Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 là một trong những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của đất nước ta. Đây là giai đoạn Việt Nam ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Dưới đây là tổng hợp bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam 1954-1975 có đáp án chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam 1954-1975 có đáp án hay nhất:
Câu 1: Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây?
A. Kế hoạch Stalây Taylo
B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.
C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.
Đáp án: A
Câu 2: Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Dồn dân vào ấp chiến lược.
B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Bình định miền Nam.
D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Đáp án: C
Câu 3: Chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào thời gian nào?
A. 01- 01- 1963.
B. 01- 02- 1963.
C. 02- 01- 1963
D. 03- 01- 1963.
Đáp án: C
Câu 4: Ngày 02- 12- 1964 quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Ba Rày.
B. Chiến thắng Bình Giã..
C. Chiến thắng Ba Gia.
D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Đáp án: B
Câu 5: Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản chiến tranh đặc biệt của Mỹ?
A. Ấp Bắc.
B. Bình Giã
C. Đồng Xoài.
D. Ba Gia.
Đáp án: C
Câu 6: Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất của nhân dân miền Nam năm 1963 là?
A. Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế (08- 5- 1963).
B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn.
C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng ở Sài Gòn (16- 6- 1963)..
D. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.
Đáp án: C
Câu 7: Ngày 01- 11- 1963 là ngày gì?
A. Tổng thống Kennơdi bị ám sát.
B. Johnson lên nắm chính quyền.
C. Kế hoạch Johnson Mac Namara được thông qua.
D. Ngô Đình Diệm bị lật đổ
Đáp án: D
Câu 8: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?
A. Lực lương quân ngụy.
B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ
C. Lực lượng quân chư hầu.
D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.
Đáp án: B
Câu 9: Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: C
Câu 10: Chiến thắng Vạn Tường (18- 8- 1968) đã chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
C. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
D. CM miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ
Đáp án: A
Câu 11: Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ?
A. 4 tháng với 450 cuộc hành quân..
B. 4 tháng với 540 cuộc hành quân.
C. 6 tháng với 450 cuộc hành quân.
D. 7 tháng với 540 cuộc hành quân.
Đáp án: A
Câu 12: Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 – 1967 vào Đông nam bộ là cuộc hành quân nào?
A. Atơnbôrơ.
B. Xêđanphôn
C. Gian Xơnxity.
D. Cuộc hành quân ánh sáng sao.
Đáp án: C
Câu 13: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”?
A. Chiến thắng Vạn Tường
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Ba Gia .
Đáp án: A
Câu 14: Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?
A. Chiến thắng Ba Rài.
B. Chiến thắng Đồng Xoài.
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967
Đáp án: D
Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là gì?
A. Làm lung lai ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta
D. Giáng một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam.
Đáp án: C
Câu 16: Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
B. Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mỹ
C. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
D. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân ngụy
Đáp án: B
2. Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam 1954-1975 có đáp án chọn lọc:
Câu 1: Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mỹ đã thực hiện biện pháp nào?
A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách “bình định”.
B. Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế miền Nam.
C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại
D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
Đáp án: C
Câu 2: Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông dương.
C. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.
D. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
Đáp án: D
Câu 3: Để mở đầu cho cuộc tổng tiến công chiến 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị.
Đáp án: D
Câu 4: Trong cuộc đấu tranh chính trị chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam, lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất thuộc về giai cấp nào?
A. Công nhân, nông dân.
B. Tuổi trẻ, học sinh, sinh viên
C. Nông dân.
D. Tăng ni, phật tử.
Đáp án: B
Câu 5: Cuộc tiến công chiến lược 1972, được bắt đầu và kết thúc trong thời gian nào?
A. Từ 03-1972 đến cuối 5-1972.
B. Từ 03-1972 đến cuối 6-1972
C. Từ 03-1972 đền cuối 7-1972.
D. Từ 03-1972 đến cuối 8-1972.
Đáp án: B
Câu 6: Ý nghĩa nào sau đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Mở ra bước ngoặc của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
B. Giáng một đòn mạnh vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của Việt Nam hóa chiến tranh.
C. Buộc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền bắc 12 ngày đêm..
D. Buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đáp án: C
Câu 7: “Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01-1959).
B. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973)..
C. Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7-10-1973).
D. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-01-1975).
Đáp án: B
Câu 8: Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A. Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B. Tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976.
C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Đáp án: D
Câu 9: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là?
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Tinh thần địch hốt hoảng mất khả năng chiến đấu.
C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
D. Là thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đáp án: C
Câu 10: Sau thất bại chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch lùi về phòng thủ ở đâu?
A. Ở Cam Ranh.
B. Ở Nha Trang.
C. Ở Phan Rang
D. Ở Xuân Lộc.
Đáp án: C
Câu 11: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa…”Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta?
A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7-1973).
B. Hội nghị Bộ chính trị (30-9 đến 7-10-1974).
C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 8-12-1974 đến 8-01-1975.
D. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 25-03-1975
Đáp án: D
Câu 12: Mốc mở đầu và kết thúc của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?
A. Từ 4-3 đến 30-4-1975.
B. Từ 9-4 đến 30-4-1975.
C. Từ 26-4 đến 02-5-1975.
D. Từ 4-3 đến 02-5-1975
Đáp án: D
Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?
A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc..
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
D. Ở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Đáp án: A
Câu 14: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở đầu và kết thúc vào thời gian nào?
A. Từ 4-3 đến 30-4-1975.
B. Từ 26-4 đến 30-4-1975
C. Từ 26-4 đến 02-5-1975.
D. Từ 19-3 đến 02-5-1975.
Đáp án: B
Câu 15: Chiến dịch Huế – Đà Nẵng: mốc mở đầu và kết thúc?
A. Từ 4-3 đến 29-3.
B. Từ 19-3 đến 29-3-1975
C. Từ 19-3 đến 28-3-1975.
D. Từ 4-3 đến 28-3 1975.
Đáp án: B
Câu 16: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Đáp án: C
Câu 17: Xuân Lộc, một căn cứ trọng điểm của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, đã bị thất thủ vào thời gian nào?
A. 9 – 4 – 1975.
B. 21 – 4 -1975
C. 16 – 4 – 1975.
D. 17 – 4 – 1975.
Đáp án: B
Câu 18: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương
Đáp án: B
Câu 18: Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
Đáp án: C
Câu 20: Mục tiêu Ba chương trình kinh tế “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” được đề ra tại đại hội Đảng nào?
A. Đại hội IV
B. Đại hội V
C. Đại hội VI
D. Đại hội VII
Đáp án: C
3. Những sự kiện lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975:
Năm 1954:
– Trận Điện Biên Phủ mở màn. Đây là trận đánh quyết định, khi quân Việt Minh dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp đánh bại quân Pháp. Trận này đánh dấu sự kết thúc chính thức của thực dân Pháp tại Việt Nam.
– Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneva. Kết quả của trận này đã thúc đẩy quá trình đàm phán tại Hội nghị Geneva.
– Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Theo hiệp định này, Việt Nam được chia thành miền Bắc và miền Nam, với đường biên giới tạm thời là vĩ tuyến 17.
– Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết. Hiệp định này nhằm định rõ quyền tự quyết dân tộc và quyền tự do của các quốc gia Đông Dương.
– Thực dân Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến. Việt Minh nhận lại quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội và bắt đầu xây dựng chính quyền của mình tại khu vực miền Bắc.
Năm 1955:
– Mỹ bắt đầu viện trợ trực tiếp cho Việt Nam Cộng hoà. Mỹ đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà, nhằm ổn định chính trị và chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
– Cố vấn Mỹ bắt đầu huấn luyện Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Mỹ đã bắt đầu huấn luyện và tăng cường năng lực quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà, nhằm tạo điều kiện cho quân đội Việt Nam tự vệ và chống lại sự tấn công của Việt Minh.
– Việt Nam Cộng hòa tuyên bố thành lập, được hơn 100 nước công nhận. Việt Nam Cộng hoà được thành lập như một quốc gia độc lập và chủ quyền. Hơn 100 nước trên thế giới đã công nhận chính quyền này.
Năm 1956:
– Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất. Hội nghị này đã phê phán một số sai lầm trong chính sách cải cách ruộng đất, nhằm khắc phục những hệ lụy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới toàn đảng, toàn quân và toàn dân nhằm nhận ra và khắc phục những sai lầm đã xảy ra trong quá trình cải cách ruộng đất và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Năm 1960:
– Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập. Mặt trận này được thành lập nhằm tập hợp các tổ chức và cá nhân ủng hộ chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hoà và Mỹ, nhằm đấu tranh cho độc lập và thống nhất Việt Nam.
Năm 1961:
– Quân Giải phóng Miền Nam (QGP) lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. QGP là lực lượng vũ trang nhằm tiến công và giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự chiếm đóng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và quân đội Mỹ.
– Hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa lái máy bay ném bom dinh Độc Lập nhằm ám sát Ngô Đình Diệm nhưng không thành. Hai phi công này đã thực hiện một cuộc không kích nhằm ám sát Ngô Đình Diệm và nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng hoà tại dinh Độc Lập ở Sài Gòn. Tuy nhiên, cuộc không kích này không thành công và Ngô Đình Diệm đã thoát khỏi một cuộc ám sát.
Năm 1963:
– Quân Giải Phóng chiến thắng trong Trận Ấp Bắc, lần đầu thành công trong chiến thuật chống trực thăng vận và thiết xa vận. Trận Ấp Bắc là trận đánh quan trọng đánh dấu sự thành công của Quân Giải Phóng trong việc chống lại sự áp đảo của trực thăng vận và thiết xa vận của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà.
– Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối việc chính quyền Việt Nam Cộng hoà đàn áp Phật giáo. Hành động của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã gây xúc động mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của thế giới đối với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam và sự đàn áp của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
– Lê Đình Nhu ra lệnh cho quân đội đột kích chùa Xá Lợi và các cơ sở Phật giáo khác tại miền Nam. Khoảng 1400 nhà sư bị bắt giữ và nhiều người bị thủ tiêu. Hành động này nhằm đàn áp và kiểm soát sự phản đối của nhà sư và Phật giáo đối với chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
– Quân lực Việt Nam Cộng hoà thực hiện đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị sát hại. Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh đứng đầu nắm quyền. Khủng hoảng chính trị bắt đầu.
Năm 1964:
– Nguyễn Khánh đảo chính lật đổ chính quyền của Dương Văn Minh. Đảo chính này đã làm thay đổi cấu trúc chính quyền và quân đội của Việt Nam Cộng hoà, tạo điều kiện cho sự tăng cường và phát triển của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
– Trong năm 1964, Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự tăng cường triển khai quân sự của Mỹ tại khu vực.
– Trận Bình Giã là một trận đánh quan trọng trong cuộc chiến tranh giữa quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) và quân đội Việt Nam Cộng hòa (ARVN) được hỗ trợ bởi Mỹ. Trận đánh này đã chứng minh sự quyết tâm và khả năng chiến đấu của lực lượng Giải phóng, đồng thời làm gia tăng áp lực đối với Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1965:
– Bắt đầu Chiến dịch Sấm Rền, một chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam của Mỹ. Chiến dịch này kéo dài đến tháng 10 năm 1968 và gây ra nhiều thiệt hại cho hạ tầng và dân cư miền Bắc Việt Nam.
– Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến. Đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000. Đây là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự tăng cường đáng kể của sự hiện diện quân sự Mỹ tại miền Nam.
-Trận Đồng Xoài là một trận đánh quy mô lớn giữa quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa được hỗ trợ bởi Mỹ. Trận đánh này có kết quả không thuận lợi cho quân đội Việt Nam Cộng hòa và làm gia tăng sự lo ngại về tình hình chiến trường.
Năm 1966:
– Chiến dịch Masher/White Wing tại Bồng Sơn, An Lão (Bình Định). Đây là một chiến dịch quân sự quy mô lớn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa nhằm tiêu diệt các địa bàn phiến quân tổ chức tại khu vực Bồng Sơn và An Lão.
Năm 1975:
– Chiến dịch Đường 14 – Phước Long của Quân Giải Phóng thắng lợi. Chiến thắng quan trọng này đã củng cố quyết tâm của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ Mỹ không còn khả năng quay lại miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà không còn đủ sức để hành quân giải phóng quy mô lớn.
-: Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm. Đây là một mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến tranh và đánh dấu sự quyết tâm cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận sự thất bại và cuộc chiến tranh đã đi đến hồi kết. Quân Giải Phóng Miền Nam, đại diện cho sự đoàn kết và quyết tâm của dân tộc, với niềm vinh quang tiến vào Sài Gòn, trở thành biểu tượng cho sự thống nhất của đất nước. Chính quyền Quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã tiếp quản Việt Nam Cộng hòa, nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự tái thiết và phát triển quốc gia.
Điều đáng chú ý là ranh giới quân sự vĩ tuyến 17 đã được xóa bỏ, mở ra một chương mới của hòa bình và thịnh vượng. Việt Nam đã chứng kiến sự kết thúc của một thời kỳ đau thương và chia cắt, và hy vọng tươi sáng cho tương lai đang rực rỡ.