Mục đích và đối tượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non? Nội dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non? Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non module 24?
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề giáo dục lại càng được nhà nước ta chú trọng đến. Cũng chính vì vậy mà các vấn đề giáo dục liên quan đến lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Do đó, việc đưa ra các chương trình bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non. Sau mỗi một khóa bồi dưỡng thường xuyên mầm non thì giáo viên được đào tạo sẽ phải thực hiện việc viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non. Vậy đối với bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non module 24 có nội dung ra sao?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Mục lục bài viết
1. Mục đích và đối tượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non?
Trên cơ sở quy định tại mục 1 Thông tư 12/219/TT-BGDĐT có quy định về mục đích của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non với nội dung như sau: “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non (GVMN), đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non (GDMN) và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.
Như vậy có thể thấy rằng, mục đích mà chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non hướng tới là nhằm nâng cao những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của giáo viên mầm non qua từng giai đoạn và từng thời ký sẽ được áp dụng là khác nhau. Đồng thời thì chương trình này cũng được xác định là một trong những căn cứ không thể thiếu trong hoạt động và quản lý chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để hướng tới mục đích nâng cao năng lực chuyên nôn của đội ngũ giáo viên mầm non trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay.
Từ đó có thể xác định được giáo viên đó có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên mầm non đối với những quy định về việc phát triển giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của giáo dục và sự phát triể của giáo dục.
Trên cơ sở quy định tại mục 2 Thông tư 12/219/TT-BGDĐT có quy định về đối tượng của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non đó không phải là người nào khác mà đó chính là những giáo viên đang thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo như quy định của pháp luât giáo dục mầm non hiện hành.
2. Nội dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non:
Trên cơ sở quy định tại mục 3 Thông tư 12/219/TT-BGDĐT có quy định về nội dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non với nội dung như sau:
“1. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non áp dụng trong cả nước (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 01)
….
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 02)
…..
3. Nội dung chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 03)
……”.
Như vậy, từ quy định mà tác giả vừa nêu ra ở trên thì có thể nhận rằng, đôi với chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non sẽ được áp dụng thực hiện theo nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước. Hay là việc áp dụng thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Cũng có thể chương trình bồi dưỡng thường xuyên này sẽ được áp dụng thực hiện với nội dung để bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm mục đích phục vụ và đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo như quy định của pháp luật mà tác giả vừa nêu ra ở trên.
3. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non module 24:
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Môi trường giáo dục bao gồm: Môi trường xã hội và môi trường vật chất; môi trường bên trong và ngoài lớp học.
Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non đó chính là viêc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Để có thể dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non thì các cơ sở giáo dục và các bặc phụ huynh cần tìm ra một môi trường phù hợp. Việc lưa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực của trẻ cũng sẽ tạo dưng được những kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành.
Trẻ em như một trang giấy trắng nên việc đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ thì cần phải có một môi trường phù hợp. Môi trường phù hợp đươc thể hiện khi nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân. Đồng thời việc xây dựng môi trường giáo dục mầm non này cũng sẽ được thực hiện và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ em sẽ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động khi có cơ hội được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn.
Việc kích thích tính tích cực chủ động của trẻ trong môi trường giáo dục thân thiện, đa dạng, phong phú được thể hiện từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Từ tính tự chủ và và chủ động trong hành vi của mình sẽ hình thành nên tính cách của trẻ về việc sẽ tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi. Thông qua đó trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình.
Đối với một ngôi trường mầm non thì việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đa dạng, phong phú là điều vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Tác giả đưa ra nhận định như vậy là bởi vì việc xây dựng môi trường giáo dục sẽ góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
Một số biện pháp đã được thực hiện như: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa các thành viên (Giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ); Sắp xếp không gian, các góc hoạt động trong lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ; Trang trí môi trường nhóm lớp bằng chính sản phẩm của trẻ; Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã được kết quả như sau:
– Trẻ khỏe mạnh, luôn tự tin, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
– Trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân trẻ, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt là trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học.
– Mỗi ngày đến lớp, các con được nhìn thấy tên, thấy hình ảnh, ngày sinh nhật và các sản phẩm của mình trong lớp,… giúp các con thấy mình thuộc về lớp học/trường học.
– Trẻ luôn tin tưởng rằng “mình có thể làm được”. Bởi trẻ được sống trong môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và các bạn, trẻ sẵn sàng chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng của mình với cô giáo, các bạn cùng lớp, hay tự tin giao tiếp với môi trường xung quanh.
– Trẻ đã thiết lập và vun đắp được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp bằng cách tạo cơ hội để trẻ được làm việc theo nhóm, thông qua đó các con học được từ bạn để có thể thử làm những việc mà các con không dám làm trước cả lớp, tự bản thân mỗi trẻ luôn cố gắng nhiều hơn, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. . Đồng thời, trẻ học còn được một số kĩ năng giao tiếp xã hội để làm việc tốt trong nhóm.