Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang và Âu Lạc phản ánh sự phát triển đa dạng và phong phú của một xã hội nông nghiệp cổ xưa với những đặc điểm văn hóa và phong tục độc đáo. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tập quán nào sau đây?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán nào sau đây?
A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
D. Làm nhà trên sông nước.
Đáp án đúng là: D
2. Đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
- Đời sống vật chất
+ Cư dân Văn Lang và Âu Lạc chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước. Họ sử dụng các công cụ sản xuất bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, cuốc,… để canh tác và thu hoạch. Ngoài ra, họ cũng có các đồ dùng sinh hoạt bằng đồng và gốm như thạp đồng, thau, chậu và bình gốm, phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày.
+ Bên cạnh trồng lúa, cư dân còn trồng cây ăn quả, cây hoa màu và nuôi tằm để lấy tơ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và đánh bắt cá từ sông suối cũng là những hoạt động kinh tế quan trọng, giúp đa dạng hóa nguồn thực phẩm và cải thiện đời sống.
+ Các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, bao gồm làm đồ gốm, dệt vải, xây dựng nhà cửa và đóng thuyền. Đặc biệt, nghề luyện kim đạt trình độ cao với nhiều người chuyên làm nghề đúc đồng và rèn sắt. Nhờ nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc có thể mặc các loại vải từ sợi đay và tơ tằm thể hiện sự khéo léo và sáng tạo trong việc chế tác vải.
+ Trong sinh hoạt hàng ngày, cư dân Văn Lang sử dụng thau đồng để đựng gạo và các loại thực phẩm khác. Những dụng cụ này không chỉ thể hiện sự tinh xảo trong kỹ thuật chế tác kim loại mà còn phản ánh mức độ phát triển của xã hội thời bấy giờ.
- Đời sống tinh thần
+ Cư dân Văn Lang và Âu Lạc có đời sống tinh thần phong phú với các tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời. Người chết thường được chôn cất trong thạp, bình hoặc mộ thuyền, phản ánh quan niệm về sự sống sau cái chết và sự tôn trọng đối với người đã khuất.
+ Họ có khiếu thẩm mỹ và các phong tục làm đẹp đặc trưng như nhuộm răng và xăm mình. Việc xăm mình không chỉ để tránh bị thủy quái làm hại khi đi đánh cá mà còn là một hình thức làm đẹp. Phong tục này còn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay, minh chứng cho sự tiếp nối văn hóa truyền thống.
+ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang và Âu Lạc giản dị, chất phác, và hòa hợp với tự nhiên. Họ tổ chức nhiều lễ hội vui chơi, đấu vật và đua thuyền tạo nên không khí sôi động và gắn kết cộng đồng. Những ngày lễ hội không chỉ là dịp để cư dân vui chơi, giải trí mà còn là thời gian để họ thể hiện lòng kính trọng với các vị thần và tổ tiên, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các ngành nghề thủ công và luyện kim của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
A. Các ngành nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển.
B. Những hoa văn tinh xảo trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng đào thịnh là minh chứng cho sự tiếp thu, học hỏi trình độ kĩ thuật và mĩ thuật của thợ thủ công người Trung Hoa.
C. Nghề luyện kim và kĩ thuật đúc đồng dần được chuyên môn hóa.
D. Kĩ thuật rèn sắt xuất hiện.
Đáp án đúng: C
Câu 2. Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để:
A. Cư dân làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi nên cần tránh thú dữ.
B. Tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
C. Nguyên vật liệu làm nhà dễ tìm kiếm.
D. Theo truyền thống có từ xa xưa.
Đáp án đúng: A
Câu 3. Đặc điểm ngôi nhà của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
A. Thường làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên những sườn đồi.
B. Làm nhà sàn để tránh thú dữ.
C. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 4. Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Ven đồi núi.
C.Trong thung lũng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng: A
Câu 5. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?
A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…
Đáp án đúng: C
Câu 6. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Buôn bán qua đường biển.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất đồ thủ công.
D. Buôn bán qua đường bộ.
Đáp án đúng: B
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.
Đáp án đúng: A
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Tục thờ thần – vua.
C. Thờ các vị thần tự nhiên.
D. Chôn cất người chết.
Đáp án đúng: B
Câu 9. Người Việt cổ xăm mình để:
A. Trị các loại bệnh ngoài da.
B. Xua đuổi tà ma.
C. Tránh bị thủy quái làm hại.
D. Hóa trang khi săn bắt thú rừng.
Đáp án đúng: B
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Người dân thường làm nhà sàn có mái cong hình thuyền.
B. Trong ngày lễ hội, người dân thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền…
C. Người dân thờ các vị thần trong tự nhiên như thần sông, núi…
D. Cư dân xăm mình, nhuộm răng đen…
Đáp án đúng: A
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
Đáp án đúng: D
Câu 12. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
A. Các loại vũ khí bằng đồng.
B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
C. Trống đồng, thạp đồng.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 13. Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:
A. Trống đống Ngọc Lũ.
B. Trống đồng Đông Sơn.
C. Trống đồng Cảnh Thịnh.
D. Trống đồng Vạn Gia Bá.
Đáp án đúng: A
Câu 14. Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Đáp án đúng: D
Câu 15. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc:
A. Gói bánh chưng.
B. Nhuộm răng đen.
C. Xăm mình.
D. Đi chân đất.
Đáp án đúng: D
Câu 16. Một số câu ca dao, truyền thuyết có liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang:
A. Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.
B. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
C. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 17. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:
A. Gói bánh chưng, làm bánh giày.
B. Ăn trầu.
C. nhuộm răng đen, xăm mình.
D. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.
Đáp án đúng: A
Câu 18. Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:
A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
D. Xăm mình tránh thủy quái.
Đáp án đúng: D
THAM KHẢO THÊM: