Để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì một mâm cơm tất niên là không thể thiếu trong phong tục của người dân Việt Nam. Mâm cơm tất niên được biết đến là lúc mà gia đình sum họp, quây quần cùng nhau trao đổi những câu chuyện đã trải qua trong một năm.
Mục lục bài viết
1. Ăn Tất niên là gì?
Một trong những phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam khi tết đến xuân về, hay nói một cách khác là để kết thúc một năm thì sẽ tổ chức một mâm cơm tất niên hay còn được gọi đó chính là ăn tất niên. Và theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì bữa cơm tất niên (hay ăn tất niên) được nhận định ở đây không phải là một nghi lễ ngày Tết mà nó chỉ được biết đến và thực hiện như một nghi lễ ngày đã có từ thời ông cha ta từ thuở xa xưa. Mục đích của mâm cơm tất niên là để con cháu trong gia định quây quần bên nhau nói về những chuyện năm cũ đã trải qua và chuyển bị cho một năm mới với những mục tiêu mới.
Tất niên có thể là một liên hoan cuối năm, bữa tiệc tất niên là một phần trong nghi thức Tết diễn ra để bước sang năm mới (Tết Tây) từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) vào những ngày cuối năm âm lịch, được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình ăn cơm buổi tất niên để sum họp lại với nhau. Cũng chính vì thế mà mỗi năm vào dịp tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp để ăn tất niên, tức là ăn bữa cơm cuối cùng của năm để tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới. Đây được xem như là mân cơm quây quần sum họp của các gia đình, sau một năm bôn ba, làm việc vất vả thì đến cuối năm vẫn được về sum họp cùng với gia đình.
“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới và kết thúc một năm cũ. Đây là phong tục mang nét đẹp văn hóa và tập quán lâu đời của người Việt Nam. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.
2. Ăn tất niên vào thời gian nào?
Thông thường thì người dân sẽ tổ chức bữa cơm tất niên vào buổi chiều hoặc buổi tối để con cháu ông bà cha mẹ quây quần bên mâm cơm tất niên, việc tổ chức vào buổi nào sẽ phụ thuộc vào công việc và thời gian các thành viên trong gia đình sắp xếp làm sao cho mọi người trong nhà gặp nhau đông đủ và thoải mái nhất có thể. Đã phần mâm cơm tất niên sẽ là lúc con chác ôn bà, cha mẹ sum họp những ở một số địa phương sẽ có những phương tục và quan niệm khác nhau thì bữa cơm tất niên không chỉ có các thành viên trong gia đình mà họ có thể mời anh em, bạn bè đến cùng tham dự. Bởi vì mang đặc trương của mâm cơm cuối năm và cũng chính là lúc để họ sẽ thường nói nhiều về những chuyện đã diễn ra trong năm, nói hết những băn khoăn, trăn trở, những điều chưa hài lòng về nhau… để cùng hiểu nhau hơn. Cũng vì những sự dãi bầy tâm sự ở cuối năm mà tuyết đối những chuyện không vui và không may của năm cũ sẽ không được nhắc lại vào năm mới nữa để tránh những điều k nay trong năm mới và sẽ gặp những điều may mắn hơn.
Đấy là một trong những phong tục được thực hiện vào ngày cuối năm của người dân Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay khi người dân phải đi làm ăn xa để thay đổi cuộc sống và nền kinh tế của gia định ở các thành phố lớn dẫn đến việc các công ty không thể nào có thể thực hiện mâm cơm tất niên của công ty vào ngày cuối cùng của năm được vì lúc này các nhân viên đã được nghỉ làm nên không thể nào tổ chức một bữa tiệc theo đúng nghĩa truyền thống. Chính vì lý do này để công ty có thể tổ chức được bữa cơm tất niên của công ty thì có thể ăn tất niên trước ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm khoảng 1 đến 2 tuần hoặc có nhiều công ty đã lựa chọn ăn tất niên vào dịp cuối cùng của năm tính theo Dương lịch.
Ăn tất niên trong tiếng anh được tạm dịch là: “Year End Party”
3. Phong tục ăn Tất niên độc đáo ở ba miền của Việt Nam:
Ở Việt Nam, một đất nước có người dân sinh sống trên mảnh đất hình chữ S nhỏ bé những lại có bề dày lịch sử rất lớn và những bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Sự phong phú thể hiện ở ba miền khác nhau sẽ có những phong tục khác nhau. Cũng chính vì vậy mà mâm cúng tất niên 3 khác nhau và có nét riêng, nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt.
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng trời và một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà, đất ở khoảng sân trước nhà. Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thanh đạm hay thịnh soạn. Thế nhưng, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: bánh chưng, vàng mã, đèn nến, rượu, trầu cau, trà, hương hoa,… được bày biện trang nghiêm. Lễ cúng Tất niên gồm những lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân trời, đất, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua. văn khấn cúng tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết sau một năm làm ăn vất vả.
3.1. Phong tục ở miền Bắc:
Người Bắc quan niệm mâm cúng tất niên thường có 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm. Đĩa cúng bao gồm thịt gà, giò, chả quế, thịt lợn và đĩa xôi gấc để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn. Các bát trên mâm cúng gồm có: chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong và mọc nấm thả.
Nhiều gia đình còn biến tấu mâm cúng với nhiều món ăn khác nhau, nhưng đều mang đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc.
– Giò heo hầm măng
– Lưỡi heo luộc
– Bóng thả
– Miến
– Canh mọc
– Thịt gà luộc
– Thịt heo quay
– Giò lụa
– Chả quế (hoặc nem)
Ngoài những món ăn kể trên thì nhiều gia đình còn biến tấu thực đơn tất niên tại nhà với nhiều món ăn khác nhau nhưng vẫn mang đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như thịt đông, nộm chua ngọt…
3.2. Phong tục ở miền Trung:
Ở miền Trung, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh,… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên,…
Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm áp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Các món ăn truyền thống thường có trong mâm cơm tất niên của người miền Trung gồm:
– Bánh chưng, bánh tét
– Đĩa dưa món
– Đĩa giò lụa Huế
– Đĩa gà bóp rau răm
– Đĩa thịt đông
– Đĩa chả Huế
– Đĩa thịt heo luộc
– Giá chua
– Bát canh măng khô
– Bát miến Huế
– Đĩa cá chiên (hay đĩa thịt ram)
3.3. Phong tục ở miền Nam:
Thông thường, một mâm cúng tất niên ở miền Nam bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn). Do đặc trưng thời tiết của miền Nam khá nắng nóng, nên thực đơn tất niên tại nhà của người miền Nam sẽ ưu tiên những món ăn nguội hơn.
Thường thì thực đơn tất niên tại nhà của người miền Nam sẽ bao gồm các món như:
– Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm
– Canh măng (thường là dùng măng tươi thay cho măng khô)
– Canh khổ qua nhồi thịt
– Thịt kho hột vịt
– Thịt heo luộc (hoặc quay)
– Gỏi tôm thịt
– Nem rán
– Chả giò
– Dưa giá
– Củ kiệu
Mâm cơm tất niên mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc thể hiện tư tưởng truyền thống của người Việt. Theo quan niệm truyền thống, tất niên là bữa cơm cuối cùng của một năm như một lời tiễn biệt với năm cũ. Khi ăn xong mâm cơm tất niên, mọi người sẽ bỏ qua những chuyện hờn giận, muộn phiền, không vui để chuẩn bị sẵn sàng đón một năm mới với nhiều may mắn , tốt lành sắp tới .
Mâm cơm tất niên còn thể hiện một tục lệ lâu đời của người Việt là truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà để cai quản chuyện bếp núc giúp gia chủ. Ngoài ra, mâm cơm tất niên cũng là để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, thành kính đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Vào ngày làm lễ tất niên này tại một số địa phương của Việt Nam, con cháu thường sẽ ra mộ những người đã khuất và ông bà tổ tiên để thắp nhang mời họ về nhà cùng ăn Tết âm lịch với gia đình.