Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu là một trong những bài học quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 8. Để truyền đạt tốt nhất kiến thứ về bài thơ này, mời các giáo viên tham khảo bài viết về Giáo án Khi con tu hú của Tố Hữu dành cho Giáo viên được xây dựng cụ thể, chi tiết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu bài học Khi con tu hú của Tố Hữu :
* Kiến thức
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị thiết tha.
- Học sinh có những nhận biết ban đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh(thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
- Niềm khát khao tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
* Kĩ năng
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
* Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Khi con tu hú.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Khi con tu hú.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân chia bố cục văn bản.
* Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu tự do, biết trân trọng tự do.
2. Chuẩn bị tài liệu bài Khi con tu hú của Tố Hữu:
* Giáo viên
- Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu về Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”.
* Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk.
3. Tiến trình tổ chức dạy học bài Khi con tu hú của Tố Hữu:
* Ổn định tổ chức Sĩ số:
* Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh? Phân tích hình ảnh đoàn thuyền trở về.
* Khởi động
- Giáo viên yêu cầu:
+ Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu?
+ Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời:
+ Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6
+ Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi…
- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu.
- Nhà thơ Tố Hữu 19 tuổi đang hoạt động cách mạng sôi nổi, say sưa, đầy nhiệt huyết ở thành phố Huế thì ông bị thực dân pháp bắt, giam ở xà lim số 1, nhà lao Thừa Phủ. Bài thơ khi con tu hú được ra đời trong hoàn cảnh ấy. Để hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu nội dung baig học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: GV hướng dẫn đọc: GV hướng dẫn HS cách đọc : 6 câu đầu đọc giọng vui náo nức, phấn chấn 4 câu sau giọng đọc bực bội nhấn mạnh các ĐT, từ ngữ cảm thán. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: |
H: Qua phần chú thích nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? Một số tập thơ chính: Từ ấy (1937 –1946 )Việt Bắc (1946-1954) Gió lộng (1955-1961) H: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào ? | 2. Chú thích: a. Tác giả : Tố Hữu (1920-2002) – Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, – Quê: Thừa Thiên Huế. Ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong đảng và chính quyền. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. b.Tác phẩm: Bài thơ “Khi con tu hú” ST vào tháng 7-1939 trong nhà lao Thừa phủ Huế khi tác giả mới bịthực dân Pháp bắt giam. c. Từ khó: SGK/ T20 |
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản: H: Bài thơ viết theo thể thơ nào ? H: Bài thơ được chia làm mấy đoạn? nội dung của mỗi đoạn ? – Xác định phương thức miêu tả của mỗi đoạn, bài ? + Đ1: Miêu tả. Đ2: BCảm Miêu tả +BCảm H: Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? – Nhan đề bài thơ là vế phụ của một câu trọn ý. H: Đặt câu văn 4 tiếng đầu là khi con tu hú nói khái quát nội dung bài thơ? – Khi con tu hú gọi bầy là mùa hè đến, người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt bị giam trong phòng chật hẹp, thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do bên ngoài. | II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Thể thơ: Thơ lục bát. 2. Bố cục bài thơ gồm 2 khổ thơ +) Khổ 1: 6 câu đầu – Cảnh mùa hè +) Khổ 2: Tâm trạng người tù. – Phương thức biểu đạt :Miêu tả, biểu cảm. |
– Gọi HS đọc đoạn 1. | 3. Phân tích: a.Bức tranh mùa hè: ” Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm…. Vườn râm ,….ve ngân Bắp dây………nắng đào Trời xanh …cao. Đôi con diều sáo …không” |
H: Không gian mùa hè trong cảm nhận của nhà thơ có những gì ? | – Đó là bức tranh có cảnh vật âm thanh màu sắc và hương vị: + Âm thanh : Tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều. + Cảnh vật : – Lúa chiêm đang chín. – Mảnh vườn râm. + Màu sắc: – Nắng đào, bắp vàng, trời xanh. + Hương vị : Trái cây ngọt. |
H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về không gian mùa hè? Tác dụng? H: Theo em bức tranh mùa hè được nhà thơ cảm nhận bằng giác quan nào? H Em nhận xét như thế nào về phạm vi miêu tả không gian mùa hè của tác giả? H: Vậy tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào? – GV nhà thơ còn có những vần thơ thể hiện niềm khao khát tự do: “Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng & lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu” | NT: Miêu tả, dùng động từ , tính từ để diễn tả hoạt động căng đầy nhựa sống của mùa hè. – Mùa hè được người chiến sĩ cách mạng cảm nhận bằng thính giác, bằng sức tưởng tượng mạnh mẽ, mùa hè tràn vào phòng giam qua âm thanh của tiếng chim tu hú. – Phạm vi miêu tả rộng, tỉ mỉ (bầu trời, cánh đồng , từ khu vườn đến mảnh sân, từ màu sắc đến hương vị). ⇒ Bức tranh mùa hè đầy sức sống rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do…→ Sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời khao khát tự do đến cháy lòng. |
– Gọi HS đọc đoạn 2 H: Theo em tác giả miêu tả không gian cao rộng của mùa hèở trên nhằm mục đích gì? | b. Tâm trạng người tù cách mạng: ” Ta nghe…… bên lòng Mà chân …….,hè ôi! Ngột làm sao….thôi! Con chim tu hú…..cứ kêu!” – Tác giả miêu tả không gian mùa hè ở trên nhằm tạo ra sự tương phản đối lập với không gian nhỏ hẹp, tù túng của phòng giam. |
H: Người tù cách mạng đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? H: Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối? | – Người cách mạng đang bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam tù túng. – NT: ngắt nhịp bất thường 6/2;3/3; dùng những động từ, tính từ mạnh(đập,tan, chết, uất) những từ cảm thán, câu cảm thán (ôi, thôi, làm sao) như truyền đến độc giả cái ngột ngạt cao độ của phòng giam. |
H: Người chiến sĩ cách mạng thể hiện khát vọng gì? H: Việc miêu tả tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có gì khác nhau? | – Người chiến sĩ cách mạng muốn “đập tan phòng”để thoát khỏi không gian ngột ngạt tù túng → khát vọng tự do mãnh liệt. – Tiếng chim ở đầu bài thơ là tiếng chim báo hiệu hè về, tiếng gọi bầy, tiếng chim hiền lành gắn với mùa màng, quả chín, tiếng chim tự do. – Tiếng chim ở cuối bài thơ là tiếng kêu dai dẳng, khắc khoải như thiêu như đốt giục giã, khoan vào lòng người cái cảm giác ngột ngạt, tù túng…tiếng gọi thôi thúc tự do. |
H: Toàn khổ thơ toát lên tâm trạng người tù như thế nào? | ⇒ Tâm trạng: đau khổ, ngột ngạt. uất hận, khao khát tự do cháy bỏng, mãnh liệt. |
HĐ3.HDHS tổng kết: H: Sau khi học bài thơ em cảm nhận được già về giá trị nội dung và nghệ thuật – Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/20 | III. Tổng kết: 1.ND: Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng. 2. NT: thơ lục bát mềm mại uyển chuyển, giọng tự nhiên, cảm xúc nhất quán, cách dùng từ, ngắt nhịp…phù hợp với cảm xúc của bài thơ. * Ghi nhớ: SGK/ 20 |
* Củng cố, luyện tập
- Nội dung bài học có mấy ĐV kiến thức cần ghi nhớ? đó là những nội dung nào?
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? Đọc diễn cảm bài thơ.
* Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ ,chuẩn bị : “Câu nghi vấn”
THAM KHẢO THÊM: