Các biện pháp, cách thức nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho trẻ em và tạo môi trường sống lành mạnh để trẻ được phát triển. Vậy cùng bài viết tìm hiểu kỹ hơn về việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi bạo lực về thể chất.
Mục lục bài viết
1. Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất là gì?
Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, trước hết là tôn trọng, có các biện pháp để cho các quyền trẻ em được thực hiện trong thực tế một cách đầy đủ, tạo điều kiện, cơ chế và cách thức phù hợp để trẻ em thực hiện được các quyền bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị đánh đập, bóc lột, xâm hại tình dục,... không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ quyền trẻ em có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhưng biện pháp bảo vệ bằng pháp luật là biện pháp có hiệu quả nhất.
Các biện pháp, cách thức nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể liên quan phải ngăn chặn sự vi phạm quyền trẻ em để ngăn chặn các hành vi bạo lực về thể chất như đánh, đập, tát, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động… Nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. Cần phải có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Có như vậy thì mới nâng cao được tính răn đe đối với những đối tượng có hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em.
Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất là việc thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa và xử lý các hành vi sử dụng vũ lực hoặc hành vi khác gây đau đớn, thương tích đến thân thể hoặc sức khỏe của trẻ em. Các quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em và được thực hiện, đồng thời đưa ra những biện pháp có hiệu quả và xây dựng cơ chế phòng ngừa, can thiệp, giải quyết tình trạng trẻ em bị bạo lực, bóc lột và xâm hại tình dục.
2. Ý nghĩa bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất:
Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất nhằm phòng ngừa và xử lý mọi hành vi xâm hại trẻ em
Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, gia đình và mọi công dân trong xã hội trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em khỏi mọi hành vi bạo lực về thể chất bao gồm cả việc loại bỏ những nguy cơ tổn hại và ngăn chặn các yếu tố đang gây tổn hại, bóc lột và sao nhãng cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em còn hướng tới việc can thiệp khẩn cấp và giúp đỡ trực tiếp các đối tượng trẻ em đang có nguy cơ hoặc bị bạo lực về thể chất nhằm ngăn chặn, giúp phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em.
Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất không chỉ tạo dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em mà còn phòng ngừa, ngăn chặn khỏi các hình thức bị phân biệt đối xử, bị bóc lột, lạm dụng về thể xác, bị sao nhãng, lơ là hoặc bị bỏ rơi, bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt như mất môi trường gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh; tạo dựng những điều kiện chăm sóc đầy đủ hoặc phục hồi cho trẻ em, trong những trường hợp cần thiết; các chính sách, hình thức và biện pháp trợ giúp trẻ em, tạo cho các em được hưởng các quyền cơ bản, có cơ hội để phát triển toàn diện bản thân. Thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trên cơ sở ý thức tự giác của các chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.
Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất nhằm tạo cho trẻ em có điều kiện để phát triển toàn diện
Trẻ em có quyền được phát triển đầy đủ và toàn diện trong môi trường gia đình và xã hội; gia đình phải là tổ ấm giúp các em được nuôi dưỡng và lớn lên bình an, không thể gây ra những mất mát, tổn thương về thể chất và tinh thần. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em CRC. Theo Công ước này, trẻ em có quyền được sống trong môi trường an toàn tạo điều kiện cho các em có cuộc sống thể chất khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Việc phê chuẩn các văn kiện, điều ước quốc tế về trẻ em đã đặt ra trách nhiệm pháp lý của nước ta trước cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Do nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức. Các hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm hại, đánh đập, bóc lột, sao nhãng đối với trẻ em vẫn chưa được gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội phòng, chống tích cực, chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý và can thiệp kịp thời. Vì vậy, bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất góp phần bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh có vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ em.
Bảo đảm quyền bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trước hết là nhằm mục đích tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh dành cho trẻ em. Tuy nhiên, khi mà việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất bằng những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không thành công thì cần thiết phải áp dụng các biện pháp trợ giúp, hỗ trợ cho những trẻ em đã phải chịu bạo lực, ngược đãi, bóc lột, sao nhãng, xâm hại với mục đích thúc đẩy quá trình phục hồi và tái hòa nhập, phòng ngừa tổn thương trong tương lai cho trẻ.
Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất bao gồm hỗ trợ cho trẻ em có nguy cơ cao hoặc đang bị tổn hại được bảo đảm an toàn, chăm sóc phục hồi cho trẻ em. Hỗ trợ trẻ em bằng hình thức can thiệp trực tiếp đối với từng cá nhân trẻ em và gia đình của trẻ em. Các biện pháp hỗ trợ phải được ra quyết định bởi người có thẩm quyền trên cơ sở đánh giá hoàn cảnh cụ thể của từng trẻ em mà không dựa trên các hình thức lạm dụng, bạo lực về thể chất. Tùy theo nhu cầu của từng đối tượng trẻ em và gia đình mà có các hình thức cung cấp dịch vụ cho phù hợp như: Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị tổn hại; bố trí nơi ở tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường bạo lực, xâm hại, bóc lột hoặc đe dọa hoặc đang gây tổn hại nghiêm trọng cho trẻ em; chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em; giáo dục cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, hòa nhập cho trẻ em; giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em; hỗ trợ trẻ em tiếp cận giáo dục phổ thông, học nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ trẻ em, gia đình tiếp cận nguồn tài chính, tạo thu nhập, phúc lợi xã hội để cải thiện điều kiện sống cho trẻ em; giám sát sự an toàn của trẻ em; giám sát sự an toàn của trẻ em và gia đình trẻ em định kỳ.
Công tác trợ giúp trẻ em bị bạo lực về thể chất được phục hồi và hòa nhập cộng đồng cần được thực hiện thông qua các chính sách trợ giúp cho trẻ em. Các hình thức chăm sóc trẻ em bị bạo lực về thể chất cần đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
3. Trách nhiệm bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất:
Việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được luật hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật về trẻ em.
Các quy phạm pháp luật này chỉ phát huy được khi được thực thi trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất cũng vậy, nó phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình, cộng đồng và cá nhân thực hiện thì trẻ em mới có được môi trường sống an toàn, lành mạnh. Pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất chỉ có thể phát huy hết được vai trò khi mà nó phải trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, gia đình trong cuộc sống hàng ngày, phải được tuân thủ một cách tự giác của các chủ thể pháp luật.
Những năm qua, công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất đã từng bước hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất được tăng cường. Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm.
Tuy nhiên công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất vẫn còn một số hạn chế yếu kém như hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa được hoàn thiện. Đạo đức, lối sống xuống cấp, lệch chuẩn của một bộ phận trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn vẫn đang là những vấn đề xã hội bức xúc. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chưa dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức cho công tác này.
Để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội về bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất thì ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật về quyền trẻ em với đầy đủ các thuộc tính hiện đại còn phải nâng cao trình độ pháp luật về quyền trẻ em với đầy đủ các thuộc tính hiện đại còn phải nâng cao trình độ pháp luật của cán bộ và nhân dân, phải xác lập được cơ chế bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em hiệu quả. Việc tuân thủ và thực thi các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất cũng chính là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trong thực tiễn đời sống.