Quá trình đô thị hóa không chỉ là sự tăng lên về mật độ dân số hay mở rộng diện tích khu vực mà còn là một sự chuyển đổi toàn diện về kinh tế, xã hội, và văn hóa. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội được biểu hiện là?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đô thị hóa là quá trình kinh tế – xã hội được biểu hiện là?
A. tăng số lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, thu hút dân cư lao động.
B. tăng lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, phổ biến lối sống thành thị.
C. tăng tỷ lệ thị dân, thay đổi chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.
D. tăng số lượng thành phố, thay đổi chức năng kinh tế, thu hút dân cư lao động.
Đáp án đúng là: B
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội, trong đó biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị. Bên cạnh đó là sự tập trung dân cư trong các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn và phổ biến mạnh mẽ lối sống thành thị.
2. Các quá trình đô thị hóa:
Đô thị hóa là một quá trình phức tạp và đa diện, thể hiện qua sự gia tăng mật độ dân số và mở rộng diện tích khu vực đô thị theo thời gian. Tốc độ và quy mô của quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, chính sách phát triển, và tình hình xã hội của từng khu vực. Các quá trình chính trong đô thị hóa bao gồm:
– Sự gia tăng dân số tự nhiên hiện có
Mặc dù sự gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa nhưng mức độ tác động này thường không lớn. Điều này là do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực thành thị thường thấp hơn so với nông thôn. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số tự nhiên vẫn đóng góp một phần vào sự mở rộng và phát triển của các khu đô thị.
– Di cư từ nông thôn ra thành thị
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa là sự di cư của dân cư từ nông thôn lên thành thị để sinh sống và làm việc. Nguyên nhân chính của sự di cư này bao gồm:
+ Cơ hội việc làm: Thành thị thường cung cấp nhiều cơ hội việc làm hơn so với nông thôn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, và thương mại.
+ Điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe: Các dịch vụ y tế ở thành thị thường tiên tiến và dễ tiếp cận hơn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Giáo dục: Hệ thống giáo dục ở thành thị thường phát triển hơn với nhiều trường học, cơ sở đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của dân cư.
+ Cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Thành thị cung cấp các tiện ích công cộng, giao thông thuận tiện và nhiều dịch vụ khác mà nông thôn khó có thể so sánh được.
– Sự phổ biến của lối sống thành thị
Sự phát triển của xã hội kéo theo lối sống thành thị trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Các yếu tố góp phần vào quá trình này bao gồm:
+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại như trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các khu dân cư cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
+ Tiện ích và dịch vụ: Thành thị thường cung cấp nhiều tiện ích và dịch vụ hiện đại như nhà hàng, quán café, rạp chiếu phim, và các trung tâm thể thao, làm cho cuộc sống trở nên tiện lợi và phong phú hơn.
– Sự phát triển của các khu công nghiệp
Sự phát triển của các khu công nghiệp là một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Những khu công nghiệp này không chỉ tạo ra nhiều việc làm mà còn thu hút một lượng lớn lao động từ nông thôn đến thành thị sinh sống và làm việc.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là:
A. ở nước ta có tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. các đô thị ở nước ta có qui mô không lớn.
C. các đô thị nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Đáp án: D
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp?
A. cả nước chỉ có 2 đô thị loại đặc biệt.
B. không có 1 đô thị nào có trên 10 triệu dân.
C. dân thành thị mới chỉ chiếm có khoảng 27% dân số.
D. quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.
Đáp án: C
Câu 3: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do:
A. quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chậm.
B. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.
C. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất.
D. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.
Đáp án: A
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta?
A. tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.
D. ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương.
Đáp án: B
Câu 5: Khả năng đầu tư phát triển kinh tế của các đô thị nước ta còn hạn chế là do:
A. phân bố tản mạn về không gian địa lí.
B. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
C. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Đáp án: D
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố và thị xã ở nước ta?
A. là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng.
B. tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
C. là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút vốn đầu tư.
Đáp án: D
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số vùng nông thôn.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
D. Lối sống thành thị phổ biến ngày càng chặt chẽ.
Đáp án: C
Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.
B. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là quá trình tách biệt với quá trình đô thị hóa.
C. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.
D. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa
Đáp án: A
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Đáp án: B
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào dưới đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Hà Nội.
C. Cần Thơ.
D. Hải Phòng.
Đáp án: B
Câu 11. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?
A. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.
B. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân.
D. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.
Đáp án: B
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án: A
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị loại 1 của nước ta là những đô thị nào dưới đây?
A. Đà Lạt, Đà Nẵng, cần Thơ.
B. Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Huế, Đà Lạt.
D. Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.
Đáp án: B
Câu 14. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là:
A. quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.
B. mức sống của người dân cao.
C. công nghiệp hoá phát triển mạnh.
D. kinh tế phát triển nhanh.
Đáp án: B
Câu 15. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là:
A. tăng thu nhập cho người dân.
B. tạo ra thị trường có sức mua lớn
C. tạo việc làm cho người lao động.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: D
THAM KHẢO THÊM: