Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho một công trình. Một số thuật ngữ liên quan?
Bảo hiểm không phải là thuật ngữ tài chính khô khan liên quan tới nghĩa vụ và quyền lợi, mà ẩn sâu trong đó chính là vai trò của nhà nước cũng như các tổ chức bảo hiểm qua những thăng trầm, từ đó tiếp thêm động lực để giúp các chủ thể là người tham gia có thể vững bước vui sống, để kế hoạch tương lai không bị lệch khỏi dự định. Có nhiều loại bảo hiểm. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến bảo hiểm lắp đặt. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm lắp đặt:
Ta hiểu cơ bản về bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm được hiểu là một hoạt động qua đó một cá nhân sẽ có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho chính bản thân mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp nếu xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp bảo hiểm sẽ do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm được hiểu là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm cũng sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở các chủ thể là người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường sẽ được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.
Bảo hiểm hiện nay có thể được phân chia làm nhiều loại. Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm hai loại cụ thể như: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có hai loại: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Khái niệm bảo hiểm lắp đặt:
Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho một công trình.
Người ta có thể sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng, đơn bảo hiểm lắp đặt riêng cho một công trình. Nhưng các chủ thể cũng có thể chỉ dùng một đơn bảo hiểm cho cả xây dựng và lắp đặt trong một công trình dựa vào nội dung, tính chất công việc.
Cũng như trong bảo hiểm xây dựng, người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt bao gồm những đối tượng như: chủ đầu tư, chủ thầu chính, các kĩ sư, cố vấn chuyên mon, nhà thầu phụ và các bên có liên quan tới công việc lắp đặt.
Bảo hiểm lắp đặt trong tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm lắp đặt trong tiếng Anh là Installation Insurance.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:
Đối tượng của bảo hiểm lắp đặt là các hoạt động lắp ráp hoặc chạy thử trước lúc nghiệm thu, có liên quan đến các thiệt hại về mặt vật chất đối với máy móc, các dây chuyền đồng bộ của xí nghiệp hay tổng thể xí nghiệp trong khi tiến hành lắp ráp.
Những hạng mục có thể được bảo hiểm cụ thể như sau:
– Công việc lắp đặt là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc lắp đặt như giá đỡ, giàn giáo… là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Các phần việc xây dựng để phục vụ cho công tác lắp đặt nhà xưởng, bệ máy… là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Tài sản trên và xung quanh công trường thuộc quyền quản lí, kiểm tra, giám sát của người được bảo hiểm là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Trách nhiệm đối với người thứ ba là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Chi phí dọn dẹp sau tổn thất là hạng mục có thể được bảo hiểm.
Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:
– Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Lỗi về lắp ráp phạm phải trong khi thi công là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Các nguyên nhân từ bên ngoài như đồ vật nào đó rơi vào, đứt cáp, dây chuyền, hệ thống nâng, sập nhà hay va đụng,… là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Các nguyên nhân nội tại ví dụ như hậu quả của việc thiếu linh kiện hoặc sự an toàn hay vụng về, lơ đãng của bên được bảo hiểm hoặc người thứ ba là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Những hậu quả do nóng về cơ khí, bị rối loạn, có tiếng rít do thiếu dầu, mỡ, hậu quả do điện lưới, chấp điện, áp suất, phá hủy do lực li tâm là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
2. Một số thuật ngữ liên quan:
2.1. Bảo hiểm xây dựng:
Khái niệm bảo hiểm xây dựng:
Bảo hiểm xây dựng được hiểu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ một rủi ro bất ngờ hoặc từ trách nhiệm đối với người thứ ba trong việc xây dựng một công trình có sử dụng đến bê tông và xi măng.
Mục đích của bảo hiểm xây dựng đó chính là bù đắp về tài chính cho chủ đầu tư hay chủ thầu để sửa chữa những thiệt hại bất ngờ xảy ra trong khi xây dựng một công trình. Đây được hiểu là thiệt hại xảy ra cho chính bản thân công trình, cho các thiết bị và có thể là các dụng cụ của công trường hoặc bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác (trách nhiệm dân sự).
Bảo hiểm xây dựng trong tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm xây dựng trong tiếng Anh là Construction Insurance.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng:
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, … Nói chung là các công trình có sử dụng xi măng và bê tông.
Cụ thể đối tượng bảo hiểm xây dựng là:
– Tất cả các công trình xây dựng công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, đơn vị sản xuất hoặc tổng thể xây dựng là đối tượng bảo hiểm xây dựng.
– Các công trình lớn về dân sự như: đường sá (đường bộ, đường sắt), sân bay, cầu cống, đê đập, công trình cấp thoát nước, kênh đào, cảng… là đối tượng bảo hiểm xây dựng.
– Các bất động sản lớn dùng cho thương mại, công trình công cộng hoặc để ở như: nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hóa khác… là đối tượng bảo hiểm xây dựng.
Mỗi công trình đều có nhiều hạng mục khác nhau và các hạng mục của công trình đều có thể là đối tượng của bảo hiểm. Các hạng mục chủ yếu được bảo hiểm sẽ bao gồm:
– Công tác thi công xây dựng.
– Các trang thiết bị xây dựng.
– Máy móc xây dựng.
– Tài sản có sẵn và xung quanh khu vực công trường.
– Chi phí dọn dẹp sau tổn thất.
– Trách nhiệm đối với người tứ ba.
Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
– Hỏa hoạn và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy.
– Công trình xây dựng bị sập.
– Các vụ nổ gây thiệt hại ống hơi, nồi hơi, cũng như các thiết bị khác.
– Các thiệt hại do nước gây ra.
– Trộm cắp.
– Vỡ máy: là những máy móc có liên quan tới công việc thi công trong xây dựng.
– Thiếu kinh nghiệm, sơ suất, hành động ác ý hay cố tình nhầm lẫn nhưng không phải do người được bảo hiểm hay đại diện của họ gây ra.
– Các thiệt hại do thiên tai như giông bão, đất trượt, động đất, sóng thần, mưa gió, sét đánh…
– Rủi ro trong vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng hay máy móc.
– Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba về các thiệt hại không thể tránh khỏi trong thi công công trình.
– Những hậu quả về tài chính của những thiệt hại về bảo hiểm gây ra.
– Các thiệt hại mà công trình phải chịu, ví dụ như công trình sập do cần cẩu bị lật đổ.
2.2. Bảo hiểm lắp đặt:
Khái niệm bảo hiểm lắp đặt:
Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho một công trình.
Người ta có thể sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng, đơn bảo hiểm lắp đặt riêng cho một công trình. Nhưng cũng có thể chỉ dùng một đơn bảo hiểm cho cả xây dựng và lắp đặt trong một công trình dựa vào nội dung, tính chất công việc.
Cũng như trong bảo hiểm xây dựng, người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt bao gồm chủ đầu tư, chủ thầu chính, các kĩ sư, cố vấn chuyên mon, nhà thầu phụ và các bên có liên quan tới công việc lắp đặt.
Bảo hiểm lắp đặt trong tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm lắp đặt trong tiếng Anh là Installation Insurance.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:
Đối tượng của bảo hiểm lắp đặt là các hoạt động lắp ráp hoặc chạy thử trước lúc nghiệm thu, có liên quan đến các thiệt hại về mặt vật chất đối với máy móc, các dây chuyền đồng bộ của xí nghiệp hay tổng thể xí nghiệp trong khi tiến hành lắp ráp.
Những hạng mục được bảo hiểm cụ thể như sau:
– Công việc lắp đặt.
– Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc lắp đặt như giá đỡ, giàn giáo…
– Các phần việc xây dựng để phục vụ cho công tác lắp đặt nhà xưởng, bệ máy…
– Tài sản trên và xung quanh công trường thuộc quyền quản lí, kiểm tra, giám sát của người được bảo hiểm.
– Trách nhiệm đối với người thứ ba.
– Chi phí dọn dẹp sau tổn thất.
Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt bao gồm:
– Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng.
– Lỗi về lắp ráp phạm phải trong khi thi công.
– Các nguyên nhân từ bên ngoài như đồ vật nào đó rơi vào, đứt cáp, dây chuyền, hệ thống nâng, sập nhà hay va đụng,…
– Các nguyên nhân nội tại ví dụ như hậu quả của việc thiếu linh kiện hoặc sự an toàn hay vụng về, lơ đãng của bên được bảo hiểm hoặc người thứ ba.
– Những hậu quả do nóng về cơ khí, bị rối loạn, có tiếng rít do thiếu dầu, mỡ, hậu quả do điện lưới, chấp điện, áp suất, phá hủy do lực li tâm.