Giá trị hiện tại điều chỉnh là giá trị hiện tại ròng của dự án hoặc công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cộng với giá trị hiện tại của lợi ích từ tài trợ. Giá trị hiện tại điều chỉnh? Ý nghĩa của chỉ số NPV? Ưu và nhược điểm của NPV?
Mục lục bài viết
1. APV là gì?
Giá trị hiện tại điều chỉnh là giá trị hiện tại ròng của dự án hoặc công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cộng với giá trị hiện tại của lợi ích từ tài trợ. Bằng cách tính đến lợi ích tài chính, giá trị hiện tại điều chỉnh bao gồm các lá chắn thuế, ví dụ như những khoản có được nhờ tiền lãi được khấu trừ thuế.
Giá trị hiện tại điều chỉnh (APV) là một phương pháp định giá doanh nghiệp. APV là giá trị hiện tại ròng của một dự án nếu được tài trợ duy nhất bởi vốn chủ sở hữu cộng với giá trị hiện tại của tất cả các lợi ích của tài chính. Nó lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Stewart Myers, một giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan và sau đó đưa ra giả thuyết bởi Lorenzo Peccati, giáo sư tại Đại học Bocconi, vào năm 1973.
Phương pháp này là để tính toán NPV của dự án như thể nó là tất cả các vốn chủ sở hữu, tài chính (được gọi là trường hợp cơ sở). Sau đó, của NPV cơ sở, trường hợp được điều chỉnh cho các lợi ích tài chính. Thông thường, lợi ích chính là một lá chắn thuế kết quả từ khấu trừ thuế của các khoản thanh toán lãi suất. Một lợi ích khác có thể là một vay trợ cấp tại thị trường tỷ lệ phụ. Phương pháp APV là đặc biệt hiệu quả khi một mua lại thừa hưởng trường hợp được coi là kể từ khi công ty được nạp với một số tiền cực của nợ, do đó, khiên thuế là đáng kể.
Về mặt kỹ thuật, một mô hình định giá APV trông khá nhiều giống như một mô hình DCF tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thay vì WACC, dòng tiền sẽ được chiết khấu với chi phí không sử dụng vốn vay của vốn chủ sở hữu, và lá chắn thuế tại hoặc chi phí của nợ (Myers) sau các viện nghiên cứu sau này cũng không sử dụng vốn vay với chi phí vốn chủ sở hữu .
APV và phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn DCF nên cho kết quả giống hệt nhau nếu cơ cấu vốn vẫn ổn định.
Giá trị hiện tại điều chỉnh trong tiếng Anh là Adjusted Present Value.
2. Giá trị hiện tại điều chỉnh (Adjusted Present Value):
Công thức tính Giá trị hiện tại điều chỉnh:
Giá trị hiện tại điều chỉnh = Giá trị doanh nghiệp không có đòn bẩy + Lợi ích ròng từ nợ
Lợi ích ròng từ nợ bao gồm các lợi ích về thuế được tạo ra khi tiền lãi từ khoản nợ của công ty được khấu trừ thuế. Lợi ích này được tính bằng chi phí lãi suất nhân với thuế suất. Giá trị hiện tại của lá chắn thuế được tính: (Thuế suất * Nợ * Lãi suất) / Lãi suất.
Cách tính Giá trị hiện tại điều chỉnh
Để xác định giá trị hiện tại điều chỉnh:
– Tìm giá trị của công ty khi không sử dụng đòn bẩy.
– Tính giá trị ròng của tài trợ nợ.
– Cộng giá trị của dự án hoặc công ty khi không có đòn bẩy với giá trị ròng của khoản vay nợ.
Đặc điểm của Giá trị hiện tại điều chỉnh
Giá trị hiện tại điều chỉnh giúp cho nhà đầu tư thấy được lợi ích của lá chắn thuế nhờ tiền lãi được khấu trừ thuế, hay lợi ích từ khoản vay trợ cấp với lãi suất thấp hơn thị trường. Đối với các giao dịch có sử dụng đòn bẩy, giá trị hiện tại điều chỉnh được ưu tiên tính toán. Cụ thể, các tình huống mua thôn tính (Buyout) có sử dụng đòn bẩy là các trường hợp hiệu quả nhất để sử dụng phương pháp tính giá trị hiện tại điều chỉnh.
Giá trị của một dự án được tài trợ bằng nợ (có sử dụng đòn bẩy) có thể cao hơn so với một dự án được tài trợ bằng vốn (không sử dụng đòn bẩy), vì chi phí vốn giảm khi sử dụng đòn bẩy. Sử dụng nợ có thể biến một dự án có giá trị hiện tại ròng (NPV) âm thành NPV dương. NPV sử dụng chi phí vốn chủ sở hữu làm lãi suất chiết khấu, trong khi giá trị hiện tại điều chỉnh sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền làm lãi suất chiết khấu.
Ví dụ về sử dụng Giá trị hiện tại đã điều chỉnh
Ví dụ, giả sử tính toán dự kiến giá trị hiện tại của dòng tiền thuần (Free cash flow) của công ty ABC cộng với giá trị cuối cùng là $100.000. Thuế suất cho công ty là 30% và lãi suất là 7%. Công ty nợ $50.000, thì giá trị hiện tại của lá chắn thuế là: ($50.000 * 7% * 30%) / 7% = $15.000. Do đó, giá trị hiện tại điều chỉnh là $100.000 + $15.000 = $115.000.
Hạn chế của việc sử dụng Giá trị hiện tại điều chỉnh
Không giống như WACC trong dòng tiền chiết khấu, giá trị hiện tại điều chỉnh sẽ tìm cách đánh giá tác động của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ tách biệt nhau. Trong thực tế, giá trị hiện tại điều chỉnh không được sử dụng nhiều như phương pháp dòng tiền chiết khấu. Cách tính toán mang tính học thuật nhiều hơn, nhưng thường được cho là giúp định giá chính xác hơn.
3. Ý nghĩa của chỉ số NPV:
Thông qua công thức tính NPV, bạn có thể nhận thấy rằng, chỉ số này có thể tồn tại giá trị dương hoặc âm, thậm chí là bằng 0. Vậy tương ứng với các giá trị đó, NPV thể hiện ý nghĩa gì thì chúng ta sẽ được biết ngay sau đây:
+ NPV > 0, đây là chỉ số lý tưởng thể hiện rằng lợi nhuận do dự án hoặc khoản đầu tư của bạn đang cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra. Điều này có nghĩa là dự án khả thi, nhà đầu tư có thể thực hiện.
+ NPV < 0, tức là tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của nó. Điều này không có nghĩa là dự án thua lỗ, nó cũng có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên, vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu nên nó được xem là không có giá trị.
+ NPV = 0, điều này thể hiện rằng dự án hay khoản đầu tư của bạn không lãi nhưng cũng không lỗ, tức là hòa vốn.
Như vậy, thông qua phân tích về ý nghĩa của chỉ số NPV, các nhà đầu tư nên lựa chọn rót vốn vào những dự án có NPV dương và tránh càng ca càng tốt dự án có NPV âm. Chỉ số NPV càng cao chứng tỏ dự án càng đem về nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
4. Ưu và nhược điểm của NPV:
4.1. Ưu điểm của chỉ số NPV:
NPV lại nhận được lòng tin từ các nhà đầu tư bởi lẽ chỉ số này có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các chỉ số tài chính khác. Những ưu điểm của NPV có thể kể đến đó là dễ sử dụng, dễ so sánh, dễ dàng tùy chỉnh. Và để hiểu rõ hơn về những ưu điểm này, bạn hãy tham khảo những phần dưới đây nhé.
– Dễ sử dụng
Về cơ bản, chỉ số NPV xác định giá trị hiện tại của khoản tiền thu được trong tương lai nên vô cùng đơn giản, bất kỳ nhà đầu tư nào dù không nắm rõ về kinh tế cũng có thể hiểu được.
– Dễ so sánh
Mặt khác, NPV cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh dự án này với dự án khác. Bản chất của NPV chính là đem khoản tiền lãi/lỗ của dự án về thời điểm hiện tại nên mọi người có thể xem xét các con số một cách dễ dàng, từ đó đánh giá được tính khả thi của từng dự án. Việc của nhà đầu tư chỉ là lựa chọn phương án đầu tư có chỉ số NPV dương cao nhất.
Trong trường hợp tất cả các dự án đều có chỉ số NPV âm, tức là không có khoản đầu tư nào mang lại giá trị trong tương lai, bạn không nên “bỏ tiền vô ích”.
– Dễ dàng tùy chỉnh
Một ưu điểm nữa mà NPV đó là nó có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu tài chính cụ thể. Ví dụ trong trường hợp dự án có thêm những rủi ro, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá hơn.
4.2. Một số hạn chế của NPV:
NPV mang đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư là vậy, thế nhưng nó cũng tồn tại một số mặt hạn chế. Hạn chế của chỉ số NPV đến từ việc nó khó có thể ước tính chính xác, không tính đến chi phí cơ hội, không thể hiện được bức tranh tổng thể của dự án và không tính đến quy mô của dự án đầu tư. Cụ thể như sau:
– Khó ước tính chính xác
Bạn biết đấy, theo cách tính NPV thì nhà đầu tư cần phải biết được chính xác về tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cụ thể cũng như thời điểm tính toán các dòng tiền đó. Tuy nhiên, những điều này là điều rất khó có thể xác định. Chính vì vậy mà việc tính toán chỉ số NPV cũng không thể chính xác hoàn toàn.
– Không xem xét đến chi phí cơ hội
Việc tính toán NPV giúp các nhà đầu tư so sánh được các dự án trong cùng một thời điểm với nhau. Tuy nhiên, nó lại không xem xét đến chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó. Chi phí cơ hội ở đây chính là việc không có vốn để đầu tư cho các dự án khác có lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Và nếu như xem xét đến chi phí này thì phương án đầu tư có chỉ số NPV dương cao nhất ở thời điểm hiện tại chưa chắc đã được lựa chọn.