn; trên cùng một tài khoản giao dịch được tự động đối trừ với nhau để xác định vị thế ròng hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó.
Bù trừ vị thế trong hợp đồng phái sinh:
Đa số tất cả các vị thế của hợp đồng tương lai để nhằm mục đích đầu cơ đều được bù trừ trước khi các điều khoản của hợp đồng tương lai được thực hiện, để tránh phải nhận hàng hóa vật lí. Tuy nhiên, lợi ích của hợp đồng tương lai cũng giống như một công cụ phòng ngừa rủi ro vẫn được thực hiện.
Trong thị trường quyền chọn, các nhà giao dịch thường tìm cách bù đắp một số rủi ro nhất định. Các nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ số Hy Lạp (Greeks) để thực hiện việc đánh giá độ rủi ro quyền chọn và quản lí danh mục đầu tư quyền chọn. Ví dụ cụ thể, nếu một vị thế quyền chọn chịu rủi ro xu hướng, một nhà giao dịch có thể mua hoặc bán chứng khoán cơ sở để trung lập delta.