Để các doanh nghiệp du lịch - khách sạn có thể hoạt động và phát triển thì vốn có ý nghĩa quan trọng. Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những tổn thất, rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính… Vậy bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch - khách sạn là gì? Ý nghĩa và nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn là gì?
Khái niệm bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn có nghĩa là trong quá trình vận động của vốn dù biểu hiện dưới hình thái nào nhưng khi kết thúc một chu kì vận động của vốn thì vẫn giữ được giá trị hay sức mua của đồng vốn tại một thời điểm nhất định.
Bảo toàn vốn trong tiếng Anh được gọi là gì?
Bảo toàn vốn trong tiếng Anh được gọi là Capital preservation.
2. Tìm hiểu về vốn:
Ta hiểu về vốn như sau:
Hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…
Vốn về cơ bản là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Đối với tiền phải tích tụ đến mức nhất định thì mới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư cách là vốn. Đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý có giá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi thành tiền và sử dụng trong kinh doanh thì cũng không có giá trị là vốn. Đối với các quyền tài sản, nếu không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để đầu tư nên cũng không được xem là vốn. Vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư. Cơ chế hình thành vốn và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã và các bộ luật khác.
3. Phân loại vốn:
Vốn có nhiều loại và ta có thể chỉ ra hai loại sau đây: Vốn cố định và vốn lưu động.
– Vốn cố định trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn cùng với giá trị của nó cũng giảm đi.
Vốn cố định trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn được hiểu là số tiền ứng trước về tài sản cố định phục vụ kinh doanh du lịch khách sạn.
Đặc điểm vốn cố định trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
+ Vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị của tài sản cố định được chuyển dần vào giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ…
Do vậy vốn cố định sẽ giảm dần qua các chu kì sản xuất – kinh doanh và chỉ hoàn thành một lần luân chuyển khi giá trị tài sản cố định được dịch chuyển hết vào giá trị hàng hoá và dịch vụ qua nhiều chu kì kinh doanh.
+ Phần giá trị tài sản cố định bị hao mòn khi chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền gọi là tiền khấu hao.
Từ đó, hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định (bao gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn).
+ Sự tuần hoàn của vốn cố định rất chậm. Nhưng hình thái vật chất của tài sản cố định thường ít thay đổi. Do vậy trong quản lí vốn cố định cần phải quản lí chặt chẽ giá trị tài sản cố định.
+ Trong quá trình sử dụng vốn cố định bị hao mòn dưới 2 dạng: Hao mòn hữu hình vào hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn làm thay đổi về mặt vật chất của tài sản cố định (do kết quả của việc sử dụng gây nên). Hao mòn vô hình phát sinh do tiến bộ của khoa học kĩ thuật (tức tài sản cố định mới có thông số kĩ thuật và công suất như cũ nhưng được bán với giá rẻ hơn hoặc tài sản cố định mới có giá bằng giá cũ nhưng công dụng và hiệu quả sử dụng tốt hơn).
Chính bởi vì thế, trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian sử dụng tài sản cố định trên cơ sở tăng cường độ làm việc của máy móc, phương tiện tránh hao mòn vô hình đối với tài sản cố định.
– Vốn cố định trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp được hiểu là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để nhằm mục đích mua sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tái sản lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.
Vốn lưu động của doanh nghiệp du lịch – khách sạn được hiểu là giá trị (tiền tệ) ứng trước về tài sản lưu thông và tài sản lưu động cần thiết cho doanh nghiệp.
Thời gian tuần hoàn của vốn lao động nhanh hơn so với vốn cố định. Có loại kết thúc một chu kì sản xuất kinh doanh thì vốn lao động thực hiện được 1 vòng tuần hoàn như vốn nguyên liệu hàng hoá.
4. Ý nghĩa của bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Việc bảo toàn vốn là cần thiết vì trước hết:
– Việc bảo toàn vốn là cần thiết vì xuất phát từ việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để nhằm mục đích để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bảo toàm và giữ gìn được số vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp.
– Việc bảo toàn vốn là cần thiết vì xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế có lạm phát, giá cả biến động, sức mua của đồng tiền bị suy giảm. Trong điều kiện đó thì số vốn thu hồi được cũng phải tăng lên một cách tương ứng với sự tăng lên của giá cả.
Cũng chính bởi vì thế mà đòi hỏi nhà nước phải quy định chế độ điều chỉnh giá tài sản cố định theo mức độ tăng của giá cả thị trường một cách hợp lí, điều chỉnh kịp thời giá cả nguyên liệu, hàng hoá tồn kho trượt giá, bổ sung vốn lưu động từ các khoản chênh lệch giá nhằm thu hồi tái tạo được vốn, duy trì năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.
– Ngày nay ngành du lịch khách sạn phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về các sản phẩm mà ngành du lịch khách sạn cung cấp cũng đòi hỏi phải tăng cả về số lượng và chất lượng.
Mặt khác, trong kinh doanh thì các doanh nghiệp còn đứng trước thử thách là sự cạnh tranh trên thương trường.
Chính bởi vì thế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi đang hoạt động không những bảo toàn được vốn mà các doanh nghiệp đó sẽ còn phải phát triển được vốn kinh doanh, phải có lãi để dành một phần lợi nhuận bổ sung vào vốn, mở rộng kinh doanh.
5. Nội dung của bảo toàn vốn trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Nội dung của chế độ bảo toàn vốn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp du lịch khách sạn cụ thể là:
– Bảo toàn và phát triển vốn cố định là nội dung của chế độ bảo toàn vốn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp du lịch khách sạn:
Khi bảo toàn vốn cố định, các doanh nghiệp du lịch khách sạn sẽ cần phải có trách nhiệm bảo toàn vốn cố định cả về mặt hiện vật và giá trị.
+ Về mặt hiện vật có nghĩa là trong quá trình sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp phải quản lí chặt chẽ không để làm mất mát tài sản cố định.
+ Về mặt giá trị thì số vốn cố định của doanh nghiệp phải bảo toàn đến cuối kì.
Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các doanh nghiệp sẽ còn có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và phần khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp để đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp.
– Bảo toàn và phát triển vốn lưu động là nội dung của chế độ bảo toàn vốn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp du lịch khách sạn:
Bảo toàn vốn lưu động thực chất là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn.
Ngoài phạm vi doanh nghiệp thì nguồn vốn của quốc gia cũng cần được bao toàn và phát triển như các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và truyền thống văn hoá dân tộc…