Với bất cứ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận vẫn luôn là mối quan tâm lớn nhất bởi vì lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại mà sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Vậy biên lợi nhuận ròng là gì? Công thức tình và các yếu tố?
Mục lục bài viết
1. Biên lợi nhuận ròng là gì?
Khái niệm biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng được hiểu cơ bản là thu nhập ròng (net income) hoặc lợi nhuận được tạo ra tính theo phần trăm doanh thu.
Biên lợi nhuận ròng về bản chất được xem là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân.
Biên lợi nhuận ròng là thuật ngữ được sử dụng để thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.
Thu nhập ròng cũng được gọi là kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của một công ty hoặc lợi nhuận ròng (net profit). Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là tỉ suất lợi nhuận ròng. Thuật ngữ lợi nhuận ròng cũng tương đương với thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh và người ta cùn có thể sử dụng các thuật ngữ này nhằm mục đích để thay thế cho nhau.
Biên lợi nhuận ròng trong tiếng Anh gọi là gì?
Biên lợi nhuận ròng trong tiếng Anh gọi là Net Profit Margin/ Net Margin.
2. Công thức tính biên lợi nhuận ròng:
Net Profit Margin = Net income/R x 100.
Trong đó:
R = Revenue: Doanh thu
COGS = The cost of goods sold: Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là thuật ngữ được sử dụng để nhằm đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.
Giá vốn hàng bán còn được gọi là chi phí bán hàng.
E = Operating and other expenses: Chi phí hoạt động và các chi phí khác.
I = Interest: Lãi suất.
T = Taxes: Thuế.
Như vậy, công thức tính biên lợi nhuận ròng được thực hiện cụ thể như sau:
– Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí khác, lãi suất (từ nợ) và thuế từ doanh thu.
– Chia kết quả tính được nêu trên cho doanh thu.
– Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.
– Ngoài ra, cách tính thứ 2 là xác định thu nhập ròng từ kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của báo cáo thu nhập và cho doanh thu. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.
3. Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng:
– Tổng doanh thu.
– Tất cả dòng tiền đi.
– Dòng thu nhập bổ sung.
– Giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác.
– Các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả.
– Thu nhập đầu tư và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp.
– Các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế.
4. Các thuật ngữ liên quan biên lợi nhuận ròng:
4.1. Thu nhập ròng:
Khái niệm thu nhập ròng:
Thu nhập ròng sẽ được tính bằng doanh thu trừ chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. Thu nhập ròng là một giá trị hữu ích cho các nhà đầu tư để đánh giá xem bao nhiêu doanh thu vượt quá chi phí của một công ty. Nó có trên các báo cáo thu nhập của công ty và cũng là một chỉ số về lợi nhuận của công ty đó.
Các công ty sử dụng thu nhập ròng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Các nhà phân tích kinh doanh thường coi thu nhập ròng là điểm mấu chốt vì nó nằm ở cuối báo cáo thu nhập. Các nhà phân tích ở Anh xem NI là lợi nhuận do các cổ đông.
Thu nhập ròng được gọi là điểm mấu chốt vì thu nhập ròng xuất hiện như là dòng cuối cùng trên báo cáo thu nhập một khi tất cả các chi phí, lãi và thuế đã được trừ vào doanh thu.
Thu nhập ròng trong tiếng Anh là gì?
Thu nhập ròng trong tiếng Anh là Net Income hay Net Earnings hay Net Profit, viết tắt là NI.
Cách tính thu nhập ròng:
Để các chủ thể có thể tính thu nhập ròng cho một công ty, lấy tổng doanh thu trừ chi phí kinh doanh và chi phí hoạt động của công ty để tính thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. Khấu trừ thuế từ số tiền này để tìm thu nhập ròng.
Thu nhập ròng cũng giống như các công cụ kế toán khác, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như bơm doanh thu làm cho nó tăng lên hoặc các chi phí ẩn. Khi sử dụng thu nhập ròng để ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư nên xem xét lại chất lượng của số liệu được sử dụng để tính toán thu nhập chịu thuế và NI.
Tổng thu nhập cá nhân và thu nhập ròng:
Tổng thu nhập ám chỉ tổng thu nhập hoặc thu nhập trước thuế của một cá nhân còn thu nhập ròng ám chỉ sự khác biệt sau khi đưa vào các khoản khấu trừ và thuế vào tổng thu nhập. Để các chủ thể có thể tính thu nhập chịu thuế, các chủ thể là người nộp thuế trừ các khoản khấu trừ vào tổng thu nhập. Mức chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập là thu nhập ròng của một cá nhân.
Thu nhập ròng trên tờ khai thuế:
Tại Mỹ, các chủ thể là người nộp thuế cá nhân nộp theo Mẫu 1040 cho Sở Thuế vụ Mỹ để thực hiện báo cáo thu nhập hàng năm. Mẫu đơn này không có để sẵn thu nhập ròng mà thay vào đó, nó có để các dòng ghi tổng thu nhập, tổng thu nhập được điều chỉnh và thu nhập chịu thuế.
Sau khi ghi nhận tổng thu nhập, người nộp thuế trừ đi một số nguồn thu nhập như trợ cấp an sinh xã hội và các khoản khấu trừ đủ điều kiện như lãi vay của sinh viên. Mức chênh lệch này là tổng thu nhập được điều chỉnh. Sau đó các chủ thể là người nộp thuế tiếp tục trừ các khoản khấu trừ tiêu chuẩn hoặc được ghi thành từng khoản từ tổng thu nhập được điều chỉnh của họ để nhằm mục đích xác định thu nhập chịu thuế của họ. Như đã nêu ở trên, sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập là thu nhập ròng của cá nhân đó, nhưng con số này không được ghi chú trên các biểu mẫu thuế đơn lẻ.
Thu nhập ròng trên séc lương:
Đa số hiện nay các cuống séc lương của nhân viên có một dòng dành cho thu nhập ròng. Thu nhập ròng được hiểu cơ bản là tổng thu nhập của nhân viên trừ thuế và các khoản đóng góp tài khoản hưu trí.
4.2. Kết quả kinh doanh sau thuế:
Khái niệm kết quả kinh doanh sau thuế:
Kết quả kinh doanh sau thuế đề cập đến thu nhập, lợi nhuận, thu nhập ròng hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần của một công ty. Nói đến kết quả kinh doanh sau thuế miêu tả vị trí tương đối của số thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Kết quả kinh doanh sau thuế thông thường sẽ được sử dụng để nhằm mục đích tham khảo bất kì hành động nào có thể làm tăng hoặc giảm thu nhập ròng hoặc lợi nhuận chung của công ty. Một công ty đang tăng thu nhập hoặc giảm chi phí được cho là đang cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế của mình.
Đa số hiện nay các công ty đều có mục đích là cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế của mình thông qua hai phương pháp đồng thời: tăng doanh thu (nghĩa là tạo tăng trưởng hàng đầu) và cải thiện hiệu quả (hoặc cắt giảm chi phí).
Kết quả kinh doanh sau thuế trong tiếng Anh là gì?
Kết quả kinh doanh sau thuế trong tiếng Anh là Bottom Line.
Cách sử dụng kết quả kinh doanh sau thuế:
Kết quả kinh doanh sau thuế, hoặc thu nhập ròng, của một công ty sẽ không chuyển từ kì kế toán năm này sang kì kế toán năm sau trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các bút toán kế toán được thực hiện để đóng tất cả các tài khoản tạm thời bao gồm tất cả các tài khoản doanh thu và chi phí vào cuối kì. Khi đóng các tài khoản này, thu nhập ròng sẽ được chuyển thành lợi nhuận giữ lại, hiện diện cụ thể trên bảng cân đối kế toán.
Thông qua đó thì một công ty có thể chọn sử dụng thu nhập ròng theo một số cách khác nhau. Kết quả kinh doanh sau thuế của công ty đó có thể được sử dụng nhằm mục đích để phát hành thanh toán cho các cổ đông như một động lực để duy trì quyền sở hữu. Ta nhận thấy khoản thanh toán này sẽ được gọi là cổ tức. Ngoài ra, kết quả kinh doanh cũng có thể được sử dụng để nhằm mục đích mua lại cổ phiếu và rút vốn về.
Một công ty sẽ có thể chỉ cần giữ tất cả thu nhập được báo cáo ở kết quả kinh doanh sau thuế để nhằm sử dụng trong phát triển sản phẩm, mở rộng địa điểm hoặc các phương tiện khác để có thể cải thiện doanh nghiệp.