Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Bài toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Bài toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn là một bài toán vui đã có từ rất lâu rồi và không phải ai cũng có thể hiểu và giải được bài toán này. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về bài toán này.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bài toán vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn:
      • 2 2. Giải bài toán vừa gà vừa chó bó lại cho tròn có 16 chân 40 chân chẵn:
      • 3 3. Thuật toán của bài toán vừa gà vừa chó:
      • 4 4. Bài toán vừa gà vừa chó C++:
      • 5 5. Một số bài toán cổ hay và thú vị:



      1. Bài toán vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn:

      Vừa gà vừa chó
      Bó lại cho tròn
      Ba mươi sáu(36) con
      Một trăm(100) chân chẵn
      Hỏi mấy gà, mấy chó?

      Đây là một bài toán vui, tôi biết nó từ hồi tiểu học, và tôi gặp lại nó khi học giải phương trình ở trường trung học. Và giờ mình đang tập lập trình, chợt nhớ ra nên viết ra đây, coi như một sự chia sẻ cho các bạn mới lập trình để có hứng thú hơn, cùng giải các bài tập nhỏ vui vẻ.

      Cách giải:

      Gọi x là số gà

      Số chó theo dề bài  là: 36 – x

      Số chân gà là : 2x

      Số chân chó là: 4 (36-x)

      Theo đề bài ta có:

      2x + 4(36 – x) =100

      2x + 144 – 4x = 100

      2x = 144 – 100

      2x = 44

      x = 22

      Vậy đáp án số gà là 22 con và số chó: 36 – 22 = 14 con
      Bạn bảo mấy con chó đặt 2 chân trước lên ghế, tổng số chân dưới đất sẽ là 36 x 2  = 72 chân. Suy ra số chân trên ghế là 28 chân.

      Vậy có 14 con chó ….

      Dùng hệ phương trình

      Gọi x là gà, y là chó

      Ta có hệ pt:

      x + y = 36

      2x + 4y = 100

      Giải hệ pt

      x = 22,y = 14

      Vậy gà có 22 con, chó có 14 con. Mời các bạn chia sẻ thêm cách giải hay, thú vị khác nữa nhé.

      2. Giải bài toán vừa gà vừa chó bó lại cho tròn có 16 chân 40 chân chẵn:

      Nghĩa là có 16 con cả gà và chó, tổng số chân của gà và chó là 40 chân. Tương tự với cách giải được đưa ra tại mục 1 bài này. Gọi số gà là a, số chó là b

      Ta có hệ phương trình:

      => 2(16-b) + 4b = 40

      <=> 32 + 2b = 40

      => 2b = 8

      => b = 4

      => a = 12

      Vậy có 4 con chó và 12 con gà

      3. Thuật toán của bài toán vừa gà vừa chó:

      – program HelloWorld;

      – var i :Integer;

      – begin

      – writeln(‘Giai bai toan dan gian bang Pascal’);

      – writeln(‘Vua ga vua cho’);

      – writeln(‘Bo lai cho tron’);

      – writeln(‘Ba muoi sau(36) con’);

      – writeln(‘Mot tram(100) chan chan’);

      – writeln(‘Hoi may ga, may cho?’);

      – for i:= 9 to 25 do

      – if((i * 2 + (36 – i) * 4) = 100) then

      – writeln(‘So ga la: ‘, i);

      – writeln(‘So cho la: ‘, 36 – i);

      end.

      4. Bài toán vừa gà vừa chó C++:

      – include

      – using namespace std;

      – int main() {

      – int cho, ga;

      – for (cho=1;cho<36;cho++)

      – for (ga=1;ga<36;ga++)

      – if ( (ga+cho==36) && (ga*2+cho*4==100) )

      { cout<<“So ga= “

      5. Một số bài toán cổ hay và thú vị:

      Bài1.

      Tìm ba số sao cho số lớn nhất hơn số lớn thứ hai đúng bằng 1/3 số bé nhất, số lớn thứ hai hơn số bé nhất đúng bằng 1/3 số lớn nhất và số bé nhất hơn 1/3 số lớn thứ hai đúng bằng 10.

      Bài 2.

      Nhiều gia đình chung nhau mua một con trâu. Nếu cứ 7 gia đình góp lại được 190 đồng tiền thì thiếu mất 330 đồng. Nếu cứ 9 gia đình góp lại 270 đồng thì dư được 30 đồng. Hỏi có mấy gia đình và con trâu giá bao nhiêu?

      Bài 3.

      Hai bà lão A và B khởi hành cùng một lúc từ hai thị trấn M và N và đi từ thị trấn này đến thị trấn kia. Họ gặp nhau lúc giữa trưa và bà A đến đích lúc 4 giờ chiều, còn bà B thì 9 giờ tối mới đến đích. Hỏi họ khởi hành lúc mấy giờ?

      Bài 4.

      Ba cô gái có cùng một số trái cây, gặp 9 chàng trai. Họ tặng cho mỗi chàng trai cùng một số trái cây. Sau đó thì mỗi chàng trai và mỗi cô gái có cùng một số trái cây. Hỏi mỗi cô gái lúc đầu có bao nhiêu trái cây?

      Bài 5.

      Khi người ta hỏi con cá bắt được nặng bao nhiêu, người đánh cá trả lời :” Đuôi nó nặng 150g, đầu nó nặng bằng đuôi và 1/2 thân, còn thân nặng bằng đầu và đuôi.” Như thế con cá của anh ta nặng bao nhiêu?

      Bài 6

      Một bà nông dân mang hai giỏ trứng ra chợ bán, mỗi giỏ có 30 trứng. Trong giỏ trứng bé , bà dự định sẽ bán với giá 1 đồng được 3 quả. Giỏ trứng to bàn sẽ bán 1 đồng 2 quả. Tuy nhiên khi ở chợ bà thay đổi ý định, bà để trứng lẫn lộn và bán với giá 2 đồng được 5 quả. Như thế có lợi cho bà so với ý định ban đầu không?

      Bài 7

      Hai người bạn gặp nhau. Một người hỏi bạn mình :” Các con của anh bao nhiêu tuổi?” Người thứ hai trả lời:
      “Tôi có hai đứa con trai: tuổi tôi gấp 4 lần tuổi đứa thứ nhất và gấp 7 lần đứa thứ hai”.
      Hỏi ông bố bao nhiêu tuổi và các con của ông bao nhiêu tuổi?

      Bài 8

      Cô Bưởi có 4 con gà mái. Cô nhận thấy rằng 1 con gà cách 1 ngày đẻ 1 trứng, con thứ 2 cách 3 ngày đẻ 1 trứng, con thứ 3 cách 4 ngày đẻ 1 trứng, và con thứ 4 cách 7 ngày đẻ 1 trứng. Một lần cô Mari lấy trong chuồng được 4 quả trứng và khoe với bà hàng xóm. Bà ta chúc mừng cô và hỏi: Số ngày ngắn nhất là mấy ngày (kể từ bây giờ) để cô có thể lấy được 4 trứng nữa?

      Bạn hãy giúp cô Bưởi.
      Bài 9

      Một cô gái mang ra chợ hai giỏ trứng. Bất chợt một chú bé xô vào người, hai giỏ trứng rơi, trứng vỡ. Chú bé xin lỗi cô và hỏi cô có tất cả bao nhiêu trứng để chú đền tiền, cô gái trả lời:

      “Chị không đếm nhưng khi xếp vào giỏ theo 2 quả một, ba quả một, 4 quả một, 5 quả một, 6 quả một lần nào cũng dư ra 1 quả. Còn khi xếp theo 7 quả thì không dư quả nào
      Hỏi trong hai giỏ có bao nhiêu quả trứng?

      Bài 10

      Người ta đặt trong kho 6 thùng rượu. Từ thùng thứ nhất đến thùng thứ 6 tương ứng chứa: 310 lít, 200 lít, 190 lít, 180 lít, 160 lít và 150 lít. Ngày thứ nhất hai người mang rượu đi bán, người thứ nhất bán được 2 thùng, người thứ hai bán được 3 thùng, hơn nữa người thứ nhất bán được số rượu bằng một nữa số rượu người thứ hai đã bán.
      Hỏi thùng rượu nào còn trong kho ?

      Bài 11

      Trả lời về tuổi của mình, 1 người đàn ông nói như sau: “Cứ vào sinh nhật của tôi, cha tôi lại giết 1 con cừu để ăn mừng, bộ da cừu ông xếp vào 1 chỗ. Tôi lớn lên lấy vợ cũng sinh được 1 thằng con trai, vào sinh nhật nào của nó tôi cũng lại giết cừu, cất bộ da vào 1 chỗ. Năm nay số da cừu của tôi bằng số da cừu của nó.
      Hỏi tuổi người đàn ông và con trai của ông ta là bao nhiêu?

      Bài 12

      Ba người bạn rất thích đi bơi. Người thứ nhất luyện tập tại bể bơi ba ngày 1 lần, người thứ 2 thì 4 ngày 1 lần. Người thứ 3 năm ngày 1 lần. Tìm số ngày lớn nhất mà họ có thể cùng nhau đi dạo chơi.

      Bài 13

      Ba người đàn ông và 2 chú bé phải qua 1 con sông. Họ có 1 con thuyền nhưng chỉ chở được 1 người đàn ông hoặc 2 chú bé. Tất cả họ đã qua sông như thế nào. Nếu chiều rộng là 100 m thì quãng đường mà thuyền phải đi là bao nhiêu mét?

      Bài 14

      Bố mẹ và hai cậu con trai cần phải qua sông bằng 1 con thuyền. Bố và mẹ mỗi người nặng 70 kg, mỗi người con nặng 35 kg. Họ làm thế nào để qua sông nếu thuyền chỉ chở đến 70 kg. Lưu ý là mỗi người đều biết chèo thuyền.

      Bài 15

      Có 2 cái thùng: một thùng rượu còn thùng kia là thùng nước, lượng nước và rượu ngang nhau. Từ thùng rượu người ta lấy ra 1 lít rượu rót vào thùng nước. Sau đó lại đỗ 1 lít rượu nước tạo thành vào lại thùng rượu. Hỏi phần nước trong thùng rượu và phần rượu trong thùng nước, phần nào lớn hơn.

      Bài 16

      Tìm ba số sao cho số lớn nhất hơn số lớn thứ hai đúng bằng 1/3 số bé nhất, số lớn thứ hai hơn số bé nhất đúng bằng 1/3 số lớn nhất và số bé nhất hơn 1/3  số lớn thứ hai đúng bằng 10.

      Bài 17

      Vua Heron lệnh cho một người thợ kim hoàn làm một vương miện, với 8 li vàng và 2 li bạc (li: đơn vị khối lượng). Đến hạn người thợ đã dâng lên vua vương miện nặng đúng 10 li. Nhà vua nghi ngờ và yêu cầu nhà toán học Ác-si-mét kiểm tra lại xem người thợ kim hoàn có lấy bớt vàng và thay bạc vào đó không.
      Ác-si-mét đã làm như sau:
      Đem vương miện nhúng trong nước (tất nhiên không để chạm vào đáy thùng) thì cân còn  li. Trong khi đó, cân 10 li vàng nhúng trong nước thì còn 9,5 li; cân 10,5 li bạc nhúng trong nước thì cũng còn 9,5 li.
      Do vậy, Ác-si-mét suy ra điều nghi ngờ của nhà vua là đúng.
      Căn cứ vào những số liệu trên đây, bạn có thể tính trong vương miện có bao nhiêu li vàng không?

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết