Cô bé bán diêm là một câu chuyện cổ tích đầy bi kịch của nhà văn Đan Mạch Andersen về những số phận nhỏ bé, bất hạnh và đáng thương trong cuộc sống bình thường này. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Giáo án bài Cô bé bán diêm lớp 6 sách Kết nối tri thức, mời thầy cô giáo và bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu bài học:
I. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Xác định chủ đề của tác phẩm;
– Nhận biết số dòng trong bài, số tiếng trong một dòng thơ, vần của bài thơ;
– Nhận biết đặc điểm cơ bản của thể loại thơ: thể thơ; nội dung chủ yếu của thơ; ngôn ngữ trong thơ; yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ, v.v…
– Nhận biết nét độc đáo của bài thơ thông qua những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ độc đáo.
II. Năng lực:
a. Năng lực chung
– Hướng học sinh giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, tự quản bản thân, cách trình bày, tương tác, thuyết trình, hợp tác, v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực phân tích, so sánh.
III. Phẩm chất:
– Hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: biết chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ những người bất hạnh.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
I. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu trả lời câu hỏi, phiếu bài tập;
– Các phương tiện hỗ trợ
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà.
II. Chuẩn bị của HS:
SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một và bài soạn theo hệ thống câu hỏi có sẵn
3. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình.
b. Nội dung:
GV đặt cho HS những câu hỏi hướng dẫn về vấn đề.
c. Sản phẩm:
Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Ví dụ: “Vào đêm giao thừa, các em thường hay làm gì?”
– HS tiếp nhận nhiệm vụ và bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Về ý nghĩa của Noel ở châu Âu. Trong một truyện ngắn của Andersen, xuất hiện hình ảnh một em bé bán diêm bất hạnh, quần áo mỏng manh trong tiết trời mùa đông giá buốt. Liệu em bé có được hạnh phúc bên gia đình như bao người khác?…
4. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin chính về Andersen và tác phẩm Cô bé bán diêm.
b. Nội dung:
HS sử dụng SGK để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
HS tiếp thu câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn kiến thức → Ghi lên bảng. GV có thể bổ sung thêm: – Đan Mạch là một đất nước Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích của Việt Nam, có thủ đô là Copenhaghen. | I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả – Tên đầy đủ: Han Cri-xti-an An-đéc-xen – Năm sinh – năm mất: 1805 – 1875; – Quê quán: Đan Mạch; – Là nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường. 2. Tác phẩm – Các tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế. – Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của Andersen. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào VB, đọc và trả lời các câu hỏi: + Nhân vật chính trong VB là ai? + Phương thức biểu đạt của VB là gì? + Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ; – Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả thực hiện; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. GV có thể bổ sung thêm: Truyện Cô bé bán diêm đã được chuyển thể thành nhiều tác phẩm thuộc các thể loại: nhạc, nhạc kịch, phim. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu bài tập: + Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật? + Trong đêm giao thừa, mọi người được tác giả miêu tả như thế nào? Còn em bé bán diêm thì như thế nào? Cách miêu tả đó có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người xung quanh? + Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận và thực hiện nhiệm vụ – HS tiếp nhận nhiệm vụ; – Dự kiến sản phẩm: + Ngoại hình của em bé: ăn mặc mỏng manh, thiếu thốn; đầu trần; chân đất, đỏ ửng rồi tím bầm; bụng đói; + Cảnh ngộ của em bé: + Đêm giao thừa: mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh à Miêu tả tương phản khắc sâu sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả thảo luận; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành vào phiếu học tập: + Em hãy đọc VB và cho biết có mấy lần em bé quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm, những hình ảnh nào đã hiện ra? + Những hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của em bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ; – Dự kiến sản phẩm: + Tất cả có 5 lần quẹt diêm. (HS liệt kê mỗi lần quẹt diêm); Mỗi lần quẹt diêm có các hình ảnh lần lượt hiện ra tương ứng với những ước mơ của em bé. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả thảo luận; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: + Theo em, cô bé bán diêm có được lên Thiên đường cùng bà không, hay đó chỉ là mộng tưởng? + Dù là cái chết thương tâm hay được lên thiên đường, nó cho thấy điều gì về xã hội hiện thực trong tác phẩm? + Kết thúc của truyện có hậu hay không? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ; – Dự kiến sản phẩm: + Đó vừa là cái chết thương tâm, vừa là một cách để em bé giải thoát khỏi cuộc sống khổ ải. Thiên đường có Chúa và bà của em là những hình ảnh siêu nhiên, mang tính chất niềm tin, có thể có, có thể không. + Dù là cái chết thương tâm hay được lên thiên đường, nó phản ánh xã hội hiện thực đã lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, thiếu tình thương, sự quan tâm, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của con người. + Về mặt lý tưởng, kết truyện vẫn có hậu. Về mặt thực tế, kết truyện mang phần bi kịch. Đây là sự kết hợp độc đáo trong cách viết kết truyện của nhà văn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện – HS báo cáo sản phẩm thảo luận; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung – Người kể chuyện: ngôi thứ ba; – Phương thức biểu đạt: tự sự; – Bố cục: 3 phần + Đoạn 1: Từ đầu… đôi bàn tay em đã cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm; + Đoạn 2: Tiếp theo… họ đã về chầu Thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của em bé; + Đoạn 3: Còn lại: Mọi người phát hiện ra cái chết của em bé.
2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm và em bé trong đêm giao thừa a. Cuộc sống của em bé bán diêm – Ngoại hình: giữa trời đông giá rét + Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng + Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại; + Dò dẫm trong đêm, bụng đói rét. → Hình dung về hoàn cảnh, gia cảnh khốn khó của em bé. – Gia cảnh: + Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán; – Sống với cha trong một xó tối tăm, luôn bị mắng nhiếc chửi rủa; – Phải đi bán diêm để kiếm sống. → Tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, sự chia sẻ. b. Trong đêm giao thừa – Đêm khuya, gần giao thừa; – Trời rét mướt. → Thời gian, không gian rất đặc biệt. → Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau. + Tương phản giữa: Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà >< Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé. → Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài, quan tâm, giúp đỡ.
2.2. Thực tế và mộng tưởng Quẹt 5 lần: – 4 lần đầu: mỗi lần 1 que; – Lần cuối: cả bao. – Lần 1: Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng → Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm; – Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay… → Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi); – Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh… → Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới; – Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em → Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu; – Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao → Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc. Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm: – Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng – Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế… → Ý nghĩa: Thực tế cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo
2.3. Cái chết của em bé bán diêm – Sáng hôm sau – ngày đầu năm mới, mọi người phát hiện ra em bé đã chết: mặt ửng hồng, môi mỉm cười à Sự giải thoát, về thiên đường, về với hạnh phúc, nó chỉ có ở một thế giới phi hiện thực. → Người đời lãnh đạm, thiếu tình thương → Cái chết vô tội, thương tâm. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật – Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. – Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. – Sáng tạo trong cách viết kết truyện. 2. Nội dung, ý nghĩa Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với cuộc sống. |
5. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Andersen là nhà văn nước nào?
a. Đan Mạch
b. Thụy Sĩ
c. Pháp
d. Thụy Điển
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
a. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
b. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
c. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kỳ
d. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
a. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
b. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là sự thờ ơ, lãnh đạm trước hoàn cảnh khó khăn của con người
c. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khó khăn
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Các chi tiết : “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm ?
a. Cô có một hoàn cảnh nghèo khó
b. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập
c. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
a. Khi bà nội em hiện ra
b. Khi trời sắp sáng
c. Khi em nghĩ đến những việc sẽ bị cha mắng
d. Khi các que diêm tắt
6. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung:
Sử dụng kiến thức để hỏi, trả lời cũng như trao đổi.
c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) với chủ đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.
– GV gợi ý: Hình thức đoạn văn là một bức thư nói lên suy nghĩ của học sinh sau khi đọc xong truyện “Cô bé bán diêm”.
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
7. Kế hoạch đánh giá:
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
– Hình thức hỏi – đáp; – Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). | – Phù hợp với mục tiêu, nội dung – Hấp dẫn, sinh động – Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | – Báo cáo thực hiện công việc. – Phiếu học tập – Hệ thống câu hỏi và bài tập – Trao đổi, thảo luận |
8. Hồ sơ dạy học:
THAM KHẢO THÊM: