Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước trong các thế kỷ V đến VI, Thăng Long – Hà Nội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Đại Việt. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là?
A. Hội An
B. Thanh Hà
C. Phố Hiến
D. Thăng Long
Đáp án đúng là D.
2. Thăng Long trong các thế kỷ X – XV:
- Hình thành và xác lập chế độ phong kiến ở Thăng Long:
+ Các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ hình thành và phát triển.
+ Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra vương triều Lý.
+ Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
- Phát triển kinh tế Thăng Long:
Buôn bán, trao đổi hàng hoá:
+ Các chợ ở Thăng Long như chợ Tây và chợ Cửa Đông là nơi tập trung buôn bán của kinh thành.
+ Các chợ vùng ven như chợ Bưởi, chợ Mơ cũng phát triển mạnh mẽ.
+ Số lượng và quy mô các chợ gia tăng, phục vụ mọi tầng lớp dân cư từ bình dân đến quý tộc.
Ngành nghề thủ công:
+ Phát triển các ngành nghề thủ công như gốm sứ, dệt, làm giấy, quạt, sơn, nhuộm, đúc đồng, vàng bạc – kim hoàn.
+ Hoạt động buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương trở nên nhộn nhịp.
* Lưu thông tiền tệ và kim ngân:
+ Nghề đúc bạc – vàng nén phát triển, cho thấy sự lưu thông tiền tệ trong xã hội.
Cơ sở kinh tế hàng hoá giản đơn:
+ Các phố phường, chợ búa, bến sông ở nội đô và thôn phường chuyên nghiệp phụ cận là nơi tập trung các hoạt động kinh tế.
Phát triển hưng thịnh thế kỷ XVII – XVIII:
+ Xuất hiện các thương điếm của người Hà Lan, Anh, Pháp đến giao dịch buôn bán.
+ Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.
+ Tập trung nhiều thợ tài hoa, người kinh doanh buôn bán giỏi, tạo nên truyền thống “khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”.
Diện mạo kinh tế:
+ Thăng Long trở thành đầu mối trung chuyển hàng hoá từ các trấn xung quanh đến tay thị dân tiêu dùng.
+ Các hoạt động trao đổi buôn bán nhộn nhịp, thể hiện sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
+ Sự phát triển của nghề đúc bạc – vàng nén cho thấy sự lưu thông tiền tệ trong xã hội.
+ Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, tập trung nhiều thợ tài hoa và doanh nhân buôn bán giỏi.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Sau khi giành được độc lập vào thế kỉ X, nhân dân cả nước từ miền xuôi đến miền ngược đã ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?
A. xây dựng các công trình thủy lợi.
B. áp dụng kĩ thuật canh tác mới.
C. khai thác đất hoang, mở rộng ruộng đồng.
D. sản xuất nhiều mặt hàng đem bán.
Đáp án: C
Câu 2: Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư).
Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?
A. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
B. Tạo động lực cho nhân dân tăng gia sản xuất.
C. Cung cấp thêm trâu cho một số gia đình nghèo.
D. Cung cấp phân bón cho cây trồng tốt tươi.
Đáp án: A
Câu 3: Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?
A. hai
B. ba
C. bốn
D. một
Đáp án: A
Câu 4: Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?
A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao
B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.
C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.
D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.
Đáp án: D
Câu 5: Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm:
A. đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.
B. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.
C. đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.
D. rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.
Đáp án: B
Câu 6: Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.
B. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.
Đáp án: C
Câu 7: Điểm hạn chế của ngoại thương nước ta thời Lê là:
A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.
B. Thuyền bè nước ngoài không được cập bến bất cứ một cảng biển nào.
C. Phả hỏng hầu hết các đô thị buôn bán từng được coi là thịnh trị trước đây.
D. Hạn chế xây dựng các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
Đáp án: A
Câu 8: Nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?
A. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.
B. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.
C. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.
D. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.
Đáp án: B
Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất
B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam
C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất
D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất
Đáp án: B
Câu 10: Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?
A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long
B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển
C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ
D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống
Đáp án: D
Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là:
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề
C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài
D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng
Đáp án: D
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Sự phát triển của nông nghiệp
B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
C. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.
D. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.
Đáp án: D
Câu 13. Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở:
A. Các bến cảng: Vân Đồn, Lạch Trường
B. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa
C. Các làng nghề thủ công,
D. Vùng biên giới Việt – Trung
Đáp án: B
Câu 14. Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) – bến cảng phục vụ cho thuyền buôn nước ngoài vào nước ta trao đổi hàng hóa, được xây dựng dưới triều đại nào?
A. Nhà Lý
B. Nhà Tiền Lê
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Trần
Đáp án: A
Câu 15. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là:
A. Các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến
B. Do hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài
C. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất
D. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài
Đáp án: C
Câu 16. “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”là Câu ca dân gian nói về thời:
A. Tiền Lê
B. Lý – Trần
C. Hồ
D. Lê sơ
Đáp án: D
Câu 17. Trong xã hội phong kiến, sự phát triển về kinh tế đưa đến hệ quả gì về mặt xã hội?
A. Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội
B. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa
C. Đại địa chủ bước lên vũ đài chính trị
D. Mâu thuẫn giữa vua với nhân dân ngày càng tăng
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: