Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái hòa bình. Khi có tranh chấp giữa các quốc gia thì phương hướng tối ưu nhất thường hướng tới là sử dụng biện pháp phi quân sự. Dưới đây là giải đáp thắc mắc về biện pháp phi quân sự là gì và các biện pháp phi quân sự?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm biện pháp phi quân sự:
– Sức mạnh quân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển và nền hòa bình của một quốc gia.
+ Thứ nhất, nó thể hiện hiện sức mạnh của một quốc gia. Đấu tranh là quy luật tất nhiên của lịch sử phát triển của nhân loại. Có đấu tranh, con người mới phát triển. Các nước muốn phát triển, mở mang bờ cõi lãnh thổ của quốc gia mình, bảo vệ lợi ích sống tốt nhất cho người dân, thì phải có nền tảng sức mạnh quân sự. Từ bao đời nay, từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ phong kiến, các quốc gia, bộ tộc trên thế giới không ngừng đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, giành lãnh thổ để phục vụ cho cuộc sống của người dân nước mình. Muốn làm được điều đó, con người phải có nền tảng sức mạnh. Muốn đấu tranh, con người phải có vũ khí, phải có kinh nghiệm chiến đấu. Từ thời xa xưa, con người đã chế tạo ra được vũ khí để chiến đấu. Tức, con người ta xác định được, để giành được quyền lợi và bảo vệ quyền lợi cho bản thân và đồng loại, cần phải có sức mạnh. Ở đây, chính là sức mạnh quân sự.
+ Thứ hai, sức mạnh quân sự giúp các quốc gia trên thế giới bảo vệ nền hòa bình của mình, tránh sự lăm le xâm lược của các quốc gia khác. Nếu không có nền tảng quân sự, không có sức mạnh chính trị, một quốc gia chắc chắn sẽ bị thôi tính và xâm lược. Sức mạnh quân sự được xem là tấm khiên bảo vệ quốc gia trước những móng vuốt xâm lược, đe dọa của đối thủ bên ngoài.
+ Có sức mạnh quân sự, các quốc gia mới có nền tảng phát triển các lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế. Hiện nay, thế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hóa. Theo đó, tất cả các quốc gia thế giới đều hướng tới việc hội nhập, tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển. Để cuộc sống của người dân được đảm bảo, kinh tế cần đạt được sự phát triển bền vững và mạnh mẽ. Không phải quốc gia nào có nền tảng tự nhiên để phát triển kinh tế thì các sản phẩm kinh tế của họ cũng được tiếp nhận ra thị trường thế giới. Có rất nhiều trường hợp, các quốc gia lớn dùng sức mạnh chính trị, quân sự của mình để thâu tóm thị trường kinh tế quốc tế. Do đó, để có thể cạnh tranh và hội nhập kinh tế, quốc gia phải có nền tảng, sức mạnh quân sự để bảo vệ mình khỏi sức mạnh cạnh tranh mang tính chất vùi dập của các cường quốc khác.
Như vậy, sức mạnh quân sự có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cũng như nền hòa bình của một quốc gia. Có thể khẳng định rằng, muốn bảo vệ được chính mình, một quốc gia phải có nền tảng quân sự vững mạnh.
– Biện pháp phi quân sự là những biện pháp không sử dụng đến lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội, vũ khí và những lực lượng chiến tranh. Có thể hiểu, biện pháp phi quân sự là biện pháp bảo vệ hòa bình mà không cần sử dụng đến vũ lực.
– Thông thường khi nhắc đến quân quân sự, người ta thường nghĩ đến đội ngũ quân đội hùng hậu, với trang vật tư vũ khí hạng nặng để phục vụ cho chiến đấu. Khi một đất nước bị đe dọa chủ quyền, hay có ý định lăm le xâm lược chủ quyền của các quốc gia khác, họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để thỏa mãn, đạt được tham vọng, mong muốn của mình. Quân sự là căn cứ xác thực nhất, thể hiện sức mạnh của một quốc gia. Một đất nước có tiềm lực quân sự, vũ trang phát triển, đồng nghĩa với việc đất nước đó mạnh. Biện pháp phi quân sự thực chất là biện pháp hòa bình mà thế giới khuyến khích các nước có mâu thuẫn sử dụng để giải quyết. Những biện pháp này được Luật quốc tế quy định cho những thành viên tham gia Liên Hợp Quốc nhằm giữ vững hòa bình giữa các quốc gia không có chiến tranh xảy ra. Sử dụng biện pháp này, các quốc gia trên thế giới vẫn thực hiện chiến lược bảo vệ hòa bình nước mình cùng các quốc gia thành viên trong một liên hiệp, tổ chức bất kỳ mà không cần phải sử dụng để vũ khí và lực lượng quân sự.
2. Tại sao nên sử dụng biện pháp phi quân sự để giải quyết tranh chấp?
– Hiện nay, các tổ chức trên thế giới, bao gồm Liên hợp quốc kêu gọi các nước thực hiện giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tức sử dụng biện pháp phi quân sự. Bởi các lý do sau đây:
+ Nhắc đến chiến tranh là nhắc đến mất mát, đau thương. Nếu sử dụng biện pháp quân sự để giải giải quyết mâu thuẫn, các quốc gia trên thế giới sẽ đụng độ với nhau, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Biện pháp quân sự buộc các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh quá trình sản xuất vũ khí, trang thiết bị vật tư, sự đầu tư cho việc đào tạo, huấn luyện lực lượng quân sự. Biện pháp quân sự buộc các quốc gia phải giao đấu với nhau. Thiệt hại lớn nhất chính là thiệt mạng về người. Khi đó, dù có phân định được thắng thua giữa các nước tham gia, thì thiệt hại về người là những điều mà các nước đều phải gánh chịu. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, quyền con người ngày càng được nâng cao. Tất cả các cá nhân đều có quyền sống. Song, chiến tranh và các biện pháp quân sự trong việc giải quyết tranh chấp khiến nhân quyền này bị ảnh hưởng nặng nề.
+ Xã hội ngày càng phát triển. Tiềm lực kinh tế, chính trị của các nước ngày càng lớn. Nếu biện pháp quân sự được đẩy mạnh, các nước trên thế giới sẽ đua nhau xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu. Khi xảy ra tranh chấp, các nước dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự của mình để đàn áp đối phương. Nếu sức mạnh quân sự bị sử dụng bừa bãi, sẽ gây ra sự bất ổn về kinh tế, chính trị, quyền hưởng cuộc sống hòa bình, tự do của người dân của tất cả các nước trên thế giới.
Chính vì những lý do này, hiện nay, thế giới luôn hưởng tới các biện pháp phi quân sự để giải quyết tranh chấp. Biện pháp phi quân sự giúp tranh chấp, mâu thuẫn được giải quyết và nền hòa bình của các quốc gia vẫn luôn được bảo đảm.
3. Các biện pháp phi quân sự:
Biện pháp phi quân sự là cách thức mà các quốc gia trên thế giới hướng đến để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp mà không cần sử dụng đến vũ lực. Các biện pháp phi quân sự nhằm duy trì hòa bình mà các quốc gia trên thế giới thường hướng đến:
3.1. Biện pháp đàm phán trực tiếp:
Tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra giữa các quốc gia trên thế giới là do các nước không tìm được tiếng nói chung với nhau. Nếu mỗi bên đều kiên định bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình theo tư tưởng bảo thủ, mà không hướng tới việc trao đổi, tìm sự thỏa thuận chung, thì chắc chắn xung đột sẽ bùng nổ. Các bên sẽ không còn đủ bình tĩnh để giải quyết mâu thuẫn mà luôn hướng tới việc sử dụng vũ lực nhằm giải quyết vấn đề. Do đó, biện pháp các bên trực tiếp ngồi xuống đàm phán với nhau là cách thức hòa bình bình để các bên bình tĩnh, cùng nhau ngồi xuống, tìm hướng giải quyết vấn đề. Các bên có tranh chấp mong muốn các bên có thể thỏa thuận, đàm pháp cùng nhau thì sẽ thực hiện đàm phán trực tiếp để đưa ra thống nhất về vấn đề đang tranh chấp. Khi đàm phán, các bên sẽ hiểu được mong muốn của nhau, thể hiện sự tôn trọng đối phương, độc lập bày tỏ quan điểm của mình, thống nhất cách giải quyết. Điều này giúp mâu thuẫn một phần nào đó sẽ được xóa bỏ, hạn chế chiến tranh quân sự xảy ra.
3.2. Biện pháp trung gian:
Nhiều khi, tranh chấp xảy ra, các bên sẽ rất khó tìm được tiếng nói chung, lắng nghe và thấu hiểu nhau. Khi mâu thuẫn, các bên chỉ nhìn vào lợi ích của quốc gia mình, không đủ bình tĩnh để nhìn nhận toàn cục vấn đề. Lúc này, cần một bên thứ ba đứng gia, làm trung gian để giải quyết mâu thuẫn. Bên thứ ba sẽ đứng ra vận động, thuyết phục các bên tranh chấp tham gia đàm phán, ý kiến của bên thứ ba sẽ không bắt buộc với các bên. Bên thứ ba là bên trung lập không nghiêng về ý kiến của bên nào.
3.3. Uỷ ban điều tra:
Hiện nay, thế giới luôn hướng tới việc duy trì hòa bình. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, các hiệp hội, tổ chức mà các quốc gia xảy ra mâu thuẫn sẽ đứng ra điều tra, đánh giá, thực hiện giải quyết mâu thuẫn cho các bên. Uỷ ban điều tra sẽ thực hiện công tác tìm kiếm, xác định sự kiện, tính huống khách quan, nguyên nhân tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Kết quả đó không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp. Việc điều tra của ủy ban điều tra giúp các bên nhìn nhận được vấn đề, sau đó ngồi xuống đàm phán và giải quyết tranh chấp với nhau.
3.4 Uỷ ban hoà giải:
Nếu ủy ban điều tra có nhiệm vụ chính là điều tra nguồn cơn xảy ra mâu thuẫn của các bên thì nhiệm vụ của ủy ban hòa giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp từ đó đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đới cho vụ tranh chấp cho các bên. Ủy ban hòa giải giúp làm dịu căng thẳng giữa các bên xảy ra mâu thuẫn; xác định được đúng sai giữa các bên, từ đó định hướng hướng giải quyết.
– Trọng tài quốc tế: Các bên xảy ra tranh chấp còn có thể hướng tới việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế. Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp.