Ảnh hưởng không chính đáng là thuật ngữ dùng trong các quan hệ dân sư. Nó có thể diễn ra trong mọi hoạt động khi có yếu tố tác động của người mang sức ảnh hưởng. Như vây, các quyền lợi và nghĩa vụ của người bi ảnh hưởng có thể sẽ không được đảm bảo. Ảnh hưởng không chính đáng là gì? Đặc điểm và ví dụ.
Mục lục bài viết
1. Ảnh hưởng không chính đáng là gì?
Ảnh hưởng không chính đáng trong tiếng Anh là Undue Influence.
1.1. Phân tích ý nghĩa của cụm từ:
Nghĩa của từ Ảnh hưởng: là sự tác động của một bên bằng một trong các yếu tố liên quan đến mối quan hệ của hai người. Làm bên còn lại thay đổi quan điểm, tư tưởng, dẫn đến thực hiện các hoạt động khác với suy nghĩa ban đầu. Việc ảnh hưởng có thể là tích cực hoặc không.
– Tạo ra ảnh hưởng tích cực khi kết quả nhận được đem đến các lợi ích cho bên chịu ảnh hưởng. Có thể xem đó là một kinh nghiệm họ học được. Người tạo ra ảnh hưởng làm công việc truyền cảm hứng, động lực cho bên còn lại.
– Tạo ra các ảnh hưởng không chính đáng. Nội dung này đưa đến kết quả ngược lại với các ảnh hưởng tiêu cực.
Không chính đáng: những sự thực hiện không phù hợp với các chuẩn mực cơ bản. Không hợp tình, hợp lý; Không phù hợp theo lẽ thường.
1.2. Khái niệm:
Ảnh hưởng không chính đáng là sự tác động không phù hợp của bên có vị thế, quyền lực hơn đối với bên yếu thế, ít quyền lực hơn. Kết quả nhằm đem đến các lợi ích nhất định cho bên tác động. Bên còn lại khó có sự lựa chọn nào khác.
Kết quả nhận được thường đem lại lợi ích vật chất cho bên tác động. Bên chịu ảnh hưởng không tự nguyện trong thực hiện hoạt động. Nhưng trên các ảnh hưởng, họ bắt buộc phải tiến hành hoạt động.
Ảnh hưởng không chính đáng xảy ra khi một cá nhân có thể thuyết phục, làm thay đổi quyết định của người khác. Hai bên thường có một mối quan hệ liên quan từ trước hoặc tại thời điểm gây ra ảnh hưởng. Do có những ràng buộc nhất định về mối quan hệ mà có thể gây ra các tác động.
Như vậy mặc dù yếu tố gây hưởng có xâm phạm các quan hệ được pháp luật bảo vệ hoặc không. Tuy nhiên nó vẫn dựa trên yếu tố không tự nguyện, lợi ích của người chịu ảnh hưởng không được đảm bảo.
Xác định ảnh hưởng không chính đáng diễn ra như sau:
Chủ thể:
– Bên gây ra ảnh hưởng: Cá nhân có vị thế, quyền lực hơn. Có thể dựa trên các yếu tố về địa vị cao, trình độ học vấn cao hoặc quan hệ tình cảm. Đây là các yếu tố gây ra các tác động đến chủ thể còn lại. Họ có thể tạo ra ảnh hưởng bằng niềm tin, khiến bên chịu ảnh hưởng tin tưởng và thực hiện theo. Hoặc bằng cách tạo ra áp lực nhất định, gây sức ép cho đối tượng nghe.
– Bên chịu ảnh hưởng: Cá nhân yếu thế, ít quyền lực hơn. Họ khó có thể đưa ra các lựa chọn khác do bị gây sức ép. Họ có thể là các cá nhân có địa vị thấp hơn, trình độ học vẫn thấp hơn hoặc chịu ảnh hưởng không chính đáng vì mối quan hệ tình cảm. Ho sẽ thực hiện các hoạt động không theo mong muốn của mình do bị lệ thuộc. Hoặc thay đổi suy nghĩ, quan điểm, tin vào người tạo ra ảnh hưởng đến họ. Từ đó thực hiện các hoạt động do quá tin tưởng vào những gì bên kia nói với họ.
Dẫn đến kết quả.
– Cá nhân có quyền lực sử dụng lợi thế này để ép buộc, cá nhân kia đưa ra quyết định. Đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho họ. Có thể thực hiện các hoạt động liên quan như đưa ra lời khuyên, đưa ra gợi ý, đưa ra yêu cầu. Các mức độ này phụ thuộc vào sức ảnh hưởng của họ đối với người chịu tác động.
– Các lợi ích được tạo ra cho bên gây ra ảnh hưởng một cách không chính đáng. Các lợi ích cơ bản của bên kia không được đảm bảo. Hoặc có thể khiến họ rơi vào các tình thế bất lợi, ảnh hưởng đến tài sản, tiền bạc,…
Đây là các nguyên nhân dẫn đến một bên lợi dụng sự trên cơ của mình để gây ra các sức ép cho bên còn lại. Bên chịu ảnh hưởng nếu không thực theo ý chí của họ thì sẽ phải chịu các ảnh hưởng trực tiếp trong công việc hoặc mối quan hệ. Họ chấp nhận làm theo các ảnh hưởng không chính đáng để công việc, địa vị, mối quan hệ,… của họ không bị tác động.
Trong luật hợp đồng, một bên tự xưng là nạn nhân của ảnh hưởng không chính đáng có thể làm mất hiệu lực các điều khoản của thỏa thuận. Do pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên khi xác lập hợp đồng. Khi có căn cứ cho rằng một bên bị tác động bởi các ảnh hưởng không chính đáng các điều khoản liên quan không được chấp nhận. Do đó mà không có hiệu thực trên thực tế.
2. Đặc điểm của ảnh hưởng không chính đáng:
– Một bên dùng lợi thế của mình để ép buộc bên khác.
Như đã phân tích các dấu hiệu của ảnh hưởng không chính đáng. Các lợi thế được xác định là người gây ra ảnh hưởng có vi thế cao hơn, có tiếng nói hơn, có trình độ chuyên môn. Các yếu tố này tác động trực tiếp nên người chịu ảnh hưởng.
Dựa trên các yếu tố về lợi thế đó, họ đưa ra các “gợi ý” một cách ràng buộc, áp đặt ý chí của mình nên chủ thể khác. Các ràng buộc này là có chủ đích, muốn chủ thể bị áp đặt thực hiện theo các mong muốn của họ, tạo ra các lợi ích nhất định cho họ.
Ảnh hưởng không chính đáng xảy ra khi một cá nhân có thể sử dụng lợi thế để ép buộc các quyết định của bên khác. Thông thường, sự ép buộc này xảy ra với những bất lợi của bên yếu hơn và lợi ích của bên mạnh hơn hoặc có ảnh hưởng hơn.
– Các bên đang trong mối quan hệ ràng buộc nhất định.
Để có thể gây áp lực và áp đặt ý chí vào người khác, họ phải là những người có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi cho người chịu ảnh hưởng. Ví dụ như:
– Tạo ra chèn ép, gây trở ngại. Tạo khó khăn trong công việc vì họ có chức vụ, quyền hạn lớn hơn.
– Hay họ là những người có điều kiện để thực hiện các ảnh hưởng. Khi họ có chuyên môn nhất định mà người chịu ảnh hưởng phải phụ thuộc vào. Như mối quan hệ phụ thuộc giữa bác sĩ và bệnh nhân.
– Họ cũng có thể là những người có khả năng tác động lên suy nghĩ, giáo dục nên nhân cách của người bị tác động. Như mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em.
Một số mối quan hệ được coi là có nguy cơ gây ảnh hưởng không chính đáng và liên quan đến mặt pháp lí.
– Trách nhiệm chứng minh thuộc về người có điều kiện gây ra các ảnh hưởng không chính đáng.
Trong một mối quan hệ ràng buộc, bên có cơ sở tạo ra sức ép sẽ có khả năng thực hiện các ảnh hưởng không chính đáng. Bên còn lại dễ dàng rơi vào tình huống yếu thế hơn. Do đó, khi cần chứng minh, thì trách nhiệm này thuộc về người có điều kiện để tạo ra ảnh hưởng. Để chứng minh rằng anh ta không sử dụng vị thế của mình để lợi dụng bên kia.
Trong các tình huống khác, một bên, dựa vào các ảnh hưởng trước đó. Có thể bị buộc tội sử dụng sự tin tưởng của bên kia để làm lợi cho mình. Đây là trường hợp bên chịu ảnh hưởng hoàn toàn tin tưởng vào bên còn lại. Tuy nhiên sự tin tưởng này được đặt sai người. Họ dễ dàng bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động tạo ra lợi ích cho bên còn lại. Nhưng thậm chí không biết mình đang bị lợi dụng.
3. Ví dụ ảnh hưởng không chính đáng:
Dựa trên các điều kiện tạo ra các ảnh hưởng không chính đáng, có thể đưa ra ví dụ sau.
A là tư vấn viên cho các dự án bán bất động sản. Khi tư vấn và bán thành công một bất động sản, A sẽ nhận được các khoản lương, tiền hoa hồng, khoản thưởng,… cho dự án. Do đó, A thực hiện các hoạt động tìm kiếm người có nhu cầu để tư vấn.
B là bạn của A đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản phù hợp với tài chính của mình. B nhờ đến sự tư vấn của A nhằm mục đích tham khảo. A tư vấn cho B các bất động sản có giá cao nhằm hưởng các lợi nhuận lớn. Cũng như phân tích các giá trị tinh thần khi sở hữu bất động sản. B không thích thú lắm về dự án A giới thiệu và cảm thấy không thích hợp mua nhà với giá quá cao như vây.
A sử dụng vị thế quyền lực của mình đối với B để thuyết phục B rằng đó là một bước tiến tốt. Thúc đẩy B phải mua ngôi nhà trong thời gian tới để tránh các cạnh tranh từ các cá nhân khác có nhu cầu.
Điều này gây bất lợi cho vấn đề tài chính của B. Nhưng nó tạo ra nhiều giá trị tài chính cho A. A đã sử dụng ảnh hưởng không chính đáng.
Như vậy,
Ảnh hưởng không chính đáng gây ra các bất lợi cho người chịu các tác động này. Các thiệt hại có thể gây ra trên các mặt về cả vật chất và tinh thần. Do đó, trong các mối quan hệ thông thường, mỗi người cần lựa chọn cách thức tham gia phù hợp, hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho các giá trị trong cuộc sống của con người được đề cao hơn.