Hiện nay trên thị trường đầu tư kinh doanh chúng ta rất dễ bắt gặp các trường hợp bán tháo, hay nói dễ hiểu hơn là bán nhanh chóng. Cùng bài viết tìm hiểu bán tháo trong kinh doanh là gì? Đặc điểm và phân tích ưu nhược điểm?
Mục lục bài viết
1. Bán tháo trong kinh doanh là gì?
Bán tháo (Bailing out hay sell-off) trên thị trường chứng khoán là hành động bán ra một cách nhanh chóng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ bằng bất kì giá nào kể cả mức giá sàn trong phiên. Việc này xảy ra khi nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường do họ nhận thấy những tín hiệu xấu có thể xảy ra như tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại, các chính sách vĩ mô bất lợi hay doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh không tốt… Hệ lụy của việc này khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nếu trên diện rộng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường.
Bailing out- bán tháo- chỉ việc bán nhanh bán gấp một chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả, có thể bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với khi mua vào, như một biện pháp cứu vãn thua lỗ hơn nữa khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá, thì chỉ cần một tín hiệu “không lành” đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo.
Ta có thể xem một ví dụ, bắt đầu từ thông tin đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng: Tổng Công ty Bảo Minh có khả năng bị phong toả tài khoản do chậm chi trả bảo hiểm đối với Công ty Hoàng Long trong vụ cháy nhà máy sản xuất mì ăn liền nhãn hiệu “Rồng Vàng”. Mà trên thực tế việc chi trả tiền bảo hiểm cho Công ty Hoàng Long vẫn chưa được thực hiện là do yêu cầu của nhiều cơ quan chức năng liên quan chứ không phải Bảo Minh cố tình không thực hiện. Chịu ảnh hưởng của những thông tin bất lợi, cổ phiếu Bảo Minh trên sàn Hà Nội nhiều phiên liên tiếp bị bán tháo giá sàn với khối lượng lớn.
Ngoài ra thuật ngữ “Bailing out” còn mang nghĩa “cứu trợ”, trợ giúp khẩn cấp cho các định chế tài chính gặp khó khăn, đặc biệt sự trợ giúp của các cơ quan quyền lực đối với các ngân hàng thương mại. Khi một Ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản do có hiện tượng cùng một lúc khách hàng đến đòi rút tiền, Ngân hàng Trung Ương sẽ có hai cách để “bail out”: một là dùng uy tín của mình để trấn an khách hàng và xin hoãn lại việc rút tiền; hai là cho ngân hàng thương mại vay tiền để giải quyết một số khoản nợ lớn, và từ đó gây lại lòng tin đối với khách hàng. Hiện nay các tổ chức quốc tế như IMF hay WB cũng cho các ngân hàng các nước thành viên vay như một hình thức “bailing ou
Bán tháo trong tiếng Anh là Distressed sale. Trong lĩnh vực chứng khoán, bán tháo trong tiếng Anh là Sell-off.
Bán tháo xảy ra khi một người bán gấp tài sản, cổ phiếu hoặc tài sản khác của người đó. Bán tháo thường dẫn đến tổn thất tài chính cho người bán, vì lí do kinh tế khó khăn, phải chấp nhận mức giá thấp hơn. Số tiền thu được từ các tài sản này thường được sử dụng để trả nợ, chi trả chi phí y tế hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
2. Đặc điểm và phân tích ưu nhược điểm về bán tháo trong kinh doanh:
Việc bán tháo thường đi kèm với tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư. Trong đó, không ít các trường hợp việc bán tháo xảy ra khi nhà đầu tư nhận được những thông tin sai lệch hoặc chưa xem xét kĩ tình hình thực tế xảy ra. Điều này khiến cho họ nhận một khoảng thua lỗ khi mà ngay sau đó, cổ phiếu có thể tăng giá trở lại. Chiều ngược lại, đây là cơ hội cho những nhà đầu tư có khả năng phân tích tốt mua vào cổ phiếu với mức giá rẻ hơn.
Theo một hướng đi khác, bán tháo cũng có thể là biện pháp hữu hiệu trong giai đoạn thị trường gặp khủng hoảng. Thời điểm này thị trường sẽ giảm rất mạnh và có sự bán tháo trên diện rộng, nhà đầu tư nếu quyết đoán bán cổ phiếu ngay lập tức có thể sẽ giúp hạn chế thua lỗ thay vì nắm giữ và chứng kiến cổ phiếu mình sở hữu giảm sâu thêm.
Nhìn chung hiện tượng bán tháo sẽ làm thị trường có những diễn biến xấu, giá trị tài sản của nhà đâu tư thâm hụt một cách nhanh chóng. Điều cần làm là thật bình tĩnh đối mặt với tình hình thực tế, phân tích kĩ lưỡng các yếu tố để ra quyết định giao dịch. Các phương án bán cắt lỗ tạm thời hay chờ đợi thời điểm thị trường giảm đủ sâu để điều chỉnh tăng trở lại nên được áp dụng dựa trên những phân tích cả về mặt cơ bản và kĩ thuật. Đặc biệt, một trong những cách đối mặt với diễn biến này là tìm đến thị trường chứng khoán phái sinh, nơi nhà đầu tư có thể thực hiện các biện pháp phòng vệ rủi ro (Hedging).
Những người vay thế chấp không đáp ứng được các khoản thanh toán cho tài sản thế chấp của họ nữa có thể chọn bán tài sản của họ đi để trả tiền thế chấp. Ví dụ về các tình huống mà một người lựa chọn bán tháo là li dị, tịch thu nhà và tái định cư.
Nếu chủ nhà bán nhà với giá dưới mức tiền mà chủ nhà còn nợ để mua căn nhà đó, thì giao dịch đó có thể được coi là bán tháo. Chủ nhà đang cố gắng bán tài sản của mình đi, mặc dù giá thị trường hiện tại của nó thấp hơn số tiền họ còn đang nợ.
Điều này có thể xảy ra nếu chủ nhà bị buộc phải di chuyển khỏi nhà và không thể chờ đến lúc giá thị trường của tài sản phục hồi. Chủ nhà có thể có một công việc mới đòi hỏi phải di dời ngay lập tức. Li hôn cũng có thể buộc chủ nhà phải bán một căn nhà để thanh lí tài sản phải chia cho các bên. Người cho vay thường phải đồng ý một giao dịch như vậy trước khi tiến hành, bởi vì giao dịch như vậy sẽ loại bỏ tài sản thế chấp cho khoản vay của chủ nhà.
Nếu một tài sản được bán tháo, việc định giá tài sản được coi là không chính xác vì nó không được bán trong điều kiện thị trường cạnh tranh thực sự. Ví dụ, trong thị trường bất động sản, giá bán không thể được sử dụng làm công cụ so sánh để xác định giá trị thực của tài sản.
Nếu một người bán tài sản của mình cho tiệm cầm đồ, họ có thể sẽ nhận được một mức giá thấp hơn giá trị của tài sản đó. Tiệm cầm đồ thường trả giá thấp vì họ có ý định bán lại mặt hàng với giá cao hơn để thu lợi nhuận. Người bán phải đánh đổi bằng việc chấp nhận một đề nghị thấp hơn giá thị trường để được nhận tiền mặt ngay lập tức. Ngay cả khi một tài sản được định giá cao hơn, tiệm cầm đồ vẫn sẽ tìm cách mua với giá rẻ để kiếm lợi nhuận.
Mua một tài sản bán tháo có nghĩa là bạn có cơ hội tốt để mua nó với giá thấp hơn giá trị thị trường. Tuy nhiên, việc mua tài sản báo tháo cũng có những hạn chế. Nếu người bán vội vàng bán, có thể họ sẽ không thực hiện bất kì sửa chữa nào với căn nhà để tăng giá bán. Các chủ sở hữu mới có thể phải bỏ ra một số tiền đáng kể để sửa lại tài sản.
3. Tham khảo về hiện tượng bán tháo cổ phiếu:
Hiện tượng bán tháo cổ phiếu diễn ra khi các nhà đầu tư cảm thấy mất lòng tin vào thị trường chứng khoán do một số nguyên nhân như:
+ Tình hình dịch bệnh
+ Chiến tranh thương mại
+ Các chính sách vĩ mô bất lợi
+ Doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh không tốt
+ Có sự thay đổi trong cơ cấu nội bộ công ty
+ Lãi suất hoặc giá xăng dầu tăng cao
+ Các quyết định liên quan đến chính trị
+ Nạn tấn công và khủng bố…
Tất cả những nguyên nhân này đều sẽ nhanh chóng gây ra sự hoảng loạn cho các nhà đầu tư. Và nếu không suy xét cẩn thận, các nhà đầu tư vẫn sẽ chấp nhận chịu lỗ để bán tháo cổ phiếu, bảo đảm sự an toàn cho nguồn tài chính của mình.
Ví dụ: Trong phiên 28-1-2021, ngay lúc tâm bão dịch Covid-19 bùng nổ và lan tỏa khắp cả nước, thị trường chứng khoán đã chứng kiến cơn khủng hoảng tột độ khi các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo cổ phiếu với giá rẻ mạt.
Hiện tượng bán tháo cổ phiếu sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi số lượng cổ phiếu bị bán tháo đã cạn kiệt. Ngoài ra, khi thị trường tin rằng giá trị chứng khoán đã được điều chỉnh ở mức hợp lý thì hiện tượng bán tháo cổ phiếu này cũng sẽ dừng lại. Bên cạnh đó, nếu các nhà đầu tư phát hiện tin tức “xấu” dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu là không chính xác, thì hành động bán tháo sẽ nhanh chóng kết thúc. Thậm chí giá trị cổ phiếu hoàn toàn có thể đảo chiều chỉ trong vài phút mà thôi.