Nhà nước Âu Lạc và Văn Lang có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu tổ chức và quyền lực của vua, nhưng cũng có những khác biệt lớn về lãnh thổ, quân sự, pháp luật và sự phân biệt giai cấp. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Đáp án đúng là: D
2. Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang:
- Giống nhau:
+ Cơ cấu tổ chức: Cả hai nhà nước đều có tổ chức từ trên xuống dưới, với vua đứng đầu và các quan chức giúp việc quản lý các đơn vị hành chính. Đơn vị hành chính cơ bản là làng (làng, chạ) làm cơ sở, là nền tảng quản lý và điều hành xã hội.
+ Quyền lực của vua: Vua có quyền quyết định tối cao trong việc cai trị đất nước.
+ Giúp vua trong việc cai trị đất nước là các Lạc Hầu, Lạc Tướng, những quan chức cấp dưới có nhiệm vụ quản lý các vùng lãnh thổ và bộ lạc.
- Khác nhau:
+ Lãnh thổ và quy mô:
* Nhà nước Âu Lạc: Mở rộng hơn về mặt lãnh thổ so với nhà nước Văn Lang. Điều này thể hiện qua việc Âu Lạc bao gồm cả vùng đất của Văn Lang và các vùng đất khác mà An Dương Vương đã chinh phục.
* Nhà nước Văn Lang: Có quy mô nhỏ hơn, chủ yếu tập trung ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tổ chức và quân sự:
* Nhà nước Âu Lạc: Có tổ chức hoàn chỉnh hơn về mặt quân sự với một đội quân mạnh mẽ và vũ khí tốt hơn. Thành Cổ Loa là một thành trì kiên cố, biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Âu Lạc.
* Nhà nước Văn Lang: Chưa có quân đội chuyên nghiệp và hệ thống phòng thủ kiên cố như Âu Lạc. Quân sự mang tính chất tự vệ của các bộ lạc.
+ Pháp luật và quyền lực của vua:
* Nhà nước Âu Lạc: Quyền hành của nhà nước được củng cố mạnh mẽ và chặt chẽ hơn. Vua An Dương Vương có quyền lực lớn hơn trong việc cai trị đất nước. Hệ thống pháp luật và kỷ luật quân sự được thực thi nghiêm ngặt.
* Nhà nước Văn Lang: Chưa có hệ thống pháp luật rõ ràng. Quyền lực của vua Hùng không tập trung và mạnh mẽ bằng An Dương Vương. Vua Hùng chủ yếu dựa vào uy tín và truyền thống để cai trị.
+ Sự phân biệt giai cấp:
* Nhà nước Âu Lạc: Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân rõ ràng và sâu sắc hơn. Điều này thể hiện qua quyền lực lớn của các quan chức và vua trong việc quản lý và điều hành đất nước.
* Nhà nước Văn Lang: Sự phân biệt giai cấp chưa sâu sắc như ở Âu Lạc. Xã hội Văn Lang vẫn mang tính chất cộng đồng và tự quản cao.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:
A. Nơi đóng đô.
B. Nông nghiệp và sản xuất.
C. Tục lệ sinh sống.
D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước.
B. Quân đội được tổ chức quy củ.
C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).
D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.
Câu 3: So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:
A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.
B. Lực lượng quân đội khá đông.
C. Vũ khí có nhiều cải tiến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:
A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,
C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 5: Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là vì:
A. Các vua Hùng có công dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
B. Các vua Hùng là người đứng đầu nước Văn Lang
C. Các vua Hùng có công đánh giặc ngoại xâm.
D. Các vua Hùng sáng tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 6: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
Câu 7: Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.
B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.
C. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ.
D. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ.
Câu 8: Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày:
A. Mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.
C. Mùng 5 tháng 3 âm lịch hằng năm.
B. Mùng 10 tháng 4 dương lịch hằng năm.
D. Mùng 5 tháng 3 dương lịch hằng năm.
Câu 9: Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là?
A. Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.
B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.
C. Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
Câu 10: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Bồ chính
D. Xã trưởng
Câu 11: Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 12: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?
A. Có thành trì vững chắc.
B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Thời gian tồn tại dài hơn.
D. Kinh đồ chuyển về vùng đồng bằng.
Câu 13: Nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc?
A. Sự chuyển biến về kinh tế
B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.
D. Sự thay đổi trong gia đình.
Câu 14: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
A. Đoàn kết
B. Trọng nghĩa khí.
C. Chống ngoại xâm
D. Trọng văn
Câu 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào?
A. Tinh thần đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
B. Quân Tần tiến không được, thoái không xong, phải hạ lệnh bãi binh.
C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta, chủ quan khi tấn công.
D. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
Câu 16: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tỉnh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là:
A. Các loại vũ khí bằng đồng.
B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
C. Trống đồng, thạp đồng
D. Cả A và B
Câu 17: Nhân dân Âu Lạc có thể nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của quân Triệu Đà là do?
A. Lãnh thổ mở rộng, hoàn chỉnh về tổ chức.
B. Được sự giúp đỡ của các nước láng giềng.
C. Có vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất.
D. Có sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
Câu 18: Ý nào đưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?
A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.
B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.
C. Đã có chữ viết của riêng mình.
D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.
Câu 19: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ I TCN
B. Thế kỉ II TCN
C. Thế kỉ III TCN
D. Thế kỉ IV TCN
Câu 20: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có các lạc hô, lạc tướng.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 21: Xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp?
A. Chủ nô, nô lệ.
B. Những người quyền quý, dân tự do, nô tì
C. Phong kiến, nông dân công xã.
D. Quý tộc, nông nô
Câu 22: Cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với mấy cấp quan chức?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là:
A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cẩm Khê (Hà Nội)
D. Cổ Loa (Hà Nội)
Câu 24: Đâu không là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội phân chia giàu, nghèo; mở rộng giao lưu và tự vệ.
B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng.
C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
D. Nhà nước Âu Lạc lâm vào khủng hoảng trầm trọng
THAM KHẢO THÊM: