Nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai trị bởi các Vua Hùng có một hệ thống tổ chức chính trị và xã hội khá đơn giản nhưng cũng đã là cơ sở tiên phong giúp các nhà nước Việt cổ phát triển sau này. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng.
B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.
C. Cả nước được chia làm 30 bộ.
D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
Đáp án đúng là: C
2. Bộ máy nhà nước thời Văn Lang:
Nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai trị bởi các Vua Hùng có một hệ thống tổ chức chính trị và xã hội khá đơn giản nhưng cũng đã là cơ sở tiên phong giúp các nhà nước Việt cổ phát triển sau này.
Đứng đầu Nhà nước
+ Hùng Vương: Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Hùng Vương là vị vua tối cao, có quyền lực cao nhất trong việc quản lý và điều hành toàn bộ đất nước.
+ Quan lang và Mị Nương: Con trai của Hùng Vương được gọi là Quan lang và con gái của Hùng Vương được gọi là Mị Nương. Họ đều giữ vai trò quan trọng trong hoàng gia và có thể tham gia vào các công việc của triều đình ở mức độ nhất định.
Phân chia hành chính
+ 15 bộ: Nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, mỗi bộ tương đương với một khu vực hành chính lớn. Các bộ này giúp Hùng Vương quản lý đất nước một cách hiệu quả hơn.
+ Đô thành: Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại Bạch Hạc (nay thuộc Phú Thọ). Đây là trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước.
Các cấp lãnh đạo địa phương
+ Lạc tướng: Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng, người chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu vực của mình. Lạc tướng là những thủ lĩnh có quyền lực lớn trong bộ lạc và thường được vua Hùng bổ nhiệm.
+ Bộ chính: Đứng đầu các chiềng, chạ (đơn vị hành chính nhỏ hơn) là Bộ chính. Bộ chính quản lý các cộng đồng nhỏ và báo cáo lên Lạc tướng.
Tổ chức và quản lý
+ Tính sơ khai: Tổ chức của nhà nước Văn Lang còn khá đơn giản và sơ khai. Hệ thống hành chính chưa phát triển phức tạp và luật pháp cũng chưa được thiết lập rõ ràng.
+ Quân đội: Nhà nước Văn Lang chưa có một lực lượng quân đội chính quy. Khi có chiến tranh hoặc xung đột, các vua Hùng và Lạc tướng sẽ huy động thanh niên trai tráng từ các chiềng, chạ để tập hợp thành lực lượng chiến đấu. Điều này cho thấy cơ chế quân sự vẫn mang tính chất tự phát và dựa vào lòng trung thành của người dân.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:
A. V TCN.
B. VI TCN.
C. VII TCN.
D. VIII TCN.
Đáp án đúng: C
Câu 2. Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đáp án đúng: B
Câu 3. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Đáp án đúng: A
Câu 4. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
A. Hoàng đế.
B. Thiên tử.
C. Hùng Vương (vua Hùng).
D. Lạc tướng.
Đáp án đúng: C
Câu 5. Người đứng đầu một bộ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Vua Hùng.
D. Lạc dân.
Đáp án đúng: D
Câu 6. Người đứng đầu chiềng, chạ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Tướng lĩnh.
Đáp án đúng: C
Câu 7. Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
A. Làm đồ gốm.
B. Đánh bắt cá.
C. Luyện kim, đúc đồng.
D. Trồng lúa nước.
Đáp án đúng: D
Câu 8. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là:
A. Có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt trời.
B. Có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình.
C. Các lễ hội gắn với nền nông nghiệp trông lúa nước được tổ chức thường xuyên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 9. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:
A. Chiềng, chạ.
B. Làng, bản.
C. Xã, huyện.
D. Thôn, xóm.
Đáp án đúng: A
Câu 10. Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Ven đồi núi.
C.Trong thung lũng.
D. A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng: A
Câu 11. Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
A. Hùng Vương.
B. Thục phán.
C. Mai Thúc Loan.
D. Ngô Quyền.
Đáp án đúng: B
Câu 12. Nước Âu Lạc ra đời vào năm:
A. 218 TCN.
B. 208 TCN.
C. 207 TCN.
D. 179 TCN.
Đáp án đúng: B
Câu 13. Thục Phán lên ngôi, xưng là:
A. Hùng Vương.
B. Hoàng đế.
C. An Dương Vương.
D. Thiên tử.
Đáp án đúng: C
Câu 14. Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Đáp án đúng: B
Câu 15. Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đáp án đúng: A
Câu 16. Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
B. Nghề gốm và xây dựng.
C. Luyện kim, đúc đồng.
D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.
Đáp án đúng: D
Câu 17. Lễ hội nào sau đây không phải của người Văn Lang, Âu Lạc:
A. Hội ngày mùa.
B. Hội đấu vật.
C. Té nước.
D. Đua thuyền.
Đáp án đúng: C
Câu 18. Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
A. Văn Lang.
B. Lạc Việt.
C. Âu Việt.
D. Âu Lạc.
Đáp án đúng: D
Câu 19. Đánh thắng quân Tần, Thục Phán lên ngôi vua tự xưng là:
A. Thiên Tử.
B. Tiết Độ Sứ.
C. An Dương Vương.
D. Thục Phán Vương.
Đáp án đúng: C
Câu 20. Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nam giới:
A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.
Đáp án đúng: A
Câu 21. Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:
A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến.
B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
Đáp án đúng: D
Câu 22. Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.
Đáp án đúng: A
Câu 23. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:
A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
Đáp án đúng:
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
Đáp án đúng: D
Câu 25. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
C. Chia thành cấm binh và hương binh.
D. Chưa có quân đội.
Đáp án đúng: D
Câu 26. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu chống ngoại xâm.
D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
Đáp án đúng: D
THAM KHẢO THÊM: