Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hình thức bán hàng đa kênh, cụ thể đây là hình thức bán hàng bùng nổ khi các phương tiện truyền thông phát triển thay đổi các chức năng mua hàng của người tiêu dùng. Vậy bán hàng đa kênh là gì? Sự khác biệt giữa Omni-channel và Multi channel?
Mục lục bài viết
1. Bán hàng đa kênh là gì?
Hiện nay như chúng ta đã thấy với các xu hướng bán hàng đa kênh đã bùng nổ khi các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi cách thức mua hàng của người tiêu dùng nếu so với trước đây, khi mua hàng, khách phải đến các điểm bán lẻ nhưng ta thấy khi mạng xã hội phát triển thì khách có thể mua hàng ở nhiều kênh khác nhau, ví dụ như Website, Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử,… Đó chính là lý do người bán cần phát triển mô hình bán hàng đa kênh để dễ dàng tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó bán hàng đa kênh có 2 dạng cụ thể là Multi Channel và Omni Channel cụ thể như sau:
Multi-channel :
Đầu tiên khi nói về mô hình bán hàng Multichannel được biết đến là mô hình bán hàng trên các kênh cụ thể khác nhau và có thể là Online hay theo hình thức Offline trong đó, 5 kênh bán hàng phổ biến nhất cụ thể hơn đó là:
+ POS: Các cửa hàng bán lẻ.
+ Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…
+ Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
+ Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.
+ Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên.
Không những thế với mô hình Multi-channel căn cứ trên thực tế ta thấy nó có đặc điểm nữa là mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn và với sự riêng biệt này khiến mô hình mất đi sự liên kết giữa các kênh với nhau cũng vì thế nên đôi khi các chương trình khuyến mãi và những sự thay đổi về thông tin sản phẩm sẽ không được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các kênh bán hàng và mo hình Multichannel đòi hỏi doanh nghiệp phải dành ra nhiều thời gian và chi phí để vận hành các kênh bán hàng một cách trơn tru và liền mạch.
Omni channel :
Bên canh mô hình nêu như trên ta thấy mô hình Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh như Website, mạng xã hội, điểm bán lẻ, Affiliate,… nhìn chung, những kênh này tương tự với mô hình Multichannel và ta thấy nó có những điểm khác biệt là các kênh có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và vận hành. Theo đó với rất nhiều các thông tin sản phẩm và chương trình bán hàng của mô hình bán hàng này sẽ đều được phổ biến, áp dụng tại tất cả các kênh điều này đã góp phần gia tăng trải nghiệm đa kênh của khách hàng, giúp việc quản lý trở nên đơn giản hơn.
Theo đó ta thấy với mô hình bán hàng Omni-channel được nhiều người sử dụng hơn và với giải pháp này sẽ lấy khách hàng làm trọng tâm, kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín với tất cả chương trình khuyến mãi, chính sách khách hàng sẽ được áp dụng tại tất cả các kênh, vì lí do đó nên khi khách hàng tiếp cận đến bất cứ kênh bán hàng nào cũng có trải nghiệm đồng nhất.
2. Sự khác biệt giữa Omni-channel và Multi channel:
2.1. Chuỗi cung ứng Multichannel:
Hiện nay ta thấy với các giải pháp Multichannel được hình thành để đáp ứng với sự bùng nổ của Internet nên Multichannel sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn về kênh mua hàng thì người tiêu dùng có thể mua các mặt hàng online hoặc tại các địa điểm bán lẻ trực tiếp.
Bên cạnh đó với các chuỗi cung ứng Multichannel với mục đích phát triển theo tỏ chức và phục vụ từng kênh hay cũng có thể hiểu với việc bán hàng trực tuyến có thể có bộ phận, hệ thống quản lý kho và hệ thống vận chuyển riêng và các cửa hàng truyền thống sử dụng các hệ thống riêng và việc hoạt động riêng lẻ giữa các bộ phận có thể dẫn đến việc làm tăng chi phí và giảm khả năng hiển thị trên toàn chuỗi cung ứng.
Với mô hình này chúng ta hãy tưởng tượng người tiêu dùng có thể cảm thấy thế nào khi sử dụng các giải pháp Multichannel của doanh nghiệp và sản phẩm mua trực tuyến chỉ có thể được chuyển đến địa chỉ người tiêu dùng.
Các mặt hàng mua trong cửa hàng có thể có giá khác với bán hàng trực tuyến trong khi đó, sử dụng mã khuyến mãi từ email hoặc giao dịch trực tuyến có thể không được sử dụng trong các cửa hàng chính thống và kết quả là, người tiêu dùng trở nên thất vọng và gặp nhiều trở ngại khác nhau để hoàn thành đơn hàng khi sản phẩm đang hoặc không có sẵn trong kênh lựa chọn của họ.
2.2. Chuỗi cung ứng Omnichannel:
Để đáp ứng được nhu cầu người mua hàng ngày nay, doanh nghiệp phải làm sao để khách hàng vẫn có thể tiếp tục hành trình mua sắm của mình một cách liền mạch trong bất kì thời điểm nào, dù họ có gián đoạn nó trong một thời gian nào đó hoặc trên thiết bị nào đó. Các trải nghiệm liền mạch và các dịch vụ nhất quán chính là điểm lý thú của tiếp thị Omnichannel.
Chuỗi cung ứng Omnichannel cũng giống như Multichannel ở điểm, đều phục vụ khách hàng trên nhiều kênh khác nhau.
Như chúng ta đã theo dõi như trên ta thấy sự khác biệt là Omnichannel được tích hợp đầy đủ để cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch và theo đó, Omnichannel cho phép khách hàng không chỉ nhanh chóng chuyển đổi giữa các kênh, mà còn được dụng nhiều kênh cùng một lúc.
Giat sử như họ vừa kiểm tra đánh giá và xếp hạng sản phẩm trên điện thoại di động trong khi tự mình đánh giá sản phẩm trên kệ cửa hàng và ngoài ra, người tiêu dùng có thể lựa chọn hoàn thành việc mua hàng trực tuyến và tại các cửa hàng một cách đồng thời. Và nếu một mặt hàng không có sẵn trong cửa hàng, người tiêu dùng vẫn có thể đặt hàng trực tuyến từ điện thoại thông minh của họ.
Như vậy chúng ta thấy với sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel hai hình thức bán hàng đa kênh nổi bật trong mô hình bán hàng hiện đại và theo đó về mặt ngữ nghĩa Omnichannel và Multichannel gần như giống nhau đều là bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, về bản chất hai mô hình này có sự khác biệt tương đối lớn.
3. Cách bán hàng đa kênh:
Hiện nay nếu như chúng ta thường xuyên theo dõi sẽ thấy sự bắt đầu với mô hình thương mại đa kênh, trước tiên chủ doanh nghiệp cần xây dựng và tối ưu các kênh bán hàng và theo đó với các kênh này có thể là Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, website bán hàng đa kênh,… Theo đó ta thấy với đối tượng khách hàng, nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể chọn những kênh bán hàng phù hợp và để đảm bảo độ phủ và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp cần sử dụng tất cả các kênh kể trên, có thể tận dụng thêm điểm bán lẻ nếu có mặt bằng tốt.
Với hình thức này với mỗi kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ có những cách tối ưu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn phải đảm bảo những điều kiện cơ bản, ví dụ như hình ảnh sản phẩm rõ nét, đầu tư video sinh động, nội dung có chứa từ khóa mà khách hàng hay tìm kiếm,… Trên các nền tảng bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần lưu ý áp dụng đồng nhất các chương trình khuyến mãi và chính sách chăm sóc khách hàng. Điều này đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được tối ưu nhất.
Bên cạnh đó ta thấy khi sử dụng nền tảng bán hàng đa kênh, các chủ doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ, phản hồi khách nhanh chóng, tránh để khách chờ quá lâu và điều này thường khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có tệp khách hàng lớn đó chính là lý do vì sao doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh để tối giản quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo đó với các phần mềm này sẽ phục vụ cho việc quản lý bán hàng đa kênh phần mềm sẽ tương ứng và hiệu quả hơn với các kênh bán hàng, ví dụ như Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, website bán hàng đa kênh, giúp người bán quản lý đơn hàng, kho hàng và các phần mềm còn có thể tự động trả lời bằng tin nhắn cài sẵn, tự động ẩn những bình luận có số điện thoại, bảo mật thông tin của khách. Để hỗ trợ việc bán hàng, phần mềm còn có tính năng thống kê doanh số, quản lý giá nhập, giá bán và cả những hóa đơn thu chi cho các khoảng vận hành khác.
Như vậy qua bài viết trên ta thây pần mềm bán hàng đa kệnh này thực sự rất hữu ích và có giá trị đối với người ban hàng bởi sự tiện lợi và những ưu điểm và nó mang lại cho con người hiện nay, vậy nên chúng ta cần phat triển tốt nhất phương thức này.