Bookout là gì? Đặc điểm và Bookout trong các ngành công nghiệp? Bookout trong các ngành công nghiệp? Trường hợp được hủy bỏ hợp đồng trong công nghiệp?
Hiện nay trong kinh tế có các thuật ngữ chỉ liên quan tới các loại hợp đồng như ” Bookout” đây được xem ;là việc thực hiện hủy bỏ các hợp đồng đang tồn tại trong nghành công nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Bookout là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hình thức bookout chỉ việc đóng một vị thế đang mở trong hợp đồng hoán đổi hoặc các công cụ phái sinh khác giao dịch trên các sàn OTC trước khi nó đáo hạn. Bookout cũng có thể được hiểu là việc hủy bỏ các hợp đồng đang tồn tại của các bên liên quan, thông qua một khoản thanh toán tiền mặt là mức chênh lệch giữa các mức giá qui định trong hợp đồng với một mức giá tham chiếu đã được chấp nhận.
2. Đặc điểm của Bookout trong các ngành công nghiệp:
Hành động hủy bỏ một hợp đồng hoán đổi hoặc phái sinh trước ngày đáo hạn của nó được gọi là bookout. Nếu chúng ta cho rằng một nhà giao dịch hay một nhà đầu tư bookout, thường mang nghĩa rằng người này đang bookout các hợp đồng thảo thuận giữa hai bên mà không thông qua sàn giao dịch hay giao dịch hợp đồng này là hoàn toàn riêng tư. Những hợp đồng này bao gồm các công cụ chứng khoán như quyền chọn ngoại lai và các thỏa thuận tỷ giá kì hạn. Bên cạnh đó việc thực hiện Bookout có thể theo nhiều cách khác nhau. Một bên có thể nhập một vị thế bồi hoàn trong một hợp đồng mới, trả cho bên còn lại giá trị thị trường của hợp đồng hoặc giữ một vị thế mua hoặc bán để trang trải hợp đồng mới đã kí.
Như vậy nên từ đó có thể thấy với việc bookout một vị thế bán sẽ được thực hiện bằng cách nhập một vị thế mua, ngược lại bookout các vị thế mua sẽ được thực hiện bằng cách nhập một vị thế bán. Bookout liên quan đến các giao dịch hoán đổi hoặc các giao dịch hợp đồng khác được giao dịch trên các sàn OTC.
3. Bookout trong các ngành công nghiệp:
Hiện nay rất dễ để thấy việc bookout được thực hiện rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa khác nhau như các ngành cung cấp tiện ích. Nhất là đối với ngành điện, các nhà cung cấp điện thực hiện bookout lập kế hoạch cung cấp và vận tải điện. Theo đó việc chúng ta tiến hành Bookout trong trường hợp này xảy ra trong các giao dịch bồi hoàn giữa hai tiện ích khác nhau – hay một giao dịch mua và bán với cùng thời gian chuyển giao hàng hóa tại cùng một địa điểm.Trong ngành dầu khí, hai công ty vận chuyển dầu khí khác nhau có thể đồng ý chuyển quyền sở hữu hàng hóa vật chất mà không cần phải chuyển dầu khí.
Như vậy với cơ quan kế toán thường có các qui tắc cụ thể chi phối phương thức bù trừ ròng (netting) này. Ví dụ cụ thể như các công cụ tài chính bookout được yêu cầu sử dụng qui tắc hạch toán theo giá trị thị trường trên báo cáo thu nhập.
4. Trường hợp được hủy bỏ hợp đồng trong công nghiệp:
Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong Hợp đồng là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng.
Như vậy theo như trường hợp trên thì các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Trong trường hợp mà có xảy ra tình huống cụ thể nào đó mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng.
Trong trường hợp vi phạm cơ bản chính là những hành vi dẫn tới vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cụ thể nào đó làm tổn thất cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:
+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng
+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.
Như vậy sau khi hủy bỏ hợp đồng sẽ làm thay đổi, chấm dứt hoặc có thể là phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên cụ thể như:
+ Trường hợp nếu như các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng hậu quả phát sinh đó là hợp đồng không có hiệu lực trên thực tế nữa và các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận đối với vấn đề giải quyết tranh chấp và quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng.
+ Các bên trong hợp đồng có quyền đòi lại lợi ích do mình đã thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời. Chẳng hạn như hai bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán đã giao một phần hàng hóa, bên mua đã trả phần tiền tương ứng với phần hàng hóa đó. Trường hợp nếu hủy hợp đồng các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và theo đó cụ thể với bên bán hoàn lại tiền và bên kia là bên mua hoàn lại hàng hóa. Nếu trong trường hợp bên mua không hoàn lại được hàng hóa thì phải có nghĩa vụ hoàn trả bằng tiền và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý của chế tài hủy bỏ hợp đồng
– Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết;
– Một hậu quả gắn với hợp đồng là các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp;
– Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;
– Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền;
– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần:
Khi các bên có thỏa thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần thì:
– Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản với lần thực hiện nghĩa vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với mỗi lần thực hiện nghĩa vụ.
– Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần thực hiện nghĩa vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với những lần thực hiện nghĩa vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
– Nếu một bên đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với một lần thực hiện nghĩa vụ mà những lần thực hiện nghĩa vụ tiếp theo có quan hệ qua lại với nghĩa vụ này dẫn đến
Như vậy chúng ta có thể thấy đối với các loại giao dịch thông qua hợp đồng nếu chúng ta muốn hủy bỏ hợp đồng cần lưu ý tới các vấn đề phát sinh có thể xuất hiện trong hợp đồng bởi vì nếu việc hủy bỏ hợp đồng gây ra các ảnh hưởng xấu tới bên kia và khiến cho họ phải chịu những thiệt hại về mặt kinh tế thì trách nhiệm bồi thường sẽ được đặt ra. cũng như trong chủ đề Bookout trong các ngành công nghiệp mà chúng tôi đưa ra cũng không loại trừ.