Tình cảm mẫu tử luôn là một tình cảm thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Chỉ với văn bản Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm đã mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Qua phân tích bố cục, tóm tắt nội dung chính văn bản Mẹ và quả ngắn gọn đã giúp chúng ta thấu hiểu hơn về những hi sinh, sự vun vén, khổ cực của cha mẹ vì những trái ngọt (đứa con) cũng như đánh thức lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ của mình.
Mục lục bài viết
1. Bố cục văn bản Mẹ và quả:
Mẹ và quả là một trong những tác phẩm thơ của nhà thơ
1.1. Bố cục của văn bản:
Văn bản được chia bố cục thành hai phần, bao gồm:
– Phần thứ nhất: Hai khổ thơ đầu: Nội dung thể hiện lòng mong mỏi, sự chờ đợi cũng như sự khó nhọc của người mẹ trong suốt quãng đường chăm sóc cây trái trong vườn.
“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”
– Phần thứ hai: Khổ thơ cuối là sự băn khoăn, lo lắng của người con khi chứng kiến cảnh mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành.
“Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”
1.2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Mẹ và quả:
Thứ nhất, về giá trị nội dung:
– Văn bản mẹ và quả chính là những lời ca ngợi về tình cảm, tình yêu thương, sự hi sinh tuyệt vời của người mẹ dành cho những đứa con của mình. Đó là một tình cảm thiêng liêng mà không gì có thể thay thế được.
– Văn bản cũng đã thể hiện được sự hiếu thảo, biết ơn của người con đối với người mẹ thân yêu, đấng sinh thành của mình.
ð Tình cảm gia đình, tình mẫu từ là một tình cảm đặc biệt giúp người làm cha làm mẹ vượt qua được mọi khó khăn để có thể làm tất cả cho con mình, nó cũng là sức mạnh vun đắp lên những thành công, quả ngọt sau này mà người con đạt được.
Thứ hai, về giá trị nghệ thuật:
– Văn bản Mẹ và quả sử dụng thể thơ 7 chữ kết hợp cùng thể thơ 8 chữ giàu nhịp điệu tạo lên điểm nhấn đặc biệt mà giọng thơ vô cùng sâu lắng, gần gũi.
– Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu chạm được tới lòng người đọc.
Văn bản sử dụng nghệ thuật đặc sắc, giản dị mà sâu lắng, chạm được tới cảm xúc của người đọc, giúp người đọc thấm từng câu từng chữ trong bài thơ và càng hiểu rõ hơn về thứ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm giữa mẹ dành cho con và con dành cho mẹ.
2. Ý nghĩa nhan đề Mẹ và quả:
Văn bản Mẹ và quả là những lời của người con nói về người mẹ của mình. Đó là một người mẹ mang đầy đủ những đặc điểm, những bản chất của những người phụ nữ Việt Nam ta từ xưa cho tới nay. Bài thơ đã gợi cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương, dưỡng dục của mẹ đối với các con, và tình cảm, sự thức tỉnh, đánh thức tình cảm, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.
Điều đó được thể hiện qua những hình ảnh đặc sắc, những đứa con giống như những loại trái, loại quả mà người mẹ vất vả vun trồng, chăm chút từng chút, chờ đợi từng ngày, chờ đến khi đơm bông kết trái, thu được quả ngọt. Người mẹ đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tâm huyết và tình yêu thương của mình chỉ với mong muốn các con của mình sau này sẽ lên người, sẽ đạt được những trái ngọt, thành công của riêng mình.
Bài thơ không chỉ là lời ngợi ca những công lao to lớn, sự dưỡng dục của bậc làm cha làm mẹ mà còn là những thể hiện của sự biết ơn, tình yêu thương, trân trọng của người con dành cho ba mẹ của mình.
Nhan đề tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Mẹ và quả không chỉ là lời thoáng qua nhẹ nhàng mà đọng lại nhiều ý nghĩa hàm súc, gợi thức dậy trong mỗi chúng ta sự suy ngẫm về những sự tần tảo, cưu mang, chăm chút của người mẹ dành cho các con của mình. Qua đó càng làm tôn lên đạo sống của con người bao đời nay là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
3. Tóm tắt văn bản Mẹ và quả:
3.1. Mẫu tóm tắt 1:
Mẹ cùng tình yêu thương của mình, với những mồ hôi, vất vả mà mẹ trải qua đã vun đắp lên những trái ngọt, đã nuôi dưỡng những đứa con của mình trưởng thành từng ngày. Mồ hôi mẹ rơi xuống, những trái cây, hoa quả trong vườn ngày càng lớn, ngày càng ngon ngọt. Mẹ vun vén, chăm sóc từng chút một, những đứa con dần trưởng thành. Đến ngày mẹ già đi, trái cây chờ được hái, còn người con thì sợ mình vẫn chưa trưởng thành. Mẹ cố gắng, khó nhọc ươm mầm, nuôi dưỡng con trưởng thành. Bài thơ không chỉ là ca ngợi công lao của bậc làm cha làm mẹ mà còn là lời thức tỉnh tâm hồn của những người con về trách nhiệm, hiếu thảo, đền đáp công lao dưỡng dục của cha mẹ.
3.2. Mẫu tóm tắt 2:
Bằng những trải nghiệm cuộc sống chân thực, với một tâm hồn giàu sự suy tư và trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điểm đã thể hiện được tình cảm yêu thương, sự chăm sóc tận tâm của người mẹ dành cho con của mình. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh người mẹ vất vả, thấm đẫm mồ hôi để vun trồng, bồi đắp tạo lên những trái ngọt ngào. Và những trái ngọt ấy chính là hiện thân của những đứa con. Giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống như suối ngồn để bồi đắp tạo lên những mùa trái cây thêm thơm ngọt. Quả không chỉ đơn thuần là một thứ quả tầm thường, nó là tượng trưng cho thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên chính là lời ngợi ca công lao của những bậc làm cha làm mẹ, của những thế hệ đi trước đối với thế hệ con cháu sau này. Không chỉ vậy, những câu thơ ấy còn như một hồi chuông cảnh tỉnh, đánh thức tâm hồn con người về ý thức, trách nhiệm, về sự đền đáp công ơ sinh thành và dưỡng dục của con người chúng ta đối với người cha, người mẹ của mình.
4. Nội dung chính của văn bản Mẹ và quả:
Nội dung chính của văn bản thơ Mẹ và bé mà Nguyễn Khoa Điềm mang lại chính là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ. Nội dung ấy đã được nhà thơ lí giải một cách đầy hình ảnh khi đồng nhất liên tưởng giữa “lũ chúng tôi” với “một thứ quả trên đời”. Nội dung ấy được thể hiện qua ba khổ thơ như sau:
– Thứ nhất, hai khổ thơ đầu. Ở hai khổ thơ này, tác giả đã sử dụng hình ảnh trái bầu, trái bí để nói tới công ơn sinh thành và dưỡng dục của người làm cha làm mẹ. Điều quan trọng được nhắc đến trong hai đoạn thơ này là công lao chăm sóc và sự đợi mong rất nhiều hàm nghĩa của mẹ. Hình ảnh những quả bí xanh, quả bầu có dáng giọt mồ hôi mặn chính là thể hiện công sức của mẹ bao ngày tháng vun trồng mà tạo lên. Từ chuyện trồng cây, nhà thơ đã liên tưởng đến chuyện trồng người (chăm sóc, bồi dưỡng con người).
– Thứ hai, ở khổ thơ cuối là sự thể hiện rằng mỗi chúng ta cũng giống như những quả, những trái mà người mẹ đã “gieo trồng”, “vun xới”, dày công vun đắp, chảy bao nhiêu giọt mồ hôi, trông ngóng từng ngày từng giờ mới có được. Hình ảnh người mẹ vun đắp, bồi dưỡng, ngóng trông ngày thu hoạch những trái ngọt cũng giống như người mẹ chăm sóc, dưỡng dục, nuôi nấng, trông chờ con lớn khôn, kì vọng vào tương lai tươi sáng của con. Bên cạnh đó, hai câu thơ cuối đầy ẩn ý, vừa là sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân đối với sự báo hiếu, chăm sóc, đền đáp lại cho bậc cha mẹ của mình, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu mà thời gian vô tình, ngày càng trôi đi không bao giờ lấy lại được. Sự lo lắng về ngày “bàn tay mẹ mỏi”, chờ đợi, chịu đứng đến một ngày không thể chờ đợi được nữa. Người con lo lắng rằng, khi mình còn là “quả non xanh”, chưa trưởng thành, chưa thành công, chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong chờ của mẹ thì mẹ đã không còn nữa. Câu thơ ấy chứa nhiều ý nghĩa, chứa nhiều hàm ý khi tác giả sử dụng cụm từ “bàn tay mẹ mỏi”. Sợ rằng mẹ không thể chờ đợi được đến ngày con thành công, sợ rằng đến ngày đó, mẹ đã không còn nữa.
5. Kết luận:
Bài thơ Mẹ và quả được đưa vào giảng dạy trong sách ngữ văn lớp 7 tập 1 chính là lời thức tỉnh về sự ngẫm nghĩ của con người đối với tình cảm thiêng liêng, những hi sinh mà mẹ dành cho chúng ta, cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta nên báo hiếu sao cho trọn với những công lao to lớn của mẹ.