Hiện nay sự phát triển của kinh tế nhày càng mạnh và tăng trưởng tốt thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ cho tài chính được ổn định và lành mạnh và đặc biệt có thể giảm thiểu các rủi ro trên thị trường tài chính là vấn đề rất quan trọng. Vậy an ninh tiền tệ là gì? Nội dung của an ninh tài chính tiền tệ?
Mục lục bài viết
1. An ninh tiền tệ là gì?
An ninh tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial security.
Như chúng ta đã biết thì an ninh tài chính là khái niệm để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn và vững mạnh.
– Ổn định ở đây được hiểu duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất thường và ổn định trong sự vận động, phát triển.
– An toàn là trạng thái không bị tác động nguy hiểm từ mọi phía, từ phía các tác động bên trong và bên ngoài. Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính.
– Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn. Một trạng thái tài chính yếu không thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung của an ninh tài chính tiền tệ:
2.1. Tính hệ thống và phân loại:
Như vậy ta thấy đối với tính hệ thống của an ninh tài chính là an ninh của từng bộ phận gắn liền với an ninh của hệ thống, có mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức và địa lí.
An ninh từng quốc gia không tách rời an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời cả về mặt đối tượng và nội dung của an ninh như an ninh kinh tế liên quan chặt chẽ với an ninh chính trị, an ninh xã hội, an ninh thông tin, an ninh tài chính…
– Có nhiều cách thức để phân loại an ninh tài chính. Chúng ta có thể phân loại an ninh tài chính theo chức năng tài chính như sau:
+ An ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính.
+ An ninh tài chính trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính.
2.2. Nguồn gốc của các vấn đề an ninh tài chính:
Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính trở thành vấn đề rất đáng lưu ý với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Theo đó, có 6 nguyên nhân chính khiến cho tình trạng tội phạm tài chính càng ngày càng gia tăng.
– Thứ nhất, do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động đầu tư thương mại và sản xuất kinh doanh trì trệ kéo theo những khó khăn trong hoạt động tài chính nên vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính có chiều hướng gia tăng.
– Thứ hai, hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng còn hạn chế, có lúc, có nơi chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang hội nhập ngày càng lâu, rộng, dẫn đến sơ hở trong quản lí, điều hành, chưa phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, chậm hoặc không phát hiện được các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng.
Bên cạnh đó với hệ thống công nghệ, năng lực quản trị rủi ro và trình độ cán bộ hiện nay còn bất cập, trong khi đó các loại tội phạm mới, nhất là tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và chưa được cảnh báo kịp thời.
– Thứ ba, Nguyên nhân có thể là do sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên một số tổ chức tài chính đã nới lỏng điều kiện tín dụng, không tuân thủ nghiêm túc một số trình tự, thủ tục, qui định cho vay; không chuyển nhóm nợ theo qui chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục pháp lí…
– Thứ tư, sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, thậm chí có cả cán bộ cấp cao của các tổ chức tài chính.
Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban điều hành của một số tổ chức tín dụng còn buông lỏng quản lí và chưa thực sự quan tâm, chưa có biện pháp phòng, chống tham nhũng, tội phạm có hiệu quả. Theo đó với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ nhân viên có nơi, có lúc còn làm chưa tốt.
– Thứ năm, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách quản lí đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quối tế ngày càng sâu rộng, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển nhanh, đa dạng, phức tạp và tình hình tham nhũng, tội phạm cũng ngày càng tinh vi.
– Thứ sáu, công tác thanh tra, giám sát thị trường tài chính mặc dù đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc phát hiện và xử lí các hành vi tham nhũng, tiêu cực và tội phạm; nhiều vụ việc phát sinh không được phát hiện kịp thời.
Việc phối họp, trao đổi thông tin giữa cơ quan bảo vệ pháp luật với các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng có thời điểm chưa được kịp thời, nhất là trong việc phối hợp thu hồi tài sản thất thoát, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tội phạm…
3. Giải pháp để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ tại Việt Nam:
Để giảm thiểu những rủi ro, thách thức trong đảm bảo an ninh trên thị trường tài chính Việt Nam, một số giải pháp cần được chú trọng bao gồm:
Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro đối với hệ thống tài chính phụ thuộc vào ngân hàng bằng cách ổn định thị trường tiền tệ – ngân hàng và xử lý rủi ro thanh khoản; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro thua lỗ cho ngân hàng do tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng.
Thứ hai, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư trên thị trường vốn, phát triển đồng bộ các thị trường và giảm sự phụ thuộc vào thị trường tiền tệ – ngân hàng. Theo đó, xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có tổ chức như Quỹ Bảo hiểm xã hội và doanh nghiệ bảo hiểm, tạo sự liên thông và vận hành thông suốt giữa thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm.
Theo đó ta thấy với các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ với các hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn dài, cần có chính sách hạn chế đầu tư vào gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, tăng cường đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu. Đối với Quỹ bảo hiểm xã hội, cần xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào các tài sản tài chính theo hướng trước mắt chỉ tập trung vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, đồng thời, có lộ trình cho phép đầu tư vào cổ phiếu có chất lượng nhưng vẫn khống chế hạn mức nhằm đảm bảo an toàn vốn.
Thứ ba, phát triển hệ thống đánh giá khả năng chống đỡ với các cú sốc trên tổ chức tín dụng như đánh giá thông qua tính toán stress test cho hệ thống tài chính (ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư. Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính trước những cú sốc gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính qua các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính cụ thể ta thấy trong đó, chú trọng các chỉ số tài chính về vốn, mức độ tổn thất, tỷ lệ an toàn về thanh khoản…với mục đích để nhằm giúp cơ quan hoạch định chính sách và các tổ chức tài chính chủ động đối phó những rủi ro.
Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định và hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam là giải pháp quan trọng được xem xét đối với các ngân hàng để có vốn cao hơn, đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II và Basel III trong những năm tới.
Theo đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần xây dựng lộ trình và thực hiện tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II trong ngắn hạn theo các phương án cụ thể để thực hiện xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm áp lực về cổ tức cho các cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể, hiệu quả và tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chủ động đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng nguồn vốn, trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, trong dài hạn, việc tăng vốn chủ sở hữu nên thực hiện thông qua tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Như vậy nên các ngân hàng thương mại cần cải thiện hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với những đặc thù kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại và các quy định pháp luật.
Thứ năm, xem xét áp dụng mô hình giám sát hợp nhất và theo đó với mục đích để có thể giúp khắc phục những hạn chế của mô hình giám sát riêng lẻ và có thể giám sát được đầy đủ hoạt động liên thị trường của các định chế trung gian tài chính cũng như các tập đoàn tài chính và ngân hàng.
Cùng với việc lựa chọn mô hình, công tác giám sát các tập đoàn tài chính ngân hàng của Việt Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, đặc biệt trong bối cảnh các sản phẩm liên kết xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự mở rộng lĩnh vực kinh doanh của các công ty, tập đoàn.
Với mô hình giám sát phân tán như của Việt Nam, việc giám sát tập đoàn tài chính sẽ phức tạp hơn bởi một tập đoàn có thể do nhiều cơ quan quản lý. Chính các hoạt động đa lĩnh vực như trên đã đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét đối với công tác thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính – ngân hàng.