Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều tới bệnh sởi và hầu như ai cũng có thể mắc bệnh sởi. Đây là bệnh truyền nhiễm mà chúng ta cần lưu ý, có thể gặp phải ở cả trẻ em và người lớn và nếu không có cách điều trị hiệu quả sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Mục lục bài viết
1. Bệnh sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.
– Lây qua đường hô hấp.
– Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…
– Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.
Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh
Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.
Mầm bệnh:
Là virus sởi thuốc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng… Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.
Virus sởi có hai kháng nguyên
– Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).
– Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)
Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể. Bằng kĩ thuật kết hợp bổ thể và kĩ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu… giúp cho chẩn đoán bệnh.
Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tốn tại lâu dài. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững
Bệnh sởi tiếng anh là ” Measles”
2. Đối tượng dễ mắc bệnh Sởi:
2.1. Thực trạng hiện nay:
Như chúng ta đã biết thì sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi. Sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng nước.
Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô. Với việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi có hiệu quả, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn, người lớn mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin.
Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cũng tương tự như ở các nước trên Thế giới. Bệnh sởi lưu hành ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông – xuân. Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong Chương trình TCMR ở Việt Nam từ năm 1985 và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 dân năm 1986 xuống 2,35/100.000 năm 2006.
Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô co nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vắc xin sởi. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện các chiến lược loại trừ sởi vào năm 2010 với tỷ lệ mắc sởi không vượt quá 1/1.000.000 dân.
2.2. Đối tượng bị bệnh sởi:
Những trẻ có nguy cơ bị mắc sởi cao hơn:
+ Người chưa bị bệnh sởi hay chưa được tiêm phòng vắc xin phòng sởi hoặc tiêm phòng không đầy đủ thường dễ bị vi rút sởi tấn công.
+ Trường hợp dễ gặp biến chứng khi mắc sởi thường là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì,
+ Người đang mắc các bệnh lý khác như: Bệnh tim bẩm sinh, cúm, tiểu đường…
+ Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm HIV: Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV dễ mắc sởi ở tuổi nhỏ hơn trẻ sinh từ người mẹ không bị bệnh.
+ Trẻ bị thiếu vitamin A: Trẻ có thiếu vitamin A trên lâm sàng hay dưới lâm sàng tăng nguy cơ tử vong do sởi. Sởi có kèm theo giảm nồng độ retinol / máu và có thể làm thiếu vitamin A rõ rệt. WHO cũng khuyến cáo nên bổ sung vitamin A cho trẻ bị sởi trong trường hợp này, đặc biệt là ở những quốc gia có tỷ lệ tử vong do sởi cao.
+ Trẻ bị suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường dễ bị suy giảm miễn dịch hơn dưới nhiều hình thức khác nhau: thời gian thải virus kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn. Sởi góp phần đưa đến suy dinh dưỡng do mất protein do bệnh lý ruột, tăng nhu cầu chuyển hóa, và giảm cung cấp qua thức ăn.
+ Người bị lao: Suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào do sởi tạo thuận lợi cho nhiễm lao. Hơn nữa, bệnh lao cũng sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân nhiễm sởi.
3. Triệu chứng của bệnh sởi như thế nào?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh kèm theo hoặc có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách.
Với kinh nghiệm thực tế tiếp nhận, chăm sóc các trẻ bị sởi, Điều dưỡng Đỗ Thị Thúy Hậu, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện nhi Trung ương chia sẻ: Trẻ nhiễm bệnh sởi có các triệu chứng: Sốt cao > 39°C; Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ở ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
Như vậy nên đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành; cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38,5°C theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
Thức ăn cho trẻ khi mắc sởi cần mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh. Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A. Bổ sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý các cha mẹ, để phòng sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng sởi an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ.