Trong bất kì một doanh nghiệp nào thì maketing cũng là vấn đề rất được quan tâm phát triển. Hiện nay doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các chiến lược tấn công trong marketing để doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trên thị trường. CÙng tìm hiểu về Attack Strategy là gì? Các chiến lược tấn công trong marketing?
Mục lục bài viết
1. Attack Strategy là gì?
Chiến lược tấn công đây được hiểu là chiến lược dùng sức mạnh hoặc lợi thế của doanh nghiệp để lấn át đối thủ một cách mạnh mẽ nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.
Chiến lược tấn công trong tiếng Anh gọi là “Attack Strategy”.
2. Các chiến lược tấn công trong marketing:
Một doanh nghiệp thách thức có thể lựa chọn nhiều chiến lược tấn công khác nhau:
Tấn công chính diện
Khi doanh nghiệp thách thức có sức mạnh, có nguồn lực marketing lớn hơn đối thủ cạnh tranh, họ có thể phát triển chiến lược cạnh tranh trực diện.
Tấn công trực diện là phương thức tấn công trực tiếp vào các điểm mạnh mà đối thủ cạnh tranh sở hữu. Thông thường chiến lược này gặp phải sự phản ứng phòng thủ chống cự của bên bị tấn công. Kết quả của sự đối mặt này phụ thuộc vào sức mạnh và mức độ bền bỉ của bên tấn công.
Những yêu cầu đảm bảo cho sự thành công của chiến lược này là phải đánh bại được đối thủ cạnh tranh đã có vị thế vững chắc trên thị trường.
Tấn công mạn sườn
Ngược lại với chiến lược đối đầu, chiến lược này là lấy thế mạnh của doanh nghiệp để đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp thách thức phát hiện điểm yếu trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và phát triển chiến lược tập trung sức mạnh khai thác điểm yếu đó. Đây là chiến lược phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế hơn đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược tấn công cạnh tranh mạn sườn có thể theo hai hướng:
– Lôi kéo khách hàng ở những khu vực thị trường nhất định hoặc những đoạn thị trường nhất định
– Tìm ra những nhu cầu thị trường chưa được phát hiện hoặc các đối thủ cạnh tranh chưa khai thác.
Doanh nghiệp tấn công có thể tìm kiếm những đoạn thị trường còn trống để lập kế hoạch khai thác và phát triển những đoạn thị trường này thành những đoạn thị trường mạnh.
Tấn công mạn sườn là cách tấn công vào các khu vực địa lí mà đôi thủ cạnh tranh chưa có mặt hoặc những phân đoạn thị trường mà đối thủ cạnh tranh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tấn công tổng lực
Doanh nghiệp tấn công sử dụng đồng thời nhiều công cụ marketing để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh trên nhiều khu vực thị trường.
Tấn công vu hồi
Doanh nghiệp tấn công nhằm vào “sân sau” của đối phương, những thị trường dễ dàng hơn. Các hướng cơ bản là: Đa dạng hóa sang những sản phẩm không liên quan; đa dạng hóa sang khu vực thị trường mới; đầu tư vào những công nghệ mới.
Chiến lược tấn công bao vây này thực hiện bao vây đối thủ cạnh tranh, khiến hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ của họ bị gián đoạn và tiến dần tới việc phải đầu hàng.
Chiến lược này có 2 hướng tiếp cận:
Thứ nhất, nỗ lực để cô lập đối thủ cạnh tranh với những nhà cung cấp nguyên vật liệu thô mà đối thủ cạnh tranh phải phụ thuộc để phục vụ khách hàng.
Thứ hai đó là nỗ lực đưa ra các sản phẩm và dịch vụ được khách hàng ưa thích hơn.
Tấn công du kích
Doanh nghiệp thách thức sử dụng một cách khôn khéo các công cụ marketing để lôi kéo dần khách hàng ở những khu vực địa lí khác nhau nhằm tăng dần thị phần.
Khi các phương thức tấn công thông thường thất bại hoặc không khả thi thì chiến thuật tấn công du kích được áp dụng.
Trong kinh doanh, chiến thuật này được sử dụng như là một hành động gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh để làm đối thủ cạnh tranh yếu. Thường được sử dụng bởi những doanh nghiệp có khả năng yếu hơn đối thủ cạnh tranh.
3. Vai trò của chiến lược tấn công Maketing trong doanh nghiệp:
Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng:
Thực hiện nghiên cứu thị trường bằng các hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó làm căn cứ cho các các hoạt động marketing khác như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và phân phối. Để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập thông tin thường xuyên thông qua đội ngũ bán hàng hoặc điểm bán, cũng như tiến hành các nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị trường. Các công nghệ mới như mạng xã hội, AI, Big Data giúp thu thập thông tin quy mô lớn với hàng triệu khách hàng một cách thuận lợi hơn.
Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
Hoạt đông xây dựng thương hiệu làm một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Những thương hiệu lớn như Apple, Cocacola có giá trị đến hàng trăm tỉ đô la. Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng lõi thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông để đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng.
Marketing giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng
Hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỉ trọng rất lớn trong marketing, bao gồm các hoạt động quảng cáo (ngoài trời, báo chí, trong nhà, cũng như các công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,…; các hoạt động PR, các hoạt động khuến mại để kích thích doanh thu hay những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để xuất hiện trang web của công ty trên trang nhất của Google Search… Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.
Marketing giúp tăng doanh thu
Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Các chiến lược marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng, giúp họ hiểu một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Các công cụ như CRM giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác thông tin khách hàng tốt hơn, thậm chí cung cấp thông tin đến khách hàng tốt hơn và qua đó xây dựng quan hệ dài hạn tốt hơn với khách hàng.
Marketing giúp phát triển doanh nghiệp
Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chẳng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu như không có một chiến lược marketing hiệu quả. Đặc biệt, marketing còn giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn.
Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng.