Một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh đều có báo cáo tài chính dự toán. Theo đó báo cáo tài chính dự toán có thể giúp doanh nghiệp điểu chỉnh hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn hợp lý và hiệu quả hơn dựa trên những con số thực tế. Vậy báo cáo tài chính dự toán là gì? Nội dung và tầm quan trọng?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tài chính dự toán là gì?
Khi nhắc tới báo cáo tài chính dự toán của một doanh nghiệp cũng giống như báo cáo tài chính trong quá khứ ngoại trừ nó mang tính định hướng tương lai hơn là dựa vào những số liệu đã có. Theo đó những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường sẽ xây dựng sẽ đưa ra báo cáo tài chính dự toán, nhưng những doanh nghiệp đang tồn tại có hoạt động quản trị tốt cũng duy trì những báo cáo này như là một phần trong việc lên kế hoạch tài chính và hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngân sách.
Việc chuẩn bị các báo cáo tài chính này cũng giúp cho doanh nghiệp xem xét lại chiến lược và có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Trên thực tế, hầu hết các công ty xem báo cáo tài chính dự toán là bí mật và chỉ tiết lộ chúng ra cho những người ngoài, chẳng hạn như chủ nợ hay nhà đầu tư chỉ bởi vì họ là những người “cần phải biết”.
2. Nội dung của báo cáo tài chính dự toán:
2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán:
Nếu chúng ta muốn thực hiện lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể nào đó chúng ta cần nắm vững kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cách thức tính toán những chỉ tiêu lợi nhuận tiếp theo đó chúng ta sẽ tiến hành tổng hợp thông tin từ các ngân sách và các ngân quỹ hàng năm theo đúng chỉ tiêu trong báo cáo và kết thúc nó chính là tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận và hoàn thiện báo cáo. Việc dự toán các báo cáo tài chính nói chung có thể sử dụng 2 phương pháp là qui nạp và diễn giải. Với phương pháp quy nạp, các báo cáo tài chính dự toán là sự tổng hợp tất cả các thông tin từ kế hoạch ngân sách và ngân quĩ hàng năm
Dự toán các báo cáo tài chính nói chung là nội dung rất quan trọng trong công tác hoạch định tài chính tại các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và tăng trưởng của doanh nghiệp trong kì kế hoạch và giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá lại các quyết định tài chính và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó có thể tạo cơ sở trong việc cung cấp các thông tin về các chỉ tiêu tài chính cơ bản cho các đối tượng hữu quan có liên quan. Bên cạnh đó đây còn là cơ sở thuận lợi đề các doanh nghiệp thực hiện các quyết định đầu tư, tài trợ và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Bác báo cáo tài chính dự toán được lập trong một thời kì nhất định, với thời gian hiện nay thường là 1 năm. Các báo cáo tài chính được thực hiện cần phải dự toán là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo nguồn và sử dụng ngân quĩ, bảng cân đối kế toán.
2.2. Bảng cân đối kế toán dự toán cụ thể:
Bảng cân đối kế toán dự báo cho doanh nhân và doanh nghiệp mới khởi sự biết được các hoạt động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khả năng trả nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ tiến triển như thế nào theo thời gian. Bảng này cũng trình bày ngắn gọn về số tiền các khoản phải thu, hàng tồn kho và trang thiết bị của công ty.Bảng cân đối kế toán dự báo cũng được dùng để dự toán tổng quan tình hình tài chính của công ty.
Ví dụ, một công ty rất hào hứng đưa ra Bảng cân đối kế toán dự báo, dự báo rằng sẽ tăng trưởng nhanh và có lợi nhuận.
Bên cạnh đó, điều này lại làm cho tỷ số nợ của công ty lên tới 75% tỉ lệ này khá cao, và điều này có thể khiến các nhà đầu tư đi đến kết luận là có quá nhiều rủi ro khi tiếp tụ đầu tư vào doanh nghiệp.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán đây là nội dung để trình bày về dự toán dòng tiền ra vào của công ty trong một thời kì cụ thể. Chức năng quan trọng nhất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán cụ thể đó là dự toán được việc công ty có dòng tiền đáp ứng với nhu cầu hay không. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán là một trong các nội dung trong phần kế hoạch tài chính trong bản kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch tài chính hiện nay là một phần rất quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh. Nội dung này sẽ giúp nhà thẩm định hoặc nhà đầu tư tương lai khẳng định lại tính khả thi của dự án.
Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường sẽ xây dựng sẽ đưa ra báo cáo tài chính dự toán, nhưng những doanh nghiệp đang tồn tại có hoạt động quản trị tốt cũng duy trì những báo cáo này như là một phần trong việc lên kế hoạch tài chính và hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngân sách.
3. Tầm quan trọng của báo cáo tài chính dự toán:
Việc phân tích các báo cáo tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm đưa ra một sự dự báo. Dự báo là sự tiên đoán về doanh thu, chi phí, thu nhập và chi phí vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Dự báo của một doanh nghiệp là cơ sở cho các báo cáo tài chính dự toán của doanh nghiệp. Một sự tiến triển tốt trong báo cáo tài chính tiêu chuẩn của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được cái nhìn trước về lượng ngân sách cần thiết, xây dựng kế hoạch tài chính, và quản lí tài chính thay vì những phản ứng tức thời.
Dự đoán của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường dựa trên những ước lượng về doanh thu trong tương lai và mức độ bình quân của ngành (dựa trên phần trăm doanh thu) hoặc trên kinh nghiệm của các doanh nghiệp tượng tự về giá vốn hàng bán và các chi phí khác. Kết quả là, dự báo của các doanh nghiệp mới có thể sẽ đi trước kế hoạch kinh doanh bởi việc dự báo được giải thích thông qua các nguồn số liệu và sử dụng các giả định để tạo ra chúng.
Các nhà đầu tư dĩ nhiên cũng sẽ nghiên cứu chúng một cách kĩ lưỡng để chắc chắn rằng các số liệu trong dự báo và kết quả của dự án tài chính là thực tế. Ví dụ, báo cáo giả định cho một doanh nghiệp mới khởi có thể nói rằng dự báo của nó đã dựa trên việc bán 500 đơn vị sản phẩm mới trong năm đầu tiên, 1000 sản phẩm trong năm thứ 2 và 1500 sản phẩm trong năm thứ 3, như vậy là giá vốn hàng bán vẫn giữ nguyên (có nghĩa là vẫn giữ ở mức phần trăm cố định trên doanh thu thuần) qua 3 năm.
Người đọc kế hoạch sẽ quyết định những con số này có thực tế hay không. Nếu như người đọc cảm thấy là các số liệu không thực tế, thì sự tin tưởng vào toàn bộ kế hoạch sẽ bị giảm đi đáng kể.
Như vậy, từ các thông tin chúng tôi phân tích như trên ta có thể thấy báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong công việc kinh doanh cua bất kì doanh nghiệp nào hiện nay, vì theo báo cáo tài chính mục đích của nó là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp cụ thể, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp như về tài sản hiện có, số nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, các nguồn doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác, các nội dung về lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh, thuế và các khoản nộp Nhà nước và các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán kèm theo thông tin cụ thể về các dòng tiền.
Theo đó, ngoài ra các thông tin trên báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp còn có vai trò quan trọng trong công tác củng cố niềm tin và sức mạnh cho công nhân viên của doanh nghiệp để họ nhiệt tình hăng say trong lao động, tham gia đầu tư trái phiếu, cổ phiếu của Công ty phát hành…Theo các nguồn thông tin trong báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng…để họ có thể đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để họ có quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp nữa không