Vấn đề an toàn thực phẩm đang được nhiều người quan tâm và cũng là vấn đề mà nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu vì sức khỏe của cả cộng đồng. Hãy cùng chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn, ưu tiên sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài tham luận chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề chất lượng thực phẩm hiện nay
– Giới thiệu về chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
1.2. Thân bài:
– An toàn thực phẩm là gì? Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
– Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
– Các nguyên tắc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
+ Chọn thực phẩm tươi, an toàn
+ Nấu kín kỹ thức ăn
+ Ăn ngay sau khi nấu
+ Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
+ Nấu lại thức ăn thật kỹ
+ Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chính và sống, với bề mặt bẩn
+ Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác
+ Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
+ Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
– Kiến nghị về vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đối với các cơ quan nhà nước
+ Đối với các tổ chức
+ Đối với các cá nhân người tiêu dùng thực phẩm
1.3. Kết bài:
Thể hiện mong muốn, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bài tham luận chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất:
Theo như quy định về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Hiện nay, Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao vì vậy mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày được quan tâm. Ở Việt Nam, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đang được nhiều người quan tâm đặc biệt là phụ nữ, các bà nội trợ trong gia đình. Trên thị trường nước ta, đặc biệt là trong những năm Covid-19 vấn đề về thực phẩm bận ngày càng được tăng, tình hình ngộ độc thực phẩm có sự gia tăng về số ca mắc nhưng giảm về số tử vong.
Dựa trên 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
“1. Chọn thực phẩm tươi, an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 700C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 600C hoặc lạnh dưới 100C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần sau.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.”
Chính vì vậy, tôi xin đưa ra những thông điệp cũng như giải pháp về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Đối với cơ quan nhà nước
Bên cạnh việc đã ban hành ra luật, các nghị định, thông tư về vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn chưa có hiệu quả. Chính vì vậy, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giám sát về vấn đề vệ sinh thực phẩm, nâng cao nhận thức của người dân.
Ngoài ra, các cơ quan, các đơn vị kinh tế phụ trách kiểm duyệt thức ăn cần phải sát sao hơn, thực hiện nghiêm việc xử lý các cơ sở sản xuất, cung cấp thức ăn thiếu an toàn đến với người dân.
2. Đối với các đơn vị, tổ chức
Các đơn vị, tổ chức phân phối thực phẩm ngoài thị trường cần phải có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, của WHO về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là các trường học, khu công nghiệp, nhà máy…nhận thực phẩm được cung cấp cần phải có đội ngũ kiểm định chất lượng. Bên cạnh đó, giáo dục các thông tin về an toàn thực phẩm cho học sinh, công nhân, nhân viên…và phối hợp với chính quyền địa phương về vấn đề can thiệp, quản lý và hỗ trợ việc đảm bảo an toàn vệ sinh.
3. Đối với các cá nhân
Cá nhân là người trực tiếp sử dụng thực phẩm, kể cả thực phẩm do mình tự trồng hay do mình mua từ các nhà cung cấp thực thẩm. Các cá nhân cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc vàng của tổ chức y tế thế giới, đảm bảo giữ vệ sinh an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân….của mình.
Chính vì những vấn đề trên, chúng ta cần phải tích cực chung tay đẩy lùi những thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh.
3. Bài tham luận chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ý nghĩa nhất:
Xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, vấn đề ăn uống được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều, ít được quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm cần được kiểm soát, giải quyết sớm.
An toàn thực phẩm là khái niệm chỉ thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng cách. Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện, các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.
Việc lựa chọn món ăn ngon, tiết kiệm chi phí và thời gian đang được mọi người ưu tiên sử dụng như giới trẻ, dân văn phòng…Tuy nhiên, không phải các cơ sở cung cấp thực phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Và ngay cả những bà nội trợ trực tiếp trồng ra được sản phẩm tươi sạch nhưng trong quá trình chế biến, nấu nướng lại không đúng cũng dẫn tới thực phẩm chưa được an toàn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân của nguồn thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh là do quá trình chăn nuôi, sản xuất chưa đúng quy định; trong quá trình chế biến không đúng và quá trình bảo quản và sử dụng không đúng cách.
Như vậy, chúng ta cần phải tiến hành việc giảm thiểu hậu quả của việc sử dụng thực phẩm kém chất lượng, hướng tới các sản phẩm an toàn vệ sinh như sau:
– Các cơ quan, tổ chức ban ngành cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đặc biệt là các cơ sở chuyên sản xuất thức ăn không đảm bảo chất lượng vệ sinh; tịch thu hay đóng cửa các cơ sở có dấu hiệu buốn bán thực phẩm bẩn.
– Phải tích cực tuyên truyền về vấn đề sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh. Người tiêu dùng cần lựa chọn các sản phẩm tươi, có nguồn gốc cụ thể, có sự kiểm định về thực phẩm sạch.
– Các cơ sở sản xuất thức ăn, cần tuân thủ 10 nguyên tắc của tổ chức y tế thế giới, nói không với hóa chất. Các cơ sở lựa chọn mua thực phẩm cần tìm mua ở những nơi uy tín, có thương hiệu hoặc cần phải ký hợp đồng để đảm bảo việc cung cấp thực phẩm một cách sạch và an toàn nhất.
Vấn đề thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mỗi người hãy là những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Hãy nói không với thực phẩm bẩn, cùng chung tay tẩy chay hàng kém chất lượng để chúng không có đất tồn tại, xây dựng một cuộc sống mạnh khỏe.