Axit amino axetic là gì? Tính chất? Axit amino axetic tác dụng và không tác dụng với dung dịch nào? Axit amin là gì? Phân loại axit amin? Axit amin có tác dụng gì?
Trong cuộc sống, chúng ta nghe nhiều về Axit amino axetic nhưng không hiểu rõ về Axit amino axetic? Axit amino axetic là một loại axit amin rất cần thiết cho sức khỏe của mỗi con người. Vậy Axit amino axetic là gì? Axit amino axetic tác dụng và không tác dụng với dung dịch nào? Axit amino axetic có những tính chất nào? Thông qua bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Axit amino axetic và axit amin.
Mục lục bài viết
1. Axit amino axetic là gì?
– Axit amino axetic là một axit amin nên có đầy đủ các tính chất của một axit amin.
– Công thức hóa học: NH2-CH2-COOH, là chất lưỡng tính.
– Axit aminoaxetic có môi trường gần như trung tính, không làm đổi màu quỳ tím.
2. Tính chất:
2.1. Tích chất vật lý:
Về mặt vật lý, axit amino axetic có những tính chất sau:
– Về mặt vật lý, axit amino axetic là những hạt rắn kết tinh, có vị ngọt dịu, một số vị đắng
– Nóng chảy ở nhiệt độ tương đối cao và gần nhau và bị phân hủy
– Dễ tan trong nước vì các axit amino axetic đều ở dạng ion lưỡng cực
2.2. Tính chất hóa học:
Về mặt hóa học, axit amino axetic có những tính chất hóa học sau:
– Axit Amino axetic vừa có tính axit, vừa có tính bazơ nên có khả năng phản ứng với axit vô cơ và kiềm, tạo thành muối tương ứng
– Phản ứng trùng ngưng, tạo polime
– Phản ứng este hóa
3. Axit amino axetic tác dụng và không tác dụng với dung dịch nào?
3.1. Axit amino axetic tác dụng với dung dịch nào?
Tác dụng với axit HCl:
NH2-CH2-COOH + HCl –> ClNH3-CH2-COOH
Tác dụng với bazo:
NH2-CH2-COOH + NaOH –> NH2-CH2-COONa + H2O
Phản ứng este hóa axit amino axetic:
H2N-CH2-COOH + C2H5OH –> H2N-CH2-COOC2H5 + H2O
(Với điều kiện Phản ứng có khí HCl khí)
Axit amino axetic có phản ứng trùng ngưng:
nNH2-CH2-COOH –> (-NH-CH2-CO-)n + nH2O (H+)
Trong đó: phản ứng trùng ngưng của axit aminocaproic hoặc axit aminoenantoic được xúc tác để tạo thành polime loại poliamit.
3.2. Vậy axit amino axetic không tác dụng với chất nào?
– Axit aminoaxetic không phản ứng với dung dịch muối như NaCl
– Một lưu ý nữa là axit aminoaxetic không làm đổi màu quỳ vì hệ số của –NH2 = hệ số của gốc COOH
Trên đây là một số tính chất hóa học quan trọng của axit amino axetic.
4. Axit amin là gì?
Vì axit amino axetic là một loại axit amin nên chúng ta hãy có thời gian tìm hiểu về axit amin.
Axit amin là thành phần thiết yếu cấu tạo nên các loại protein khác nhau và có nhiều vai trò, chức năng đối với cơ thể sống. Ngoài ra, axit amin còn chứa các hormone và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh hóa của cơ thể.
Các axit amin kết hợp với nhau theo trình tự nhất định để tạo thành các liên kết khác nhau, tạo thành các phân tử khác nhau cả về thành phần và tính chất. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của chất đạm được xác định dựa trên tỷ lệ về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau cấu tạo nên chất đạm.
5. Phân loại axit amin:
Cơ thể con người cần 20 loại axit amin khác nhau để tăng trưởng và thực hiện các chức năng quan trọng. Chúng được chia thành 2 loại: axit amin thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được), axit amin không thiết yếu (cơ thể tự tổng hợp được).
Axit amin thiết yếu:
Các axit amin thiết yếu không thể tự sản xuất được mà phải được cung cấp hàng ngày thông qua thực phẩm. Các nguồn axit amin thiết yếu tốt nhất là protein động vật, trứng và thịt gia cầm. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, protein bị phân hủy thành nhiều axit amin riêng biệt. Các axit amin này được hấp thụ từ ruột vào máu và các cơ quan, nơi chúng được sử dụng để tổng hợp các protein đáp ứng nhu cầu của cơ thể, chẳng hạn như xây dựng cơ bắp và điều chỉnh các chức năng của hệ thống.
Có 9 axit amin thiết yếu bao gồm:
– Phenylalanine: Tiền thân của các chất dẫn truyền thần kinh như tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine. Phenylalanine đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của protein, enzyme và sản xuất các axit amin khác.
– Valine: 1 trong ba axit amin chuỗi nhánh, tức là nó có một chuỗi phân nhánh trong cấu trúc của nó. Valine giúp kích thích tăng trưởng, phục hồi cơ bắp và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể.
– Threonine: một thành phần quan trọng của các protein cấu trúc quan trọng trong da và mô liên kết, chẳng hạn như collagen và elastin. Threonine cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và chức năng miễn dịch.
– Tryptophan: một axit amin thiết yếu duy trì sự cân bằng nitơ trong cơ thể và là tiền chất của serotonin, chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm giác thèm ăn, buồn ngủ và tâm trạng.
– Methionine: Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và giải độc cơ thể. Methionine cũng cần thiết cho sự phát triển của mô và sự hấp thu kẽm, selen và các khoáng chất cần thiết khác để có sức khỏe tốt.
– Leucine: Giống như valine, leucine là một axit amin chuỗi nhánh quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và sửa chữa cơ bắp. Lượng đường trong máu được điều chỉnh, kích thích chữa lành vết thương và sản xuất hormone tăng trưởng là nhờ có Leucine.
– Isoleucine: Isoleucine, axit amin cuối cùng trong bộ ba axit amin chuỗi nhánh, tham gia vào quá trình chuyển hóa cơ và tập trung nhiều ở mô cơ. Isoleucine cũng có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều chỉnh năng lượng.
– Lysine: một axit amin thiết yếu đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein, sản xuất hormone và enzyme cũng như hấp thụ canxi. Lysine cũng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch, sản xuất collagen và elastin.
– Histidine: Được sử dụng để sản xuất histamine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với phản ứng miễn dịch, chức năng tiêu hóa, đường tiết niệu và chu kỳ giấc ngủ. Histidine cũng rất quan trọng trong việc duy trì vỏ myelin, hàng rào bảo vệ bao quanh các tế bào thần kinh.
Như vậy, các axit amin thiết yếu quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể. Việc thiếu các axit amin thiết yếu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, sinh sản, miễn dịch và tiêu hóa.
Axit amin không thiết yếu:
Các axit amin không thiết yếu chiếm một phần lớn trong thành phần chất đạm của thức ăn, gồm 11 loại:
– Arginine
– Alanine
– Cysteine
– Glutamate
– Aspartate
– Glycine
– Proline
– Serine
– Tyrosine
– Glutamine
– Asparagine
Trong đó có 4 loại quan trọng nhất:
Glutamine có thể chiếm 60% tổng lượng axit amin trong cơ thể và là thực phẩm dành cho não bộ. Nó biến thành axit glutamic, rất quan trọng đối với hoạt động của não và tăng hoạt động trí óc. Ngoài ra, glutamine còn giúp giảm cảm giác thèm ngọt, giảm hàm lượng axit lactic và tham gia vào quá trình tổng hợp mô cơ. Thực phẩm giàu protein chứa một lượng lớn axit amin này.
Arginine một axit amin đóng vai trò dự trữ khí nitơ, là một trong những thành phần quan trọng nhất của quá trình tổng hợp protein trong cơ bắp. Nó cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích kích thước và chức năng của tuyến ức. Arginine được tìm thấy trong lúa mì, gạo, sô cô la, đậu nành, nho khô và hạt khô.
Cartine giúp ngăn ngừa sự hình thành axit béo trong tim, gan và cơ bắp, đồng thời cải thiện khả năng chống oxy hóa của vitamin C và E. Nó có trong cá, thịt gà, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ.
Cysteine là một chất chống oxy hóa mạnh và được tìm thấy trong lúa mì, thịt gia cầm, trứng, tỏi, bông cải xanh và hạt tiêu.
Một số loại axit amin chỉ được coi là cần thiết trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như điều trị bệnh hoặc giảm căng thẳng. Cơ thể có khả năng tự tổng hợp các axit amin này, nhưng sự tổng hợp bên trong chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.
Ví dụ, mặc dù arginine được coi là không thiết yếu nhưng cơ thể không thể sản xuất đủ arginine và phải bổ sung khi cơ thể chống lại một số bệnh (ví dụ như ung thư).
Vì vậy, một số bệnh nhân phải được cung cấp axit amin thiết yếu thông qua thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
6. Axit amin có tác dụng gì?
6.1. Giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ:
Tryptophan là một axit amin cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Nó là một chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và hành vi.
Mức serotonin thấp có liên quan đến trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Bổ sung tryptophan có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, cải thiện tâm trạng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
6.2. Tăng hiệu suất tập thể dục:
Các chất bổ sung axit amin thiết yếu chuỗi nhánh được sử dụng rất phổ biến để giảm mệt mỏi, cải thiện hiệu suất tập luyện, giảm đau và kích thích phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện cường độ cao.
Ngoài ra, việc dùng 4 gam leucine mỗi ngày trong 12 tuần giúp tăng sức mạnh cơ bắp ở những người đàn ông chưa tập luyện, có nghĩa rằng axit amin thiết yếu cũng cung cấp một số sức mạnh cơ bắp cho những người không phải vận động viên.
6.3. Ngăn ngừa hiện tượng mất cơ:
Teo cơ, mất cơ là một tác dụng phụ phổ biến ở những bệnh nhân cần được chăm sóc và nghỉ ngơi lâu dài, đặc biệt là người cao tuổi. Các axit amin thiết yếu ngăn chặn sự phân hủy cơ bắp và duy trì khối lượng cơ bắp. Bổ sung axit amin cũng đã được chứng minh là có hiệu quả đáng kể trong việc duy trì khối lượng nạc ở người già và vận động viên.
6.4. Thúc đẩy giảm cân:
Bộ 3 axit amin thiết yếu chuỗi nhánh kích thích giảm béo, giảm trọng lượng cơ thể và giảm tỷ lệ mỡ cơ thể (so với sữa hoặc đồ uống thể thao).
Việc bổ sung các axit amin thiết yếu hàng ngày là rất cần thiết, vì nó giúp cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập luyện, ngăn ngừa mất cơ và hỗ trợ giảm cân. Thiếu axit amin gây ra một loạt các triệu chứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tạo một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, giàu protein là chìa khóa để tránh thiếu hụt dinh dưỡng và đảm bảo bạn nhận được tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần.