Trước khi bước vào lớp một, các bé cần thực hành là quen với các dạng bài tập Toán để tránh bỡ ngỡ. Dưới đây là những mẫu bài tập Toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 dễ hiểu có đáp án, mời bạn đọc cùng đón xem.
Mục lục bài viết
1. Bài tập trắc nghiệm cho bé chuẩn bị vào lớp 1 dễ hiểu có đáp án:
Bài hỏi 1: Đoạn thẳng AB dài 7 cm, đoạn thẳng CD dài 12cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng – ti – mét?
A. 10 xăng – ti – mét
B. 15 xăng – ti – mét
C. 19 xăng – ti – mét
D. 21 xăng – ti – mét
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm 80 … 75 là: A. > B. = C.
Đáp án: A
Câu hỏi 3: Kết quả của phép tính 45 + 5 – 25 là:
A. 10
B. 28
C. 25
D. 26
Đáp án: C
Câu hỏi 4: Đọc số 90
A. Chín mươi
B. Chín không
C. Không chín
D. Chín chín
Đáp án: A
Câu hỏi 5: Bé xem hình hai giá sách dưới đây và chỉ ra giá sách nào cao hơn?
A. Giá sách A
B. Giá sách B
Đáp án: A
Câu hỏi 6: Cây dừa nào thấp hơn các bé nhỉ?
A. Cây dừa A
B. Cây dừa B
Đáp án: A
Câu hỏi 7: Cánh cổng nào cao hơn?
A. Cánh cổng phía tay phải
B. Cánh cổng phía tay trái
Đáp án: B
Câu hỏi 8: Lọ hoa nào cao hơn?
A. Lọ hoa B
B. Lọ hoa A
Đáp án: B
Câu hỏi 9: Chiếc đàn nào cao nhất trong số 3 chiếc đàn này?
A. Chiếc đàn A
B. Chiếc đàn B
C. Chiếc đàn C
Đáp án: A
2. Bài tập tự luận cho bé chuẩn bị vào lớp 1 dễ hiểu có đáp án:
Bài 1: Tính:
a, 43 +6 =
b, 60 – 20 =
c, 50 + 30 =
d, 29 – 9 =
Đáp án:
a, 43 +6 = 49
b, 60 – 20 = 40
c, 50 + 30 = 80
d, 29 – 9 = 20
Bài 2: Nói vị trí các con vật.
Đáp án:
a) + Chú chim màu xanh ở bên trái chú chim màu đỏ.
+ Chú chim màu đỏ ở bên phải chú chim màu xanh.
b) + Con khỉ ở trên cây. Con sói ở dưới cây.
c) + Chú chó ở trên tàu hỏa màu xanh. + Chú mèo ở trên tàu hỏa màu đỏ. + Chú lợn ở trên tàu hỏa màu xanh nước biển.
d) + Gấu bông màu tím ở trước gấu bông màu vàng.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
45 – 12 = 14 ☐
20 + 30 = 50 ☐
34 – 22 = 11 ☐ 3
5 + 13 = 48 ☐
Đáp án:
45 – 12 = 14 [S]
20 + 30 = 50 [Đ]
34 – 22 = 11 [S]
35 + 13 = 48 [Đ]
Câu 3: Cho các số 82, 14, 69, 0:
a) Tìm số lớn nhất và số bé nhất trong các số trên.
b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Đáp án:
a) Số lớn nhất là số 82, số bé nhất là số 0
b) Sắp xếp: 82, 14, 69, 0
Câu 4: Viết phép tính thích hợp và trả lời câu hỏi: Một đoạn dây dài 87cm. Bạn Lan cắt bớt đoạn dây đó 25cm. Hỏi đoạn dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Đáp án: Phép tính: 87 – 25 = 62
Trả lời: Đoạn dây còn lại dài 62 xăng-ti-mét.
Câu 5: Giải bài Toán Có: 10 cây cam Thêm: 5 cây cam Có tất cả: … cây cam?
Đáp án: Có tất cả số cây cam là: 10 + 5 = 15 cây cam
Câu 6: Mẹ chia kẹo cho hai anh em. Em được 8 cái kẹo, anh được ít hơn em 3 cái kẹo. Hỏi anh được mấy cái kẹo?
Đáp án: Anh được mẹ chia cho 5 cái kẹo.
Câu 7: Tìm hai số sao cho khi cộng lại được kết quả bằng 9, lấy số lớn trừ số bé cũng có kết quả bằng 9.
Đáp án: Ta có: 9 = 0 + 9 = 1 + 8 = 2 + 7 = 3 + 6 = 4 + 5 Vì 9 – 0 = 9 nên hai số cần tìm là 9.
Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Bút dạ có độ dài bằng ….cm.
Đáp án: 16cm
Câu 9: Viết phép tính rồi nói câu trả lời:
Bạn Hoa có 10 quả táo.
Bạn Hà có 15 quả táo.
Hai bạn có tất cả bao nhiêu quả táo?
Đáp án: Cả hai bạn có: 10 + 15 = 25 quả táo
Câu 10: Viết phép tính rồi nói câu trả lời: Bạn Lan có 11 viên kẹo. Bạn Hùng có 14 viên kẹo. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
Đáp án: 25 viên kẹo
Câu 11: Viết phép tính rồi nói câu trả lời: Mẹ có 48 quả táo. Mẹ cho Lan 11 quả táo. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả táo?
Đáp án: 48 – 12 = 36 quả táo
Câu 12: Hình bên: Có…….hình tam giác Có ……hình chữ nhật.
Đáp án: Có 2 hình tam giác Có 1 hình chữ nhật.
Câu 13: Viết phép tính thích hợp:
Đáp án: 4 + 1 = 5
Câu 14: Lan hỏi Hoa: “Năm nay chị bạn bao nhiêu tuổi?” Hoa đáp: “Tuổi mình là 7 tuổi. Mình kém chị mình 2 tuổi.” Hỏi chị của bạn Hoa năm nay bao nhiêu tuổi?
Đáp án: Chị của bạn Hoa năm nay có số tuổi là: 7 + 2 = 9 (tuổi)
Câu 15: Hùng hỏi Hà: “Năm nay bạn mấy tuổi” ? Hà đáp: Anh mình vừa tròn chục tuổi. Anh mình hơn mình 4 tuổi”. Hỏi Hà mấy tuổi?……………………………………………….
Đáp án: Anh vừa tròn chục tuổi có nghĩa là anh 10 tuổi Vậy tuổi Hà năm nay là: 10 – 4 = 6 (tuổi)
Câu 16: Hùng hỏi Dũng: “Em bé của bạn mấy tuổi rồi”? Dũng đáp: “Nếu bỏ chữ số là số nhỏ nhất có một chữ số ở số nhỏ nhất có hai chữ số thì được tuổi em mình”. Hỏi em bé của Dũng mấy tuổi?
Đáp án: Số nhỏ nhất có 1 chữ số là: 0 Số nhỏ nhất có hai chữ số là: 10 Bỏ đi chữ số 0 của số 10 thì còn số 1. Vậy em bé của Dũng 1 tuổi
Câu 17: Năm khoe với Bốn: “Ba năm nữa thì mình có số tuổi bằng số lớn nhất có một chữ số”. Hỏi bạn Năm mấy tuổi?
Đáp án: Số lớn nhất có 1 chữ số là: 9 Tuổi của bạn Năm là: 9 – 3 = 6 (tuổi) 3.
Hướng dẫn cách giúp các bé tập làm quen với bài tập toán lớp 1:
Luyện tập đếm số từ 1 đến 10:
Học sinh lớp 1 có thể bắt đầu bằng việc đếm số từ 1 đến 10. Hãy yêu cầu học sinh đọc và viết các số từ 1 đến 10. Đồng thời, hãy cho học sinh tìm các đồ vật xung quanh lớp học và đếm số lượng chúng. Ví dụ, hãy cho học sinh đếm số bút, số sách, số ghế, và số bàn trong lớp.
Sau khi học sinh đã làm quen với việc đếm số từ 1 đến 10, có thể tiến tới việc đếm ngược từ 10 xuống 1. Hãy yêu cầu học sinh đếm ngược các bước lên và xuống cầu thang, hoặc đếm ngược số lượng đồ vật trong một hộp.
Thực hiện phép cộng đơn giản:
Bắt đầu bằng việc thực hiện phép cộng đơn giản với các số từ 1 đến 5. Hãy yêu cầu học sinh tính toán và viết kết quả. Ví dụ, hãy cho học sinh tính tổng số quả táo và quả cam trong một giỏ. Sau đó, hãy yêu cầu học sinh tìm các cách khác nhau để có được tổng số quả.
Tiếp theo, hãy mở rộng đến phép cộng với các số từ 1 đến 10. Hãy cho học sinh tính tổng số lượng các hình vuông và hình tam giác trong một bức tranh. Đồng thời, hãy yêu cầu học sinh tạo ra các bức tranh khác để thực hiện phép cộng.
Làm bài tập về hình học:
Hãy yêu cầu học sinh xác định các hình cơ bản như hình vuông, hình tam giác, và hình tròn. Sau đó, hãy cho học sinh tìm các đồ vật trong lớp học có hình dạng tương ứng. Ví dụ, hãy cho học sinh tìm các vật có hình vuông trong phòng học. Đồng thời, hãy yêu cầu học sinh tìm các vật khác có hình tam giác và hình tròn.
Sau đó, hãy yêu cầu học sinh vẽ các hình cơ bản này. Hãy cho học sinh vẽ hình tam giác trên một tấm giấy và sau đó cắt nó ra để tạo thành một hình tam giác. Hãy yêu cầu học sinh tạo ra các hình vuông và hình tròn bằng cách sử dụng các công cụ như bút và compa.
Đặt các số theo thứ tự:
Học sinh lớp 1 cần được thực hành đặt các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. Hãy yêu cầu học sinh viết các số từ 1 đến 10 theo thứ tự tăng dần và giảm dần trên một bảng. Đồng thời, hãy yêu cầu học sinh tìm các số khác và sắp xếp chúng theo thứ tự.
Sau đó, hãy cho học sinh tìm các đồ vật trong lớp học và sắp xếp chúng theo thứ tự kích thước từ bé đến lớn. Hãy yêu cầu học sinh sắp xếp các sách theo thứ tự kích thước, từ quyển nhỏ nhất đến quyển lớn nhất.
Giải các bài toán đơn giản:
Hãy đưa cho học sinh những bài toán đơn giản liên quan đến số lượng, ví dụ như: “Có 5 quả táo trong giỏ, lấy đi 2 quả, còn lại bao nhiêu quả táo?” Hãy yêu cầu học sinh tìm cách giải quyết bài toán bằng cách đếm hoặc sử dụng hình vẽ. Đồng thời, hãy yêu cầu học sinh tạo ra các bài toán tương tự và yêu cầu bạn bè giải quyết chúng.
Nhớ đảm bảo cung cấp các bài tập phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh lớp 1. Đồng thời, tạo môi trường học tập thoải mái và động lực để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.