Biện pháp quản lý là thuật ngữ được sử dụng trong các tổ chức. Với tính chất thực hiện bởi các đối tượng quản lý. Nhìn chung, biện pháp quản lý nhằm mang đến các hiệu quả trong công việc và tính tổ chức của mọi người. Cùng bài viết tìm hiểu về các biện pháp quản lý là gì? Đặc điểm và các đối tượng quản lý?
Mục lục bài viết
1. Biện pháp quản lý là gì?
Biện pháp quản lý là hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể quản lý. Với những biện pháp được thể hiện thông qua cách thức tác động nhằm thực hiện mục đích xác định. Thông thường là các hoạt động quản lý trong nội bộ công ty. Đối tượng chịu tác động của biện pháp quản lý được gọi là đối tượng quản lý. Bao gồm những chủ thể là cấp dưới hoặc các tiềm năng của tổ chức). Và khách thể quản lý là các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường…. Để tiến hành biện pháp quản lý, các tác động được thể hiện trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp.
Các biện pháp thường phải được sử dụng công khai, mang các điều chỉnh tích cực. Nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Biện pháp quản lý được thực hiện phổ biến trong hoạt động của các cơ quan tổ chức hay trong nội bộ doanh nghiệp. Với các mục tiêu hướng đến trong vận hành hiệu quả bộ máy của tổ chức. Đảm bảo các chủ thể hay khách thể được tác động và tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý. Với yêu cầu đặt ra cho bộ máy lãnh đạo phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp.
2. Phân loại các biện pháp quản lý:
Các biện pháp quản lý có tính chất đa dạng và không có công thức áp dụng chung cho các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, có những nhóm biện pháp mà tổ chức có thể lựa chọn trong công tác quản lý phù hợp. Dựa trên tiêu chí khác nhau, có thể phân loại các biện pháp quản lý gồm:
– Theo phương thức tác động lên đối tượng quản lý. Có biện pháp trực tiếp và biện pháp gián tiếp. Tức là thực hiện các tác động trực tiếp vào đối tượng hoặc tác động lên đối tượng khác có mối liên hệ tới đối tượng quản lý. Từ đó mang đến các ảnh hưởng và điều chỉnh đến đối tượng quản lý.
– Theo chức năng quản lý. Có các biện pháp kế hoạch hoá, hạch toán,… Được áp dụng chủ yếu lên các khách thể của hoạt động quản lý. Biện pháp tổ chức, biện pháp kiểm tra,… Áp dụng lên các chủ thể cần quản lý.
– Theo nội dung và cơ chế hoạt động quản lý. Có các biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính – tổ chức và biện pháp tâm lý xã hội/ giáo dục. Hướng đến các nhu cầu khác nhau trong lĩnh vực phản ánh của tổ chức.
– Theo phạm vi, đối tượng tác động. Có các biện pháp quản lý nội bộ hệ thống và các biện pháp tác động lên các hệ thống khác.
3. Đặc điểm các biện pháp quản lý:
Biện pháp quản lý nhìn chung được áp dụng khác nhau ở các tổ chức. Với hiệu quả phản ánh không giống nhau. Ngoài yếu tố lãnh đạo, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nội dung biện pháp áp dụng và hiệu quả.
– Trước tiên, biện pháp quản lý mang tính linh hoạt và sáng tạo.
Các công cụ, phương tiện quản lý trên lý thuyết rất đa dạng. Tùy vào mục đích, khả năng, tầm nhìn của nhà lãnh đạo,… mà việc lựa chọn phản ánh tương ứng. Các cách thức, tính chất và mức độ áp dụng biện pháp cũng được điều chỉnh. Khi đó, các tính chất của công việc, mục tiêu của tổ chức và hoàn cảnh thực tế được cân nhắc xem xét.
Với các giai đoạn hay tính chất phản ánh trên đối tượng quản lý khác nhau. Yêu cầu nhà quản lý phải có tầm nhìn sáng tạo. Từ đó linh hoạt áp dụng hay điều chỉnh các biện pháp quản lý. Phải công nhận rằng không có một biện pháp quản lý nào là tối ưu cho mọi lúc, mọi nơi. Nên cần đến người lãnh đạo có trình độ, có tâm huyết và đặt mình trên nhiều vị trí để đánh giá tính chất của biện pháp quản lý cần tiến hành. Các tính chất đò hỏi sự linh hoạt và sáng tạo của biện pháp quản lý phản ánh trên:
+Tính đa dạng của chủ thể quản lý. Xét về năng lực, trình độ, phẩm chất, thói quen…
+ Tính khác biệt của đối tượng quản lý. Thể hiện ở trình độ, năng lực, nhu cầu, lợi ích…
+ Tính phong phú của các công cụ, phương tiện tham gia vào quá trình quản lý.
+ Tính đặc thù của môi trường. Làm nên khác nhau cơ bản giữa các tổ chức khác nhau,…
– Tính đa dạng, phong phú của biện pháp quản lý.
Hệ thống biện pháp quản lý bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Được tiến hành thông qua các công cụ, phương tiện riêng. Nó làm nên tính đa dạng trong xác định tên gọi và nhu cầu khác nhau của hoạt động quản lý. Do đặc điểm này mà việc lựa chọn phải tiến hành linh hoạt và sáng tạo. Hướng đến các mục tiêu trong hoạt động quản lý.
+ Căn cứ vào việc sử dụng công cụ quyền lực của chủ thể quản lý. Có thể phân chia thành: biện pháp quản lý chuyên quyền, biện pháp quản lý dân chủ và biện pháp quản lý “tự do”.
+ Căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính vật chất. Có sự tham gia tác động và quan tâm đến hiệu quả vật chất phản ánh. Biện pháp quản lý được phân chia thành: biện pháp quản lý bằng kinh tế, biện pháp tổ chức – hành chính.
+ Căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính phi vật chất. Là những tác động trên yếu tố tâm lý hay tác động tư tưởng. Biện pháp quản lý bao gồm: biện pháp chính trị – tư tưởng (biện pháp tuyên truyền giáo dục), biện pháp tâm lý ‑ xã hội.
– Biện pháp quản lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tắc quản lý.
Nguyên tắc quản lý được hiểu là các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần phải có của chủ thể quản lý. Nó phản ánh năng lực chuyên môn được gọi là kỹ năng cứng. Các nguyên tắc cũng được xem xét áp dụng mềm dẻo, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, biện pháp quản lý phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc quản lý. Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý không được sáng tạo một cách tuỳ tiện, không có cơ sở. Không được thoát ly khỏi những định hướng, quy định và quy tắc quản lý. Mang đến những phản ánh về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý.
Hai yếu tố này được xem là 2 mặt đối lập của một chỉnh thể, bổ sung và phản ánh lẫn nhau. Nguyên tắc quản lý là mang tính khách quan, ổn định, bắt buộc. Trong khi biện pháp quản lý mang tính linh hoạt và sáng tạo. Tính chất khoa học kết hợp với sự mềm dẻo, khéo léo. Quản lý không mang đến các yêu cầu hay đòi hỏi cứng nhắc.
– Biện pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật quản lý.
Phong cách của mỗi nhà lãnh đạo không giống nhau trong các tổ chức. Thực chất họ cũng không muốn trở thành bản sao của nhau. Để làm được điều đó, nghệ thuật quản lý phản ánh phong cách, làm nên nét riêng biệt và không pha trộn. Như vậy, với nền tảng nguyên tắc cơ bản cùng được tích lũy. Nhà quản lý phải lựa chọn cách thức tạo ra thương hiệu và phát triển thương hiệu nội bộ theo phong cách và cách tiếp cận của bản thân.
Trong mối quan hệ này, biện pháp quản lý là tiền đề khách quan được xây dựng. Trong khi nhân tố chủ quan của nhà quản lý tạo nên phong cách riêng. Từ đó mà cách thức lựa chọn và mức độ áp dụng biện pháp quản lý phản ánh riêng biệt. Nó được phản ánh thông qua hiệu quả quản lý và phản ánh trên các giá trị trong hoạt động của tổ chức. Hình thành nên phong cách quản lý và nghệ thuật quản lý.
4. Các đối tượng quản lý:
– Đối tượng quản lý là những người tiếp nhận các tác động quản lý.
Đối tượng quản lý có thể là các chủ thể hoặc khách thể khác nhau. Đặt dưới sự tác động và điều chỉnh của chủ thể quản lý. Thông qua việc thực hiện các biện pháp quản lý. Khi tiếp nhận các tác động quản lý, đối tượng quản lý có thể “chấp nhận” hay “không chấp nhận”. Từ đó dẫn tới “hưng phấn” hay “ức chế”. Điều đó phụ thuộc vào nội dung của những tác động quản lý mà chủ thể đưa ra. Cũng như dựa trên các tâm lý, nhận thức của đối tượng chủ thể. Do đó hình thức và phương thức tác động tới đối tượng quản lý là vô cùng quan trọng. Mang đến những đòi hỏi hay yêu cầu một cách mềm mỏng, tác động và thay đổi nhận thức, thái độ của chủ thể.
– Đối tượng quản lý thúc đẩy mục tiêu chung của tổ chức.
Đối tượng quản lý là những con người khác nhau về tình cảm, nhu cầu, lợi ích… Song họ sẽ được liên kết lại để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Do vậy, dù thực hiện các biện pháp quản lý vẫn phải đảm bảo hài hòa với quyền lợi và nhu cầu của họ. Đối tượng quản lý không phải là những “công cụ biết nói”. Họ hoạt động có ý thức, có động cơ và mang tính sáng tạo. Vì vậy, các tâm tư nguyện vọng, các thái độ và nhu cầu của họ cần được xem xét.
Đối với các đối tượng quản lý là các chủ thể cấp dưới, việc mang đến hay thay đổi nhận thức của họ là vô cùng quan trọng. Khi những người cùng hoạt động với mục tiêu giải quyết công việc chung của tổ chức hiểu nhau hơn. Chủ thể quản lý nên sử dụng phong cách quản lý dân chủ để phát huy trí tuệ của cấp dưới. Nó mang đến hiệu quả cao hơn khi đối tượng quản lý được coi là “người trong cuộc”, thúc đẩy tính xây dựng tập thể và tinh thần cống hiến của họ.