Thuật ngữ các biện pháp tự vệ hiện nay chắc hẳn cũng đã khá quen thuộc đối với các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Trong lĩnh vực thương mại, biện pháp tự vệ đặc biệt trong thương mại cũng rất được quan tâm. Vậy biện pháp tự vệ đặc biệt trong thương mại là gì? Quy định chung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biện pháp tự vệ đặc biệt trong thương mại là gì?
Ta hiểu về biện pháp tự vệ như sau:
Biện pháp tự vệ được hiểu là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh và từ đó đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ hiện cũng chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, các biện pháp này cũng không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Mỗi nước nhập khẩu là thành viên Tổ chức thương mại thế giới đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (cụ thể về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ). Doanh nghiệp cần chú ý đến công cụ này để nhằm mục đích có thể yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm để có thể bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết.
Các biện pháp tự vệ được hiểu đơn giản là các biện pháp mà căn cứ vào các điều khoản tự vệ hay miễn trách, cho phép một bên trong hiệp định thương mại tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong hiệp định nhằm mục đích để có thể chống lại những diễn biến bất ngờ có hại cho nền kinh tế nước mình hoặc cho một ngành kinh tế và có những nguyên nhân gốc rễ nêu cụ thể trong hiệp định cụ thể. Trong đa số các trường hợp, những diễn biến xấu này chính là sự gia tăng hàng nhập do các biện pháp mở cửa hoặc tự do hóa theo hiệp định, với số lượng tới mức mà ngành hàng tương ứng trong nước bị để dọa thiệt hại nghiêm trọng.
Biện pháp tự vệ trong tiếng Anh là gì?
Biện pháp tự vệ trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Safeguard Measures.
2. Biện pháp tự vệ đặc biệt:
Ta hiểu về biện pháp tự vệ đặc biệt cụ thể như sau:
Như phân tích cụ thể bên trên, ta hiểu cơ bản biện pháp tự vệ đó chính là một biện pháp phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam và đây chính là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Theo Luật Quản lí ngoại thương năm 2017 định nghĩa về biện pháp tự vệ đặc biệt như sau: Biện pháp tự vệ đặc biệt, hay còn gọi là biện pháp tự vệ chuyển tiếp được hiểu là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Biện pháp tự vệ đặc biệt trong tiếng Anh là gì?
Biện pháp tự vệ đặc biệt trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Special Safeguard.
3. Quy định về biện pháp tự vệ đặc biệt:
3.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp bao gồm các nguyên tắc:
– Thứ nhất: Không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ đặc biệt đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:
+ Không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ đặc biệt đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật Quản lí ngoại thương;
+ Không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ đặc biệt đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.
– Thứ hai: Không áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt vượt quá giai đoạn chuyển tiếp.
– Thứ ba: Không áp dụng quá một lần biện pháp tự vệ đặc biệt đối với cùng một hàng hóa.
– Thứ tư: Không áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết trong Hiệp định.
– Thứ năm: Không áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt bằng biện pháp áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu.
– Nguyên tắc thứ sáu đó là việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt sẽ cần phải được thực hiện sao cho phù hợp với quy định pháp luật.
3.2. Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp:
– Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây:
+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo Hiệp định.
Cần lưu ý trong trường hợp sự gia tăng nhập khẩu từ hai nước thành viên bị điều tra trở lên, khối lượng, số lượng nhập khẩu bị điều tra của từng nước thành viên phải có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực của các nước thành viên.
+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra nhận thấy ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra nhận thấy việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
– Biện pháp tự vệ đặc biệt được áp dụng bao gồm:
+ Biện pháp tự vệ đặc biệt được áp dụng đó là đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của Hiệp định đối với hàng hóa bị điều tra.
+ Biện pháp tự vệ đặc biệt được áp dụng đó là tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.
– Pháp luật quy định cụ thể về thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước, thời hạn áp dụng có thể kéo dài thêm tối đa 01 năm.
– Trong trường hợp biện pháp tự vệ đặc biệt dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ đặc biệt sẽ cần phải được nới lỏng dần đều trong suốt quá trình áp dụng biện pháp đối với các đối tượng.
– Sau khi đã hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đó.
3.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may bao gồm các nguyên tắc:
– Nguyên tắc đầu tiên khi áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đó là không được áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:
+ Không được áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương.
+ Không được áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư Thông tư 19/2019/TT-BCT.
– Nguyên tắc thứ hai đó là không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.
– Nguyên tắc thứ ba đó là không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa.
– Một nguyên tắc quan trọng nữa đó là việc điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Thông tư 19/2019/TT-BCT.
Trên đây là một số quy định cụ thể về biện pháp tự vệ đặc biệt trong thương mại. Các chủ thể cần thực hiện đúng các quy định này để có thể tự đảm bảo quyền và lợi ích của mình cũng như những chủ thể có liên quan.