Tìm hiểu về vận đơn đường biển? Phân loại và tác dụng của vận đơn Bill Of Lading? Nội dung và lưu ý của vận đơn đường biển?
Trong lĩnh vực vận chuyển đường biển, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà nếu các chủ thể là người mới vào nghề sẽ còn bỡ ngỡ. Một trong số thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất phải kể đến bill of lading. Bill Of Lading là gì không phải ai cũng biết. Hiểu rõ chức năng và nội dung, những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển sẽ giúp rất nhiều khi làm thủ tục biển.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về vận đơn đường biển:
Ta hiểu về vận đơn đường biển (Bill of Lading) như sau:
Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Vận đơn đường biển, viết tắt là B/L (Bill of Lading) là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ.
Vận đơn đường biển, viết tắt là B/L (Bill of Lading) được biết đến chính là loại chứng từ phổ biến và quan trọng trong vận tải biển nói chung và vận tải container nói riêng.
Nếu các chủ thể làm về xuất nhập khẩu, hay làm cho hãng tàu, công ty forwarding, logistics như công ty tôi chẳng hạn… thì chắc hẳn sẽ thấy chứng từ này gần như hàng ngày. Mặc dù vậy, nhưng rất có thể các chủ thể chưa hiểu rõ về vận đơn đường biển, viết tắt là B/L (Bill of Lading)
Nếu định nghĩa một cách chính tắc, thì có thể khái quát như sau: Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.
Nói như vậy thì thực chất cũng ngầm định rằng vận đơn được dùng cho vận tải biển, để phân biệt với vận đơn hàng không (Airway Bill) dùng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng máy bay.
Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau. Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc.
Nếu xét theo khía cạnh lịch sử hình thành và sử dụng, vận đơn đường biển được bắt đầu sử dụng từ thế kỷ 13, khi thông thương hàng hóa bằng đường biển trở nên tấp nập ở châu âu, và chủ hàng cần có bằng chứng văn bản về việc hàng hóa được xếp xuống tàu.
Ban đầu vận đơn chỉ có mục đích như một biên lai của người vận chuyển phát hành khi nhận hàng.
Chức năng của vận đơn đường biển (Bill of Lading):
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) được dùng nhằm mục đích để chuyển cho chủ thể là người gửi hàng sử dụng khi hàng hóa đã được xếp và chuyên chở lên tàu. Vì vậy chức năng của vận đơn đường biển (Bill of Lading) như sau:
– Vận đơn đường biển (Bill of Lading) có chức năng dùng làm biên nhận hàng hóa.
– Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là một trong những chứng từ đi kèm của hợp đồng vận tải, chứng minh việc thực hiện hợp đồng.
– Chứng từ vận đơn đường biển (Bill of Lading) thể hiện quyền sở hữu lô hàng của ai.
2. Phân loại và tác dụng của vận đơn Bill Of Lading:
Theo hình thức căn cứ theo tính chất sở hữu này sẽ bao gồm 2 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. Trong các loại vận đơn này lại được phân chia làm các loại nhỏ khác như sau:
+ Vận đơn đích danh: giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng. Thông tin người nhận được thể hiện chi tiết trên vận đơn.
+ Vận đơn theo lệnh: bao gồm vận đơn giao hàng cho người cụ thể, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.
– Căn cứ theo phê chú:
Căn cứ theo phê chú sẽ được phân chia làm 2 loại vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Cụ thể là:
+ Vận đơn sạch: Tên chuyên ngành là Clean Bill . Loại vận đơn này dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển, có chất lượng tốt.
+ Vận đơn không sạch: Tên gọi là Unclean Bill, giúp thể hiện thông tin về hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo.
– Căn cứ theo pháp lý:
Căn cứ theo pháp lý sẽ được phân chia làm 2 loại vận đơn như sau:
+ Vận đơn Original: được gọi đơn giản là vận đơn gốc có ký xác nhận bằng tay và đôi khi có cả con dấu.
+ Vận đơn Copy B/L: Được gọi là bản phụ của vận đơn gốc. Với nội dung tương tự nhưng không có chữ ký tay trên đó.
– Căn cứ theo hành trình, cách thức vận chuyển:
Loại vận đơn này sẽ căn cứ vào cách thức vận chuyển như nào để phân biệt. Trong đó:
+ Direct B/L: Được gọi là vận đơn thẳng tức là hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không cần phải sử dụng quá trình chuyển tải.
+ Through B/L: Là vận đơn chở suốt thể hiện hàng hóa sẽ phải chuyển qua một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
+ Multimodal B/L: Cách thức vận đơn đa phương thức. Trong đó, hàng hóa sẽ được thực hiện chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt….
– Căn cứ theo nhà phát hành:
Căn cứ theo nhà phát hành sẽ được phân chia làm 2 loại vận đơn như sau:
+ Đơn vị vận chủ phát hành: Đây là vận đơn Master B/L do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
+ Vận đơn nhà: là vận đơn House B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.
3. Nội dung và lưu ý của vận đơn đường biển:
Nội dung của vận đơn đường biển (Bill of Lading) cụ thể gồm các thông tin sau đây:
– Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu B/L lô hàng và khai báo hải quan. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.
– Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao nhận.
– Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
– Bên được thông báo: Ghi tương tự như mục người nhận hàng
– Tên tàu: Mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi và được thể hiện trên chứng từ này.
– Cảng xếp và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận.
– Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.
– Số kiện hàng, cahcs đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số lượng container.
– Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.
– Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.
– Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc thanh toán tại đâu.
– Ngày tháng: THể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp vận đơn, địa chỉ cấp.
– Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường là 3 bản.
– Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.
Việc sử dụng vận đơn đường biển cần lưu ý một số điểm nhất định giúp đảm bảo an toàn, thuận tiện trong quá trình giao nhận hàng. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển bao gồm:
– Tính pháp lý của vận đơn:
Bởi vù vận đơn dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển hàng hóa từ chủ thể là người giao đến người nhận nên cần đảm bảo tính pháp lý chắc chắn. Các hiện tượng như mất mát, hư hỏng sẽ được giải quyết dựa trên các thông tin ghi trên vận đơn. Theo đó, các chủ thể sẽ cần lưu ý vận đơn phải có tính pháp lý đúng đắn, chính xác làm căn cứ cho các bên.
– Kiểm tra thông tin của vận đơn:
Trên vận đơn các chủ thể sẽ cần kiểm tra các thông tin ghi trên đó để nhằm mục đích sẽ có thể hạn chế xảy ra thời gian tranh chấp, kiện tụng. Các thông tin được chú ý nhiều nhất liên quan đến chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, ngày tháng giao dịch, ký xác nhận hàng….
Đây thực chất chính là các thông tin quan trọng vừa giúp người giao hàng và người vận chuyển, người nhận hàng có căn cứ để nhằm mục đích có thể xác định hàng hóa nhận như nào. Đồng thời thực hiện thanh toán, công nợ ra sao…