Bộ chỉ số lành mạnh tài chính là các tiêu chí được đưa ra. Nhằm xác định tính lành mạnh trong hoạt động tài chính. Ở đó các dữ liệu được phản ánh đều được tính toán đối với giá trị của một quốc gia. Nói cách khác, bộ chỉ số lành mạnh tài chính nhằm đánh giá tài chính của một quốc gia. Vậy bộ chỉ số lành mạnh tài chính là gì? Đặc trưng và vai trò của bộ chỉ số?
Mục lục bài viết
1. Bộ chỉ số lành mạnh tài chính là gì?
Bộ chỉ số lành mạnh tài chính trong tiếng Anh là Financial Soundness Indicators.
Bộ chỉ số lành mạnh tài chính là tất cả các chỉ số được đưa ra đối với đo lường tài chính. Gồm 40 chỉ số tài chính do Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng. Các chỉ số phản ánh cho các khía cạnh và nội dung khác nhau. Các ý nghĩa phản ánh tình hình tài chính khác nhau đem đến các nhìn toàn diện và đầy đủ khi tìm hiểu tính lành mạnh tài chính. Việc đo lường nhằm phản ánh sự lành mạnh tài chính mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể lựa chọn các chỉ số để công bố. Không bắt buộc phải thực hiện công bố đầy đủ 40 chỉ số.
Hiện nay, trên thế giới có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đang công bố Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của quốc gia mình trên website của IMF. Với định kì thực hiện là quí, 6 tháng, năm tài chính. Các giai đoạn và khoảng thời gian giúp phản ánh các biến động tài chính. Cũng như các quốc gia đang tham gia vào thực hiện chỉ số lành mạnh tài chính ngày càng phổ biến. Việc tính toán vừa giúp quốc gia nắm bắt tình hình tài chính. Vừa giúp đối tác yên tâm về hoạt động của quốc gia mình trong quan hê hợp tác quốc tế.
2. Nguyên nhân ra đời bộ chỉ số lành mạnh tài chính:
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và phổ biến “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính”. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính. Khi mà các chỉ số phản ánh được thể hiện chính xác. Và được cung cấp bởi chính quốc gia đó. Tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính. Với các quản lý và giám sát được thực hiện. Cũng như tăng cường kỷ luật thị trường. Khi mà các quốc gia tham gia vào công bố chỉ số, tất cả các hoạt động cần được thực hiện hiệu quả dưới tính chất quản lý nhất định.
Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt: IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Nhờ theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Cũng như hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Các nội dung công việc được thực hiện đối với các quốc gia tham gia vào xu hướng chung. Khi thực hiện công bố các chỉ số phản ánh tài chính đất nước. Dần dần, xu hướng sử dụng bộ chỉ số này được phát triển và mở rộng ở các quốc gia khác nhau. Các tổ chức quốc tế tham gia trong hoạt động giám sát toàn cầu mang đến ý nghĩa của chỉ số công bố với quốc tế. là nguồn thông tin phản ánh chính xác được cung cấp.
Các quốc gia công bố chỉ số lành mạnh tài chính hiện nay.
Với chỉ số lành mạnh tài chính phản ánh trước tiên là các số liệu liên quan. Cho thấy các tình hình và tính chất trong hoạt động tài chính. Cũng như phản ánh sự phát triển hay hướng chuyển biến trong tình hình tài chính quốc gia. Do đó, những nước phát triển thường công bố đầy đủ 40 chỉ số trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính. Khi mà các hoạt động của họ mang đến các ý nghĩa tích cực đến giá trị tài chính phản ánh. Còn các nước đang phát triển và mới nổi chưa công bố được đầy đủ 40 chỉ số nêu trên. Khi mà nhiều hoạt động kinh tế chưa được phát triển. Do đó tính hiệu quả tài chính chưa được thể hiện. Nhất là đối với các chỉ số khuyến khích của tổ chức nhận tiền gửi.
Khu vực Châu Á có 11 quốc gia đang thực hiện công bố Bộ chỉ số này trên website của IMF. Trong đó có 7 nước đang phát triển gồm Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Pa-kít-tang, Phi-líp-pin và Thái Lan. Với các chỉ số được phản ánh phù hợp với tình hình tài chính của quốc gia.
3. Đặc trưng bộ chỉ số lành mạnh tài chính:
Bộ chỉ số lành mạnh tài chính bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó:
– 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích).
– Hai chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác. Đó là: Tài sản trên tổng tài sản của hệ thống tài chính. Tài sản so với GDP
– Năm chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính. Đó là: Tổng nợ so với vốn chủ sở hữu. Doanh thu trên vốn chủ sở hữu. Thu nhập so với chi phí trả lãi và nợ gốc. Nguy cơ rủi ro ngoại hối so với vốn chủ sở hữu. Số bước hay số các thủ tục cần thiết được áp dụng khi phá sản.
– Hai chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình. Đó là: Nợ của hộ gia đình so với GDP. Nợ phải trả của hộ gia đình so với thu nhập.
– Hai chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường. Đó là: Chênh lệch trung bình giữa giá chào mua và giá chào bán trên thị trường chứng khoán. Tỷ lệ doanh thu bình quân hàng ngày trên thị trường chứng khoán.
– Bốn chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản. Đó là: Giá bất động sản của khu vực dân cư. Giá bất động sản của khu vực thương mại. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản dành cho khu dân cư so với tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản dành cho khu thương mại so với tổng dư nợ.
4. Vai trò của bộ chỉ số:
– Bộ chỉ số lành mạnh tài chính đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia.
Với các hoạt đọng kinh doanh hay thực hiện đầu tư,.. Các quốc gia từ nước phát triển hay đang phát triển đều phản ánh các chỉ số lành mạnh tài chính. Các số liệu và giá trị phản ánh cho biết thực trạng tình hình tài chính. Khi đó, các ý nghĩa được tìm kiếm cho quốc gia đó và các quốc gia, tổ chức quốc tế có nhu cầu. Trong hoạt động quốc tế, các nhu cầu trong hợp tác, đầu tư và mở rộng thị trường được thúc đẩy. Các tiềm năng hay thế mạnh của các quốc gia phải được nhìn nhận để xác định hiệu quả tài chính. Khi các tiềm năng được thể hiện, giúp các quốc gia dễ dàng trong tìm kiếm và lựa chọn đối tác. Từ đó có các hoạt động tài chính hiệu quả và nổi bật hơn.
Có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Nhìn nhận tài chính là tất yếu trước tiên. Các giá trị thể hiện giúp dễ dàng trong đối chiếu với các giai đoạn khác. Hoặc thực hiện so sánh lành mạnh tài chính với các quốc gia khác. Ngoài ra, đây cũng là một phản ánh mà quốc gia cần theo dõi, xem xét. Thực hiện các điều chỉnh phù hợp cho các giai đoạn tài chính sau.
– Bộ chỉ số lành mạnh tài chính phản ánh các tồn tại.
Có vai trò lớn trong việc dự đoán, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách. Khi các giá trị tài chính phản ánh có biến động hoặc dịch chuyển. Phải xem xét và tìm ra nguyên nhân tích cực cũng như tiêu cực. Từ đó thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động tài chính ở những giai đoạn khác. Góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính. Khi mà việc cân đối và đưa ra chiến lược hợp lý được thực hiện. Các quốc gia có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình tài chính. Do đó mà sự chuẩn bị và giải pháp được đưa ra. Với sự chủ động đón nhận và điều chỉnh có thể giảm thiểu các hậu quả từ khủng hoảng tài chính.
Đưa ra các biện pháp quản lí hợp lí nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt cần theo dõi ở các quốc gia đang phát triển. Khi mà các thay đổi hay tác động dễ dàng ảnh hưởng đến tài chính. Việc quản lý hợp lý phải được xây dựng trên cơ sở của các chỉ số lành mạnh tài chính. Có thể là theo dõi và so sánh các chỉ số với các thời kì hay giai đoạn trước. Tìm ra các lỗ hổng trong quản lý khiến cho các giá trị không phản ánh tối đa hiệu quả.
Kết luận.
Như vậy, Bộ chỉ số lành mạnh tài chính đưa ra các chỉ số một cách toàn diện và đầy đủ. Ở đó, các quốc gia có thể phản ánh hiệu quả hoạt động cảu mình trong những phạm vi đề cập nhất định. Các chỉ số được phản ánh vừa mang đến các ý nghĩa đối với quốc gia. Trong phản ánh kịp thời, phân tích hay thực hiện điều chỉnh. Vừa mang đến các thông tin cung cấp cho quốc tế về tình hình tài chính của các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, các vai trò trong định hướng tương lai hay điều chỉnh hoạt động được thực hiện. Nhằm tìm kiếm các giá trị phản ánh chỉ số lành mạnh tài chính hiệu quả hơn.