Bốn con hổ Châu Á đây là một cụm từ dùng để chỉ nền kinh tế của quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Đài loan, Bốn quốc giá này đúng với tên gọi của nó nền kinh tế của các quốc gia này với sự tăng trưởng kinh tế vượt trội, theo đó sự phát triển của họ đã trở thành hình mẫu cho các nước khác phát triển.
Mục lục bài viết
1. Bốn con hổ Châu Á là gì?
Bốn con hổ Châu Á tiếng Anh là Four Asian Tigers. Bốn con hổ Châu Á nghe tới tên này chúng ta có thể hiểu là đang nhắc đến 4 nền kinh tế tăng trưởng cao tại Châu Á, bao gồm Hongkong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Được thúc đẩy bởi xuất khẩu và công nghiệp hóa nhanh chóng, Bốn con hổ Châu Á đã liên tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao kể từ những năm 1960, và đã cùng nhau gia nhập hàng ngũ các quốc gia giàu có nhất thế giới.
Trong bốn con hổ châu á mà chúng tôi nói như trên có Hongkong và Singapore là một trong những trung tâm tài chính nổi tiếng nhất thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan là những trung tâm thiết yếu cho sản xuất ô tô và linh kiện điện tử toàn cầu, cũng như công nghệ thông tin.
Hồng Kông và Singapore trở thành những trung tâm tài chính và cảng thương mại quốc tế hàng đầu của thế giới bởi vì tốc độ ăng trưởng của bốn nước này cao vượt trội so với nền kinh tế thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu về sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử. Sự thành công trong công cuộc phát triển kinh tế của họ đã trở thành di sản, hình mẫu cho nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm Hổ mới châu Á nằm ở khu vực Đông Nam Á nghiên cứu áp dụng, học tập theo
So với Nhật Bản trong những năm bong bóng, họ là những nền kinh tế bảo thủ về tài chính. Kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98, họ đã duy trì các tấm đệm tài chính lớn cho các ngân hàng của mình và đi tiên phong trong việc áp đặt các giới hạn thận trọng vĩ mô đối với các khoản vay. Ngoài ra, các con hổ thậm chí còn phụ thuộc sâu sắc hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu và đều cho thấy quyết tâm giữ vững vị trí hàng đầu toàn cầu. Cả bốn nền kinh tế đều thích tự hào về vị trí của mình trong nhóm đứng đầu các bảng xếp hạng như về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hoặc Ngân hàng Thế giới.
Nếu các con hổ vấp ngã, đó sẽ là vì lý do riêng của họ, chứ không phải vì họ đang lặp lại sai lầm của Nhật Bản. Đài Loan muốn giảm bớt các sợi dây kinh tế với Trung Quốc, nhưng điều này đang khó thực hiện vì Trung Quốc nay là trung tâm của trọng lực kinh tế châu Á. Sự tức giận về tình trạng tập trung quyền lực kinh tế ở Hàn Quốc đã dẫn đến nhu cầu về một hệ thống công bằng hơn. Nhưng nhiều phản hồi của chính phủ đã không hiệu quả hoặc phản tác dụng.
Và theo thời gian thì nó đã bị đảo lộn trong nền kinh tế bởi sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tác động không nhỏ đến những thành công mà họ đạt được. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên như một điểm sáng của phát triển, mặc dù xét ở một khía cạnh nào đó, Trung Quốc từng học theo cách làm của bốn con hổ Châu Á. Dường như, 4 con hổ này đang tăng trưởng chậm lại và thậm chí trong năm nay, tốc độ tăng trưởng của Mỹ có thể sẽ nhanh hơn họ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của bốn con hổ châu á cũng là tiếng vang trong nền kinh tế thế giới.
2. Đặc điểm của bốn con hổ châu á:
Còn được gọi là Rồng Châu Á, Bốn con hổ Châu Á có nhiều đặc điểm chung, bao gồm tập trung mạnh vào xuất khẩu, dân số có học thức và tỉ lệ tiết kiệm cao. Nền kinh tế của Bộ bốn quốc gia này đã chứng minh khả năng phục hồi để chống lại các cuộc khủng hoảng khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và các cú sốc toàn cầu như khủng hoảng tín dụng năm 2008.
1. Hàn Quốc
Trong những năm 1960, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Hàn Quốc tương đương với các nước nghèo nhất ở châu Á và châu Phi. Nhưng trong 4 thập kỉ kể từ đó, đất nước này đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, một phần nhờ một hệ thống chính phủ chặt chẽ, định hướng tín dụng và hạn chế nhập khẩu. Năm 2019, Hàn Quốc có tổng GDP là 2 nghìn tỉ USD và GDP bình quân đầu người hơn 39.434 USD, với tốc độ tăng trưởng 3,1%.
2. Đài Loan
Mặc dù có mối quan hệ gây tranh cãi với Trung Quốc, nhưng Đài Loan đã phát triển mạnh trong 4 thập kỉ qua. Năm 2019, GDP bình quân đầu người là 50.294 USD. Do áp lực từ Trung Quốc, quốc gia này không phải là một phần của Liên hợp quốc, tuy nhiên nó vẫn là một quốc gia xuất khẩu đáng tin cậy. Năm 2019, GDP của Đài Loan là 1,2 nghìn tỉ USD, đưa quốc gia 24 triệu dân này trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất ở châu Á.
3. Hongkong
Hongkong được coi là một đặc khu (Special Administration Region – SAR) ở Trung Quốc, cho phép họ tự do trong mọi hoạt động ngoại trừ quốc phòng cho đến năm 2047, lúc đó Hongkong và Trung Quốc sẽ đánh giá lại mối quan hệ của hai quốc gia. Các báo cáo mới nhất cho thấy khu vực này được xếp hạng đặc biệt cao về qui mô đo lường tự do kinh tế, với GDP 454,9 tỉ uSD vào năm 2019 và tốc độ tăng trưởng 3,8%.
4. Singapore
Mặc dù chỉ có 5,6 triệu dân, nhưng Singapore có GDP 527 tỉ USD vào năm 2019 và tốc độ tăng trưởng 3,6%. Được coi là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới. Singapore có một môi trường pháp lí nổi tiếng minh bạch và quyền sở hữu được bảo đảm tốt, cung cấp an ninh thương mại có giá trị cho khu vực tư nhân.
3. Vai trò trong thúc đấy nền kinh tế khu vực của bốn con hổ châu á:
Vì vậy, sẽ hợp lý khi có một cái nhìn cân bằng về các con hổ. Vẫn còn nhiều điều có thể lạc hướng đối với họ. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều có thể tiếp tục đi đúng hướng. Họ từng có rất nhiều điểm mạnh. Hàn Quốc đã nổi lên như một cường quốc về nghiên cứu, đồng thời xây dựng các thương hiệu toàn cầu mạnh, từ điện thoại thông minh đến các thần tượng nhạc pop. Đài Loan, trong hoàn cảnh khó khăn nhất về địa chính trị, đã tự biến mình thành một nhân tố thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời phát triển một hệ sinh thái sinh động gồm các doanh nghiệp nhỏ. Hồng Kông, bất chấp các tai ương hiện tại, đã trở thành cầu nối tài chính giữa Trung Quốc và thế giới. Singapore đứng đầu lớp hổ theo nhiều cách: họ có nền kinh tế đa dạng dù là một nước nhỏ, và đã xoa dịu được tình trạng bất bình đẳng vốn đi kèm với sự thịnh vượng gần đây.
Các con hổ cũng quan trọng đối với phần còn lại của thế giới. Hồ sơ của họ trong những năm bùng nổ vẫn là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nước đang phát triển khác noi theo. Kinh nghiệm của họ trong hai thập niên qua cho thấy các quốc gia có thể leo từ mức thu nhập trung bình lên tầm cao hơn như thế nào. Hồ sơ của họ trong vài thập niên tới cũng sẽ thu hút sự quan tâm của các nước phát triển.
Bộ tứ này có thể được xem là trường hợp thử nghiệm cho tương lai. Họ thường là những người tiên phong cho các công nghệ mới nhờ vào các công ty sáng tạo của họ. Và xã hội của họ đang phải đối mặt với vấn đề điển hình về các thế lưỡng nan mà các nước giàu đang đối mặt: làm thế nào để đối phó với tình trạng lão hóa dân số; bảo vệ công nhân trước tác động của tự động hóa; phục hồi tăng trưởng năng suất; giữ quan hệ gần gũi với cả Mỹ và Trung Quốc; và làm thế nào thúc đẩy tiền lương trì trệ và giữ giá bất động sản không tăng vọt.
Nhiều thập niên trước khi họ được đặt biệt danh là các con hổ, các nền kinh tế nhỏ hơn của Châu Á được ví von với một loài động vật khác: đàn ngỗng bay, với Nhật Bản là con ngỗng đầu đàn. Trong tự nhiên, cũng như trong kinh tế học, các con ngỗng bay sau sẽ bay dễ dàng hơn khi có con ngỗng đầu đàn dẫn dắt, bởi chúng được hưởng lợi từ luồng gió mà con ngỗng đầu đàn tạo ra. Nhưng phép ẩn dụ ban đầu này đã quên nói đến việc các con ngỗng thường thay phiên nhau làm con ngỗng đầu đàn. Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc đã dành nhiều thập niên thoải mái bay sau các nền kinh tế tiên tiến hơn. Tin tốt và cũng là tin xấu là giờ đây không còn ai để họ bay theo nữa.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Bốn con hổ Châu Á là gì? Đặc điểm và vai trò trong thúc đấy nền kinh tế khu vực” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.