Ngành thủy sản ở nước ta hiện nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn gặp một số, hạn chế cần phải được khắc phục ngay trước mắt cũng như về lâu dài. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Khó khăn đối với ngành thủy sản ở một số vùng ven biển là?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Khó khăn đối với ngành thủy sản ở một số vùng ven biển là?
A. Thiếu lực lượng lao động
B. Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm
C. Không tiêu thụ được sản phẩm
D. Không có phương tiện đánh bắt
Đáp án đúng: B
Do khai thác quá mức bằng việc kết hợp nhiều hình thức khai thác không được pháp luật cho phép (như nổ mìn, lưới điện..), gây tình trạng ô nhiễm môi trường biển khiến cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Đây là khó khăn mà các địa bàn nằm tại vùng ven biển nước ta đang phải đối mặt.
2. Biện pháp khắc phục khó khăn của ngành thủy sản ở một số vùng ven biển:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc khắc phục khó khăn trong nuôi trồng thủy sản là tăng cường kiểm soát các cơ sở sản xuất và cung ứng con giống. Việc này đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt vào quy hoạch và định kỳ rà soát lại các quy hoạch đã có. Trên cơ sở đó, cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động nuôi trồng.
Quản lý sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc lâu dài và bảo tồn hệ sinh thái nhằm hạn chế tối đa các tác động xâm hại đến môi trường nước. Đồng thời, cần khuyến khích phát triển các vùng nuôi phục vụ cả xuất khẩu và thị trường nội địa. Điều này bao gồm việc mở rộng diện tích nuôi tôm quy mô trang trại cũng như quy hoạch các vùng nuôi tôm rừng và tôm lúa kèm chứng nhận bền vững, thể hiện tính đặc thù của mô hình nuôi.
Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản một cách đồng bộ là yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, cần xây dựng định hướng xuất khẩu cụ thể cho từng loại sản phẩm thủy sản phù hợp với các thị trường khác nhau. Điều này bao gồm việc thúc đẩy quá trình đàm phán, mở cửa thị trường và tháo gỡ các rào cản cho sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu.
Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống và đối tượng mới cũng là một bước tiến quan trọng. Cùng với đó, việc xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm là cần thiết. Đặc biệt, cần ưu tiên cho các sản phẩm thủy sản chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm của các thị trường tiêu thụ. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới.
Để hiện thực hóa những mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý bao gồm các khoản vay ưu đãi, các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, cũng như các biện pháp bảo hiểm rủi ro cho người nuôi trồng.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Hai tỉnh chiếm gần một nửa diện tích mặt nước đã sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:
A. Cà Mau, Kiên Giang.
B. Bạc Liêu, Bến Tre.
C. Cà Mau, Bạc Liêu.
D. Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là:
A. có nhiều sông ngòi.
B. có hệ thống đầm phá.
C. có các ao hồ.
D. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Bình Định.
D. Bạc Liêu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh Quảng Bình có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức là:
A. Dưới 5 %.
B. Từ 5 – 10%.
C. Từ trên 10 đến 20%.
D. Từ trên 20 đến 30%.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là:
A. Cà Mau – Kiên Giang.
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Thuận lợi về kinh tế – xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là:
A. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
B. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
C. thị trường trong và ngoài nước về thủy sản mở rộng.
D. có nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay là:
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất.
D. Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở là:
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là:
A. thiếu lực lượng lao động.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm.
D. không có phương tiện đánh bắt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Giải pháp quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta:
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Vùng vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản:
A. Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản là:
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.
B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.
D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do:
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Đáp án cần chọn là: D
THAM KHẢO THÊM: