Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Cuộc sống

Bệnh thần kinh là gì? Các dạng bệnh lý rối loạn thần kinh?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Bệnh thần kinh là những căn bệnh nguy hiểm khiến hệ thống thần kinh bị tổn thương bao gồm cả các dây thần kinh, não và các rễ, đám rối, dây thần kinh. Bệnh thần kinh gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khoẻ con người với nhiều hệ luỵ ở mức cảnh báo. 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bệnh thần kinh là gì?
        • 1.1 1.1. Khái niệm về bệnh thần kinh:
        • 1.2 1.2. Ảnh hưởng của bệnh thần kinh:
      • 2 2. Các bệnh lý thần kinh nguy hiểm thường gặp:
      • 3 3. Cách phòng ngừa và điều trị các bệnh lý thần kinh:



      1. Bệnh thần kinh là gì?

      1.1. Khái niệm về bệnh thần kinh:

      Bệnh thần kinh hay rối loạn thần kinh ( gọi tắt là loạn thần) có tên tiếng Anh là Neurologic Diseases. Bệnh thần kinh là những căn bệnh khiến hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng bao gồm cả các dây thần kinh, não và các rễ, đám rối, dây thần kinh. Bộ phận kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể là hệ thống thần kinh. Chính vì vậy, bất kỳ mọi sự tổn thương hay bất thường nào ở hệ thần kinh cũng khiến các bộ phận khác nhau của cơ thể có các triệu chứng. 

      1.2. Ảnh hưởng của bệnh thần kinh:

      Hàng năm, có tới hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hàng trăm loại bệnh ở hệ thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ta có thể thấy cụ thể như sau:

      + Hàng năm, có khoảng 6,2 triệu người trên thế giới chết vì các nguyên nhân liên quan đến đột quỵ (ở Việt Nam con số này là hơn 11.000 người – một con số đáng báo động).

      + Đồng thời, hàng năm số người mắc chứng động kinh trên toàn thế giới lên tới gần 50 triệu – tiếp tục là con số ở mức báo động.

      + Số người bị sa sút trí tuệ lên tới khoảng 35,5 triệu, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất chiếm 60 – 70% các trường hợp là do căn bệnh Alzheimer.

      + Số bệnh nhân mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới lên tới khoảng 6,3 triệu.

      + Số bệnh nhân bị đau nửa đầu chiếm khoảng 10% .

      2. Các bệnh lý thần kinh nguy hiểm thường gặp:

      Bệnh lí thần kinh có rất nhiều, lên đến con số hàng trăm, tuy nhiên trong số đó có một số căn bệnh phổ biến hơn cả. Ví dụ như:

      – Đột quỵ (tai biến mạch máu não) (CVA):

       “Tai biến mạch máu não” (CVA) là một thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi lưu lượng máu não. Tai biến mạch máu não được chia làm hai loại chính, đó là :

      + Xuất huyết: các vùng não bị máu tràn lên và nguyên nhân chủ yếu gây ra là do các túi phình động mạch não bị vỡ .

      +Thiếu máu cục bộ: có sự cản trở dòng chảy của máu, thường nguyên nhân là do tai biến huyết khối hoặc tắc mạch.

      Được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở Việt Nam là đột quỵ. Đột quỵ có các dấu hiệu ban đầu về bệnh mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất như:

      + Tê liệt và yếu cơ: Ở một bên cơ thể thường xuất hiện tình trạng tê liệt nghiêm trọng và phát triển. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn hoặc không thể cử động, bị bất động cả chi trên lẫn chi dưới.

      + Khó hoặc khả năng nói bị triệt tiêu, bị mất đi : Nếu ở khu vực thanh quản hoặc miệng bị đột quỵ gây tổn thương, người mắc bệnh sẽ bị rối loạn ngôn ngữ, thậm chí mất hẳn khả năng giao tiếp bình thường vốn có.

      – Giảm thị lực: mắt mờ dần, không nhìn rõ dù ở khoảng cách gần hay khoảng cách xa.

      – Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội.

      – Bệnh Parkinson:

      Parkinson hay còn gọi khác là bệnh rối loạn hệ thần kinh tiến triển, ảnh hưởng đến chức năng vận động và các chức năng ngoài vận động khác. Triệu chứng của Parkinson thường bắt đầu bằng sự run ở một cánh tay, sau lan sang cả hai tay. Ngoài biểu hiện nêu trên, Parkinson còn thường gây ra hiện tượng cứng cơ, gây mất thăng bằng, rối loạn ngôn ngữ hoặc khó khăn trong việc di chuyển. Theo các nghiên cứu và số liệu cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh này ở đàn ông cao hơn phụ nữ.

      – Động kinh:

      Do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Một số các biểu hiện của động kinh có thể xảy ra là những cơn co giật, các cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay,…. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê hiện nay có người mắc chứng động kinh trên thế giới đã lên tới con số khaonrg 50 triệu người.

      – Bệnh Alzheimer:

      Alzheimer là một trong những dạng rối loạn thần kinh dẫn đến sa sút trí tuệ. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở những người trên 65 tuổi. Đồng thời, Alzheimer cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. 

      Bệnh Alzheimer có những biểu hiện đặc trưng như có sự xuất hiện của một loạt triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy và các kỹ năng xã hội, từ đó gây ra hậu quả là làm đảo lộn sinh hoạt và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sự thay đổi của ít nhất hai chức năng não: mất trí nhớ, suy giảm khả năng phán đoán hoặc ngôn ngữ là biểu hiện của căn bệnh này, đồng thời người mắc bệnh sẽ khó thực hiện các hoạt động thường ngày như vệ sinh cá nhân hoặc đi siêu thị, thậm chí là những hoạt động cơ bản, dễ làm nhất.

      – Đau nửa đầu migraine:

      Đau nửa đầu migraine là một căn bệnh đau đầu phổ biến. Biểu hiện của căn bệnh này là nhưng cơn đau nửa đầu kéo dài, buồn nôn, ói mửa và nhạy cảm với ánh sáng. Những triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ, thậm chí có thể kéo dài đến vài ngày nếu không được chữa trị kịp thời. Theo thống kê số liệu, nguy cơ chứng đau nửa đầu xảy ra ở phụ nữ cao hơn nam giới khoảng 3 lần.

      Khi bệnh đau bị nửa đầu tái phát, các cơn đau đầu sẽ xuất hiện với các cường độ khác nhau, từ nhẹ, đau đến rất dữ dội. Các cơn đau có thể chuyển từ bên này sang bên kia, ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ đầu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về sau.

      – Đa xơ cứng:

      Đa xơ cứng hay còn được gọi là xơ cứng rải rác. Đây là tình trạng não và tủy sống bị tổn thương. Đa xơ cứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy myelin-một lớp bảo vệ xung quanh các dây thần kinh, khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng.

      Bệnh đa xơ cứng có các triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mệt mỏi, khó khăn trong việc cử động,rối loạn ngôn ngữ, cơ bị yếu, suy giảm trí nhớ và nhận thức,…..Thêm vào đó, các cơn động kinh cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân đa xơ cứng.

      – U não:

      U não là căn bệnh đặc trưng bởi sự hình thành mô bất thường ở cả não và tủy sống. U não có một số biểu hiện phổ biến nhất thường gặp là:

      + Những cơn đau nhức và co giật vùng đầu thường xuyên, liên tục, kéo dài.

      + Khả năng tập trung kém, gặp khó khăn trong việc nói chuyện.

      + Một bên cơ thể bị yếu hoặc tê liệt.

      + Mất khả năng nghe và nhìn.

      + Mất phương hướng.

      + Xảy ra các biểu hiện hay quên, lú lẫn, thậm chí mất trí nhớ.

      3. Cách phòng ngừa và điều trị các bệnh lý thần kinh:

      – Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

      Mỗi người nên chọn nguồn glucose tốt như khoai, củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…Ngoài ra, việc sử dụng các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, glutamine, choline, các loại vitamin… cũng rất hiệu quả trong giúp tăng cường sức khỏe cho não. Chúng ta cần hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ đông máu – tiền căn của đột quỵ và huyết áp cao.

      – Ngủ đủ giấc

      Giấc ngủ là một yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng. Nếu giấc ngủ không đạt tiêu chuẩn, cơ thể chúng ta không thể nạp năng lượng và bộ não không duy trì được độ nhanh nhạy cần thiết, gây ra sự thiếu tập trung, trí nhớ kém, đồng thời gây ra một số bệnh khác.

      – Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

      Các hoạt động TDTT vừa góp phần cải thiện sức khỏe hệ thần kinh vừa nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bạn. Mức độ luyện tập TDTT tùy theo độ tuổi và thể trạng của bạn. Một số bộ môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, đánh bóng chuyền, yoga, bơi lội…. Hãy chọn cho mình ít nhât một bộ môn TDTT để tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

      – Không lạm dụng rượu bia, tránh xa thuốc lá

      Đôi khi uốnhg rượu sẽ không bị ảnh hưỡng tới não bộ nhưng việc lạm dụng thường xuyên, liên tục, đều đặn sẽ tác động xấu đến não bộ. Ngoài ra, uống nhiều bia rượu còn có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng vọt trong thời gian rất ngắn. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng ngộ độc rượu, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm cả tổn thương não.

      Bàn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe tim mạch, lá gan, lá phổi…đây là vấn đề nhức nhối. Nhiều người biết thuốc lá vô cùng độc hại nhưng vẫn sử dụng thường xuyên, việc này như thể bạn đang trêu đùa với thần chết vậy. Những người hút thuốc lá thường xuyên sẽ có thể bị mắc các bệnh lý thần kinh như Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ khi lớn tuổi. 

      – Chăm sóc sức khỏe tim mạch

      Để chăm sóc sức khỏe tim mạch, mỗi người cần: 

      + Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

      + Luôn đảm bảo cân nặng ở mức vừa phải, hợp lí không quá béo và cũng không quá gầy.

      + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

      + Không hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khách.

      + Tránh để bản thân rơi vào tình trạng stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.

      + Luôn quan tâm, kiểm soát đến huyết áp và mức cholesterol trong giới hạn bình thường.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )

      Tải văn bản tại đây

      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản thể hiện rõ nhất là?
      • Hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng phần mềm ChemSketch
      • Làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình?
      • Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải…
      • VietGap là gì? Điều kiện cấp giấy chứng nhận VietGap?
      • Điểm khác biệt giữa ví điện tử và tài khoản ngân hàng
      • Em dâu có được phép mang thai hộ chị chồng không?
      • Cách đăng nhập và đăng xuất tài khoản VnEdu đơn giản
      • Chứng chỉ giáo lý hôn nhân có thời hạn trong bao nhiêu lâu?
      • Thông tin tuyển sinh các trường Công an mới nhất 2023
      • Quan điểm của Phật giáo về việc ly hôn như thế nào?
      • Tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập Toán 12 chi tiết
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết