Bảo hộ thương mại là vấn đề đã rất quen thuộc trong kinh tế. Có thể nói việc bảo hộ thương mại góp phần lớn vào kích thích nhu cầu mua bán và trao đổi các loại hàng hóa nội địa và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vậy bảo hộ thương mại là gì? Cơ sở hình thành và điều kiện áp dụng?
Mục lục bài viết
1. Bảo hộ thương mại là gì?
Bảo hộ thương mại trong tiếng Anh là Protectionism.
Chắc hẳn thuật ngữ về bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch đã là thuật ngữ rất quen thuộc đây được hiểu là việc nhà nước thực hiện các chính sách đóng cửa thanh toán nội địa, danh mục hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu.
Chúng ta hiểu theo cách khác thì vân sđề bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước.
2. Cơ sở hình thành bảo hộ thương mại:
Tác động khách quan
– Sự phát triển không đều và sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, cần thiết bảo hộ cho nền kinh tế kém phát triển và tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái sản xuất.
– Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các sản phẩm không giống nhau, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất có năng lực cạnh tranh thấp.
Tác động chủ quan
Như chúng ta đã biết thì bảo hộ thương mại thì cần phải bảo hộ cho ngành sản xuất đang còn non yếu và bảo hộ những ngành doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và chưa thể cạnh tranh được với những ngành doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trên thị trường, cần có chính sách bảo vệ nhất định từ Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh.
– Tạo thêm nguồn thu cho nền kinh tế và việc đánh thuế nhập khẩu cao làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất trong nước.
– Hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong điều kiện năng lực điều hành nền vĩ mô chưa tốt.
Nội dung
– Là xu hướng chính phủ đặt ra rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ thị trường nội địa (hàng hóa dịch vụ nội địa) trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
– Với những nền kinh tế nhỏ, Chính phủ hướng tới bảo hộ thương mại ôn hòa, có nghĩa là thực hiện những biện pháp bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất và nền kinh tế.
– Với những nền kinh tế lớn, Chính phủ thực hiện chính sách siêu bảo hộ có nghĩa là bảo hộ ở thị trường trong nước cho những ngành đã có năng lực cạnh tranh đồng thời hỗ trợ để hàng trong nước thâm nhập thị trường quốc tế.
3. Điều kiện thực hiện bảo hộ thương mại:
Trong nước
– Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh thấp, nhà nước đang cần thi hành chính sách bảo vệ nền kinh tế và nền sản xuất trong nước phát triển ổn định.
– Các ngành chưa có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và thị trường thế giới, cần có sự trợ giúp của Nhà nước để có thêm thời gian hoặc có điều kiện tăng năng lực cạnh tranh.
Quốc tế
– Thị trường thế giới biến động mạnh ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
– Mối quan hệ thương mại quốc tế kém thân thiện với các nước khác, thực hiện đối xử có đi có lại với quốc gia đang thực hiện chính sách bảo hộ thương mại.
4. Những tác động của bảo hộ thương mại:
Bảo hộ thương mại là giải pháp được các quốc gia nhập khẩu sử dụng chủ yếu giải quyết bài toán giảm bớt thâm hụt thương mại với các đối tác, bảo vệ sản xuất trong nước phát triển bền vững hơn. Ví dụ với Mỹ, khi Mỹ bị thâm hụt thương mại với các đối tác như Trung Quốc, EU, Mexico, Canada… thì quốc gia này sẽ gia tăng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước thông qua việc áp thuế hàng hóa nhập khẩu. Trong trường hợp các cường quốc lớn trên thế giới xảy ra xung đột với nhau, Việt Nam- nền kinh tế có độ mở lớn, tỷ trọng XK trong GDP chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng.
Đơn cử, với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, trong ngắn hạn, thương mại Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng khi Mỹ tăng áp đặt các biện pháp hạn chế với hàng hóa Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, việc tăng giá đồng USD khiến Việt Nam phải chịu sức ép lớn để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát. Chưa kể, không thể không tính đến việc hàng hóa Trung Quốc có thể nhập khẩu sang Việt Nam, lợi dụng xuất xứ để XK sang Mỹ. Nếu việc này xảy ra và bị phát hiện, hàng hóa Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng, bị áp thuế.
Bảo hộ thương mại chắc chắn cũng sẽ mang lại những tác động tích cực, nếu như biết tận dụng. Bởi thường quốc gia bị áp đặt bảo hộ thương mại sẽ có xu hướng phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh XK sang các thị trường khác, đồng thời hạn chế nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tìm kiếm, đa dạng nguồn hàng nguyên liệu nhập khẩu với giá phải chăng.
Bên cạnh đó, bảo hộ thương mại sẽ khiến xu hướng cạnh tranh về giá dần được thay thế bởi cạnh tranh bằng chất lượng. Đó là điều tốt để chuyển từ XK hàng hóa chất lượng thấp, giá thấp, không đáp ứng được tiêu chuẩn, dễ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại sang sản xuất và XK hàng hóa chất lượng tốt, tiêu chuẩn bảo đảm. Tuy nhiên, cơ hội sẽ chỉ trở thành hiện thực nếu có được sự vào cuộc của cả Chính phủ, các hiệp hội và doanh nghiệp. Trong đó, Chính phủ tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cung cấp thông tin thị trường, định hướng XK cho doanh nghiệp theo hướng thị trường nào, sản phẩm đó. Vai trò của Hiệp hội được nâng cao trong việc cung cấp thông tin, liên kết doanh nghiệp.doanh nghiệp XK nỗ lực đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm XK.
Tuy vậy, doanh nghiệp không thể thực hiện hiệu quả mà còn đòi hỏi những chính sách mở từ cơ quan quản lý nhà nước để doanh nghiệp nhỏ có thể tích tụ, tập trung vốn để hình thành nên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Các hiệp hội cũng có thể đứng ra làm cầu nối để hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hình thành nên những doanh nghiệp đủ lớn, sản xuất ra hàng hóa có sức cạnh tranh. Có như vậy doanh nghiệp mới lớn mạnh, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng cơ hội từ ưu đãi thuế quan và chịu được sức ép hiện nay.
Chủ nghĩa bảo hộ không chỉ có tác động tiêu cực đối với những nước theo đuổi xu thế này mà cả với tăng trưởng toàn cầu. Đối với các nước theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, người tiêu dùng không có điều kiện để lựa chọn hàng hóa chất lượng cao và giá thành cạnh tranh như ở các nước theo đuổi thương mại tự do và ngay cả các nhà sản xuất cũng không có động lực để áp dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương đến kinh tế các nước và người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp.
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế trong quá trình mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc. Trong bối cảnh bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, Việt Nam cần chuẩn bị, nâng cao năng lực trong nước để ứng phó hiệu quả với những tác động tiêu cực từ các diễn biến của thương mại quốc tế. Theo đó, một số vấn đề đáng lưu ý gồm: