Hiện nay, để khắc phục những hậu quả do làm ăn thua lỗ hay để trang trải cuộc sống, nhiều người đã vay tín dụng tại ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Vậy, biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên độ lãi suất là gì?
Khi đi vay tại các ngân hàng chúng ta thường quan tâm đến lãi suất.
Biên độ lãi suất là thuật ngữ thường được các ngân hàng sử dụng trong công thức tính lãi suất cho vay. có thể hiểu một cách đơn giản, biên độ lãi suất là biên độ lợi nhuận, là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, lãi suất huy động của một ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Biên độ lãi suất chính là thước đo phản ảnh lợi nhuận của ngân hàng. Lãi suất cho vay càng cao thì ngân hàng có lợi nhuận lớn do biên độ lãi suất cao. Biên độ lãi suất phản ánh lợi nhuận của một ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay càng cao thì biên độ lãi suất cũng lớn, từ đó, ngân hàng có lợi nhuận nhiều,và ngược lại.
2. Vai trò của biên độ lãi suất:
Biên độ lãi suất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Giúp cho khách hàng hiểu và nắm rõ mức lãi suất cần phải chi trả trong gói vay.
- Biên độ lãi suất cũng là căn cứ giúp người dùng kiểm tra mức lãi suất đang được áp dụng có chính xác hay không.
- Biên độ lãi suất giúp khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng cho vay với mức lãi suất ưu đãi nhất (Dựa vào biên độ lãi suất thấp sẽ có mức lãi suất ưu đãi).
- Lựa chọn một khoản vay cùng lãi suất phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán.
3. Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay như thế nào?
Biên độ lãi suất chính là yếu tố để tính lãi suất cao hay thấp. Công thức để tính lãi suất được tính như sau:
Biên độ lãi suất + Lãi suất cơ bản = Lãi suất cho vay
Hiện nay, có 2 loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Theo đó, lãi suất cố định là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố, quyết định mức chuẩn cho các ngân hàng. Lãi suất cố định sẽ không phụ thuộc vào biến động thị trường. Trong khi đó, lãi suất thả nổi được các ngân hàng ấn định theo tình hình thị trường, thường được sử dụng để làm lãi suất cho vay.
Ngược lại với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi sẽ biến động, thay đổi định kỳ mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm theo biên độ lãi suất. Theo đó, các ngân hàng sẽ ấn định lãi suất cho vay theo các công thức sau đây:
Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 13 tháng + Biên độ lãi suất.
Đây là công thức tính lãi suất cho vay khá phổ biến. Các ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm, từ đó thu hút nguồn tiền tiết kiệm và thực hiện cho vay với lãi suất cao.
Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm cao nhất + Biên độ lãi suất.
Đây là công thức tính chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng. Theo đó, ngân hàng tự động tăng lãi suất của các loại hình tiền gửi tiết kiệm ít người dùng như lãi suất tiết kiệm dài hạn… để từ đó, tăng lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng quốc doanh lớn + Biên độ lãi suất.
Công thức tính này khá khách quan và công bằng. Tuy nhiên, có rất ít ngân hàng lựa chọn và nếu có, thường chỉ áp dụng cho các khách hàng và chương trình đặc biệt.
Khi vay tiền cần hiểu về biên độ lãi suất
Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, có thể nhận thấy biên độ lãi suất trong gói vay tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Hiểu về biên độ lãi suất là gì khi vay vốn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Khách hàng sẽ biết được số tiền lãi mình thường trả định kỳ hàng tháng cho gói vay sẽ bao gồm những yếu tố gì.
Tự động tính toán để chủ động xác định mức lãi suất mà mình phải chi trả mà được ngân hàng áp dụng đã chính xác chưa.
Biết được vai trò của biên độ lãi suất là gì sẽ giúp khách hàng lựa chọn được địa chỉ tín dụng có mức lãi suất cho vay tốt nhất, chỉ cần dựa vào biên độ lãi suất để xác định.
Tùy vào khả năng thanh toán mà khách hàng có thể lựa chọn cho mình một khoản vay có lãi suất phù hợp.
4. Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay:
đây sẽ là biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam trong năm 2019. Các bạn lưu ý rằng, những thông tin về lãi suất và biên độ lãi suất thay đổi định kỳ, phụ thuộc vào chương trình ưu đãi và chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thông tin cụ thể, các bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng nhé!
Vietcombank: Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%.
BIDV: Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,15%.
Vietinbank: Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 36 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11%.
Sacombank: Biên độ lãi suất là 5,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 13,5%.
MBBank: Biên độ lãi suất là 4,2%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,5%.
SCB: Biên độ lãi suất là 5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,7%.
ACB: Biên độ lãi suất là 3,9%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,5%.
Standard Chartered: Lãi suất vốn là 10,5%.
Shinhan Bank: Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%.
5. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng:
Các địa chỉ tín dụng hiện nay có nhiều mánh khóe, hãy là người đi vay thông thái. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ về chương trình, lãi suất gói vay trước khi quyết định lựa chọn. Khi tiến hành vay vốn, khách hàng cần kiểm tra các thông tin như:
- Thời gian hưởng ưu đãi lãi suất;
- Thời gian ưu đãi, biên độ lãi suất, công thức tính lãi suất;
- Phí phạt nếu trả tiền vay trước thời hạn.
Đừng bao giờ tin vào những quảng cáo cho vay với lãi suất thấp, lãi suất 0%, hãy luôn thận trọng. Đừng nên quyết định vội vàng khi chọn vay mà hãy tham khảo ý kiến tư vấn của những quen có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó các bạn nên tìm đến các ngân hàng và công ty tín dụng uy tín để được hỗ trợ.
Lưu ý: Những cạm bẩy khi vay vốn tại các ngân hàng liên quan đến biên độ lãi suất
Hiện nay, có rất nhiều người dễ dàng nghe những lời “ngon ngọt” từ các chuyên viên tư vấn của ngân hàng, thực hiện vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi vượt trội nhưng sau đó mới tá hỏa về lãi suất cho vay cực kỳ cao. Vậy đâu là những “cạm bẫy” l Cho vay lãi suất cực kỳ thấp, thậm chí là 0% trong một khoản thời gian nhất định
Những chương trình cho vay lãi suất thấp, lãi suất 0% trong 6 tháng hoặc 12 tháng rất phổ biến hiện nay. Điều này làm cho nhiều khách hàng cảm thấy “hời” và nhanh chóng đặt bút ký kết hợp đồng vay mà không tìm hiểu kỹ quy định về lãi suất sau đó.
Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất thấp trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó, lãi suất sẽ là lãi suất thả nổi như đã trình bày ở trên. Do đó, nhiều khách hàng la ó vì mức lãi suất tăng quá cao lên đến hơn 10%/ tháng chẳng hạn
- Khách hàng chưa hiểu rõ về lãi suất thả nổi
- Không phải ai cũng hiểu rõ về lãi suất thả nổi, đặc biệt những người không am hiểu về lĩnh vực ngân hàng hoặc ở vùng nông thôn. Lợi dụng kẽ hở này đi đôi với thủ tục vay vốn nhanh chóng, dễ dàng, ngân hàng đã nhanh chóng tạo niềm tin và lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng vay trong khi họ chưa hiểu rõ.
- Đặc biệt, với nhiều người, khi đã được trình bày là lãi suất sẽ là lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất (4%, 5% chẳng hạn) thì khách hãng vẫn nghĩ không bao nhiêu nên đã nhanh chóng ký kết hợp đồng.
6. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?
Giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong suốt thời gian vay, thường thì lãi suất cố định sẽ cao hơn và có tổng chi phí vay vốn cao hơn. Nhưng trên khía cạnh kế hoạch tài chính, phương thức tính lãi suất cố định sẽ có lợi hơn cho người đi vay. Lựa chọn hình thức này, họ sẽ biết trước chắc chắn mỗi tháng sẽ trả tiền gốc và tiền lãi bao nhiêu (vì lãi suất cố định suốt quá trình vay), nhờ vậy họ sẽ chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình.
Hình thức trả lãi theo lãi suất thả nổi phù hợp với những ai hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất để tiến hành đáo hạn kịp thời trước khi lãi suất được điều chỉnh tăng. Khi lãi suất cho vay thế chấp ban đầu thấp đồng nghĩa với việc khoản trả nợ hàng tháng sẽ ít hơn trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận các hệ quả khi quyết định chọn lãi suất thả nổi cho khoản vay của mình. Nếu lãi suất được dự kiến sẽ giảm trong tương lai gần, quyết định chọn lãi suất thả nổi chắc chắn sẽ rất tốt. Ngược lại, nếu như lãi suất cho vay sẽ tăng lên thì bạn sẽ đối mặt với việc không chủ động được khả năng chi trả của mình.
Từ những ưu điểm và nhược điểm trên, việc chọn trả lãi suất thấp trong ngắn hạn hoặc chấp nhận trả lãi suất cao mà ổn định trong dài hạn đều phụ thuộc vào sự tính toán cẩn thận về khả năng tài chính, quản lý rủi ro của mỗi khách hàng sao cho thích hợp.