Văn minh Đại Việt là nền văn minh lúa nước mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần chủ đạo của văn minh là tinh thần yêu nước, nhân ái, hòa hợp với thiên nhiên. Nhằm giúp các ban học sinh có thêm kiến thức ôn tập, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
Mục lục bài viết
1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chưa thực sự phát triển
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng bình quân
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh
Đáp án cần chọn là đáp án B
Hạn chế của văn minh Đại Việt:
+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế
+ Lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chưa thực sự phát triển
+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội
2. Tìm hiểu chung về nền văn minh Đại Việt:
2.1. Ưu điểm, hạn chế của nền văn minh Đại Việt:
– Ưu điểm của nền văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tinh thần chủ đạo của văn minh Đại Việt là tinh thần yêu nước, nhân ái, hoà hợp với tự nhiên, hoà hợp giữa người với người, giữa làng với nước.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khuyến khích. Nho giáo ngày càng được nâng cao.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khuyến khích. Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần làm cho xã hội ổn định.
– Hạn chế:
+ Yếu tố đô thị nhìn chung khá mờ nhạt.
+ Trong một số thời kì, thương nghiệp không được đề cao.
+ Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và gắn liền với nó là những lệ làng tạo nên tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá,…
+ Người Việt ít có phát minh khoa học – kỹ thuật
+ Có sự bảo thủ, chậm cải cách, mang tâm lý ngại thay đổi trước những biến đổi về kinh tế, xã hội.
2.2. Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt với quá trình phát triển lịch sử Việt Nam:
Nền văn minh Đại Việt mang trong mình một ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn, không chỉ với lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn đối với nền văn hoá và văn minh chung của thế giới.Trước hết, văn minh Đại Việt khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt. Dân tộc Đại Việt đã không ngừng đấu tranh và xây dựng, duy trì và phát triển văn hoá của mình. Tinh thần này là nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ người Việt hiện đại, đề cao tinh thần khao khát tự do và phấn đấu không ngừng trong công việc và cuộc sống.
Thành tựu của văn minh Đại Việt không chỉ là những di sản văn hóa lớn mà còn là những bài học lịch sử vô cùng quý báu. Chúng là những bước tiến đáng kể trong sự phát triển vượt bậc của Đại Việt trên nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế văn hóa, chính trị trong các giai đoạn khác nhau. Trong lĩnh vực chính trị, văn minh Đại Việt thể hiện sự kiên định và quyết tâm của dân tộc trong việc duy trì và củng cố độc lập dân tộc với sự quyết tâm và tài năng lãnh đạo. Trong lĩnh vực kinh tế, văn minh Đại Việt đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc qua việc xây dựng hệ thống nông nghiệp, thương nghiệp và hậu cần quốc gia. Điều này thể hiện sự chỉn chu, đầu tư và đã tạo ra sự ổn định, phồn thịnh kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện dân tộc.
Trong lĩnh vực văn hóa, văn minh Đại Việt là nguồn cảm hứng sáng tác cho sự sáng tạp và phát triển nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, kiến trúc và nghệ thuật thủ công của thời kỳ này thể hiện sự tinh túy và đa dạng nền văn hóa Đại Việt, đồng thời còn bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.
Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam mà còn là những bài học quý báu cho thế hệ sau về tầm quan trọng của đoàn kết, nỗ lực và ý chí trong việc bảo vệ, phát triển quốc gia. Cuối cùng thành tựu Đại Việt trong gần mười thế kỷ qua đã làm nền tảng cho Việt Nam đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó đã giúp tạo dựng bản lĩnh và bản sắc độc đáo của con người Việt Nam, giúp học vượt qua mọi thử thách và tự tin để bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mớ. Văn minh Đại Việt không chỉ là quá khứ mà còn là nguồn động viên và học hỏi cho tương lai, góp phần làm cho Việt Nam trở thành một phần quan trọng của cộng đồng quốc tế.
3. Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo về nền văn minh Đại Việt:
Câu 1: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là:
A. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã
B. sự kế thừa những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
C. Qúa trình áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng
D. Qúa trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ bên ngoài
-> Đáp án cần chọn là đáp án B.
Giải thích: Những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
+ Sự kế thừa những thành tựu văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
+ Qúa trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên của người Việt
+ Qúa trình đấu tranh giành độc lập và bảo tồn văn hóa thời Bắc thuộc, quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước qua các triều đại phong kiến
+ Sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc,..)
Câu 2: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Quân chủ lập hiến
C. Dân chủ chủ nô
D. Dân chủ đại nghị
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Giải thích: Các triều đại phong kiến của Việt Nam đều theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu bộ máy chính quyền trung ương là hoàng đế, có quyền quyết định mọi công việc. Giup việc cho vua có các cơ quan và hệ thống quan lại.
Câu 3: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý
B. Trần
C. Lê sơ
D. Nguyễn
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều Lê sơ. Đây được coi là bộ luật tiến bọ nhất của nước ta thời phong kiến.
Câu 4: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
A. Thờ thần Đồng Cổ
B. Thờ Mẫu
C. Thờ Phật
D. Thờ Thành hoàng làng
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Giai thích: Tín ngưỡng dân gian của người Việt bao gồm:
+ Vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với làng, vớ nước
+ Thờ thần Đồng Cổ (thần Trống Đồng). Tín ngưỡng này được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trợ và phát triển dưới hình thức một nghi lễ nhằm giữ đạo trung hiếu với vua, với quốc gia.
+ Thờ Mẫu (từ thế kỷ XVI trỏe thành tín ngưỡng được đông đảo người Việt tin theo)
+ Thờ Thành hoàng làng tại đình, đền, miếu ở các làng xã.
Câu 5: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Công giáo
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
giải thích: Nho gióa được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại. Đến thời Lê sơ, nhà nước thực hiện chính sách độc tôn Nho học, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
Câu 6: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Nguyễn
-> Đáp án cần chọn là đáp án A
Giải thích: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được phát triển, triển khai từ thời nhà Lý.
Câu 7: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê sơ là:
A. Hoa Lư
B. Tây Đô
C. Thăng Long
D. Phú Xuân
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Giải thích: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê sơ là Thăng Long.
Câu 8: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Phạm
B. Chữ Nôm
C. Chữ La – tinh
D. Chữ Quốc ngữ
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
giải thích: Trên cơ sở chữ Hán. chữ Nôm được người Việt sáng tạo, xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ VIII, được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ XIII.
THAM KHẢO THÊM: