Bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ là bảo vệ các loài sinh vật mà còn là bảo vệ nguồn sống của con người, của chính chúng ta. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là?, mời các thầy cô cùng bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là?
A. Chiến tranh tàn phá các khu rừng
B. Sự biến đổi của khí hậu
C. Săn bắn trái phép các động vật hoang dã
D. Ô nhiễm môi trường
Đáp án đúng là D.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta:
Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học: Việc thành lập các khu bảo tồn sinh học giúp duy trì và gìn giữ các quá trình sinh thái. Đây là bước đầu cần thiết để kiểm soát và duy trì hiệu quả các giống nòi sinh thái. Tuy nhiên, việc này gặp khó khăn về kinh phí và cần lên kế hoạch nghiên cứu tỉ mỉ để thực hiện đúng chức năng.
Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản: Cần phân chia rõ ràng khu vực thành thị và nông thôn để giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ khí thải và khói bụi đô thị đến môi trường tự nhiên. Điều này giúp dễ dàng xác định khu vực cần bảo vệ đa dạng sinh học.
Kiểm soát cây con biến đổi gen: Cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen, lập bảng theo dõi chu trình tiến triển và nhân giống theo biện pháp cụ thể. Quy trình kiểm soát này cũng áp dụng cho động vật để đảm bảo không gây hại cho đa dạng sinh học.
Lập danh sách và phân nhóm quản lý: Cần lập danh sách và phân nhóm các loài theo mức độ quý hiếm và bị đe dọa tuyệt chủng. Điều này giúp có những hoạt động cụ thể để bảo vệ các loài, đặc biệt là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tổ chức du lịch thân thiện với môi trường: Phát triển du lịch cần song song với quản lý môi trường, tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi với tự nhiên và nói không với săn bắn. Các hoạt động như loại bỏ rác thải, giáo dục người dân ở các vùng biển sẽ giúp bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta, từ đó bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Tăng cường trồng rừng: Trồng rừng trên diện tích đất cải tạo không chỉ giúp khôi phục lại cảnh quan thiên nhiên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Những khu rừng mới sẽ tạo ra môi trường sống cho nhiều loài động vật và thực vật, góp phần cân bằng hệ sinh thái. Việc lựa chọn các loại cây trồng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của các loài bản địa.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Đáp án: D
Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: C
Câu 3: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: A
Câu 4: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
Đáp án: A
Câu 5: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Đáp án: D
Câu 6: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng
D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp
Đáp án: C
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Tuyệt chủng động, thực vật
Đáp án: A
Câu 8: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
Đáp án: C
Câu 9: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Đáp án: B
Câu 10: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc
D. Rừng ôn đới
Đáp án: C
Câu 11: Đa dạng sinh học là sự phong phú về:
A. Số lượng loài
B. Số lượng cá thể trong loài
C. Môi trường sống
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 12: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
A. Số lượng loài trong quần thể
B. Số lượng cá thể trong quần xã
C. Số lượng loài
D. Số lượng cá thể trong một loài
Đáp án: C
Câu 13: Việt Nam có độ đa dạng sinh học xếp thứ bao nhiêu trên thế giới:
A. 17
B. 16
C. 18
D. 15
Đáp án: B
Câu 14: Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
Đáp án: C
Câu 15: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào:
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
Đáp án: D
Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè
C. Có khả năng di chuyển rất xa
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày
Đáp án: B
Câu 17: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:
A. Nhiệt độ quá nóng
B. Độ ẩm thấp
C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít
D. Cả ba đáp án đều đúng
Đáp án: D
Câu 18: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
Đáp án: A
Câu 19: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật
B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch
C. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng
D. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu
Đáp án: C
Câu 20: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người:
A. Cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,…
B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch
C. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
THAM KHẢO THÊM: