Các phương châm hội thoại là những lưu ý vô cùng cần thiết khi chúng ta giao tiếp trong thường ngày, nhằm đạt được mục đích, độ chính xác và độ ngắn gọn, đầy đủ khi nói chuyện với người khác. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Bài tập trắc nghiệm các phương châm hội thoại có đáp án, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bài tập trắc nghiệm các phương châm hội thoại có đáp án:
Câu 1: Chương trình lớp 9, em được học mấ
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7
Chọn đáp án: B
Câu 2: Phương châm về lượng là gì?
A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng
Chọn đáp án: C
Câu 3: Thế nào là phương châm về chất?
A. Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: A
Câu 4: Phương châm quan hệ là gì?
A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Chọn đáp án: D
Câu 5: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm về chất
Chọn đáp án: D
Câu 6: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm cách thức
Chọn đáp án: B
Câu 7: Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm quan hệ
Chọn đáp án: B
Câu 8: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
Chọn đáp án: B
Câu 9: Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
Chọn đáp án: D
Câu 10: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó
D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Chọn đáp án: C
Câu 11:
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
– A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
– Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
– Thế sư ông già có chết không?
– Ai già lại chẳng chết!
– Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Nhân vật anh học trò đã vi phạm phương chân hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Chọn đáp án: A
Câu 12: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
B. Hiểu được nội dung mình định nói gì
C. Biết im lặng khi cần thiết
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
Chọn đáp án: A
Câu 13: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Bình:
– Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?
– Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
A. phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Chọn đáp án: B
Câu 14: Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
2. Các phương châm hội thoại:
– Phương châm về Lượng:
+ Đảm bảo đầy đủ thông tin:
Mục tiêu của giao tiếp là trao đổi thông tin hiệu quả. Do đó, khi hỏi về một vấn đề cụ thể như địa điểm học bơi, việc cung cấp đủ thông tin là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người nghe.
+ Tránh trả lời thừa thông tin:
Trong trường hợp của truyện ngụ ngôn “Lợn cưới, áo mới”, việc trả lời thừa thông tin không chỉ làm mất thời gian mà còn làm mất sự tập trung của người nghe.
+ Tuân thủ nguyên tắc giao tiếp:
Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp là lời nói phải mang thông tin phù hợp và đủ để truyền đạt ý định của mình một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng giao tiếp diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả.
– Phương châm về Chất:
+ Tôn trọng sự thật:
Phê phán tính nói khoác, nói không đúng sự thật là một hành động không đáng được khích lệ trong giao tiếp. Việc nói dối hoặc làm cho thông tin không đúng sự thật không chỉ làm mất lòng tin mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Tránh nói những điều không tin là đúng:
Quan trọng nhất là khi nói, chúng ta cần đảm bảo rằng những gì chúng ta nói phải đúng sự thật và có căn cứ chính xác. Điều này đảm bảo tính chân thành và lòng tin trong quan hệ giao tiếp.
– Phương châm chủ đề
+ Nắm chắc chủ đề giao tiếp: Khi tham gia vào cuộc trò chuyện, quan trọng là phải nắm chắc chủ đề giao tiếp và nói đúng với nội dung cần truyền đạt. Điều này giúp trao đổi thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
+ Nói thẳng vào trọng tâm: Người tham gia cuộc trò chuyện cần tránh xa lạc khỏi chủ đề giao tiếp và tập trung vào điểm chính để tránh sự nhầm lẫn và mất hứng thú từ phía người nghe.
– Phương châm cách thức
+ Mạch lạc của câu: Trong quá trình nói chuyện, việc sử dụng câu nói rõ ràng và mạch lạc là rất quan trọng. Nên tránh nói dài dòng và mơ hồ, thay vào đó nên sử dụng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích để truyền đạt ý kiến một cách dễ hiểu và mạch lạc.
– Phương châm lịch sự
+ Thể hiện sự tôn trọng: Trong giao tiếp, việc thể hiện sự tôn trọng đối với người khác là vô cùng quan trọng. Bằng cách nói lời lịch sự, khiêm tốn và tôn trọng người nghe, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa hợp và làm tăng tính thân thiện trong mối quan hệ.
+ Tính linh hoạt và phù hợp: Trong mỗi tình huống giao tiếp, chúng ta cần linh hoạt và phù hợp khi áp dụng các phương châm lịch sự. Tùy thuộc vào người nghe và hoàn cảnh cụ thể, chúng ta cần điều chỉnh cách xưng hô và thái độ giao tiếp để tạo sự thoải mái và thân thiện nhất có thể.
+ Phản ánh nhân cách: Lời nói lịch sự không chỉ phản ánh sự tôn trọng đối với người khác mà còn là một phản chiếu của nhân cách và giá trị cá nhân của chúng ta trong giao tiếp thường ngày.
3. Bài tập tự luận về các phương châm hội thoại:
Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
– Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
– Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
– Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Câu trả lời của A Phủ không đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin đối với câu hỏi của Pá Tra, nhưng tạo ra hàm ý về việc bản thân A Phủ muốn dùng công chuộc tội làm mất bò.
Vì vậy phương châm hội thoại được nhắc đến trong bài là phương châm chủ đề.
THAM KHẢO THÊM: